KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TẬP ĐỌC
BÀI: HOA NGỌC LAN
I. Mục tiêu:
1. Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các tiếng có phụ âm đầu: v, d, l, n; có phụ âm cuối: t (ngát), các từ ngữ: hoa ngọc lan, dày, lấp ló, ngan ngát, khắp.
-Biết nghỉ hơi khi gặp dấu câu.
2. Ôn các vần am, ăp; tìm được tiếng, nói được câu có chứa tiếng có vần am và ăp.
3. Hiểu từ ngữ trong bài: Lấp ló, ngan ngát. Nhắc lại được các chi tiết tả nụ hoa ngọc lan. Hiểu được tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của em bé.
- Gọi đúng tên các loại hoa trong ảnh (theo yêu cầu luyện nói).
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
- Bộ chữ của GV và học sinh.
III. Các hoạt động dạy học :
37 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1462 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy tuần 27, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t các bạn đóng vai và kể.
- Học sinh nhắc tựa.
- Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung câu truyện.
+ Bác nông dân đang cày, con trâu dang rạp mình kéo cày. Hổ nhìn cảnh ấy vẻ mặt ngạc nhiên.
+ Hổ nhìn thấy gì?
- 4 học sinh hoá trang theo vai và thi kể đoạn 1.
- Học sinh cả lớp nhận xét các bạn đóng vai và kể.
Lần 1: Giáo viên đóng vai người dẫn chuyện và 3 học sinh đóng vai Hổ, Trâu và người nông dân để kể lại câu chuyện.
Các lần khác học sinh thực hiện (khoảng 4 ->5 nhóm thi đua nhau. Tuỳ theo thời gian mà giáo viên định lượng số nhóm kể).
- Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung.
+ Hổ to xác nhưng ngốc nghếch không biết trí khôn là gì. Con người bé nhỏ nhưng có trí khôn. Con người thông minh tài trí nên tuy nhỏ vẫn buộc những con vật to xác như Trâu phải vâng lời, Hổ phải sợ hãi … .
- Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
- Học sinh nói theo suy nghĩ của các em.
- 1 đến 2 học sinh xung phong đóng vai (4 vai) để kể lại toàn bộ câu chuyện.
Tuyên dương các bạn kể tốt.
HIỆU TRƯỞNG KHỐI TRƯỞNG GIÁO VIÊN
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TỰ NHIÊN X HỘI
BÀI: CON MÈO
NGÀY:14-3-2014
I. Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết :
- Quan sát và nói tên được các bộ phận bên ngoài của con mèo.
- Biết những lợi ích của việc nuôi mèo, có ý thức chăm sóc mèo.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số tranh ảnh về con mèo
- Hình ảnh bài 26 SGK. Phiếu học tập … .
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. KTBC: Hỏi tên bài.
+ Hãy nêu các bộ phận của con gà?
+ Ăn thịt gà có lợi ích gì?
- Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài và ghi bảng tựa bài.
b. Hướng dẫn bài:
Hoạt động 1 : Quan sát con mèo.
Mục đích: Học sinh biết tên các bộ phận của con gà, phân biệt được gà trống, gà mái, gà con.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh vẽ con gà và phát phiếu học tập cho học sinh.
Bước 2: Học sinh quan sát và thực hiện trên phiếu học tập.
Nội dung Phiếu học tập:
1.Khoanh tròn vào chữ đặt trước các câu đúng:
Mèo sống trên cạn.
Cơ thể mèo gồm: đầu, mình, đuôi, chân.
Mèo bắt chuột rất giỏi
Mèo ngủ ở trong nhà.
Mèo có 4 chân .
Mèo di chuyển bằng chân và leo cây rất giỏi.
Mình Mèo phủ đầy lông
2.Đánh dấu X vào ô trống nếu thấy câu trả lời là đúng:
Cơ thể mèo gồm:
Đầu Cổ
Thân Vẩy
Tay Chân
Lông Đuôi
Nuôi Mèo có ích lợi:
Lông để làm áo
Bắt chuột
Trứng và thịt để ăn
Để làm cảnh
3.Vẽ con mèo mà em thích.
Giáo viên chữa bài cho học sinh.
Hoạt động 2: Đi tìm kết luận:
MĐ: Củng cố về con mèo cho học sinh.
Hãy nêu các bộ phận bên ngoài của con mèo?
Mèo di chuyển bằng gì?
Nuôi mèo có ích lợi gì?
3. Củng cố :
- Hỏi tên bài:
- Gọi học sinh nêu những hiểu biết của mình về con mèo
- Nhận xét. Tuyên dương.
4. Dăn dò: Học bài, xem bài mới.
- Cẩn thận khi chơi với mèo. Đừng chọc mèo giận.
- Học sinh nêu tên bài học.
- 2 học sinh trả lời câu hỏi trên.
Học sinh hát bài hát : Đàn gà con kết hợp vỗ tay theo.
Con gà.
Học sinh nhắc tựa.
Học sinh quan sát tranh vẽ con gà và thực hiện hoạt động trên phiếu học tập.
- Học sinh thực hiện cá nhân trên phiếu.
- Gọi học sinh này nêu, học sinh khác nhận xét và bổ sung.
- Học sinh thực hiện cá nhân trên phiếu.
Gọi học sinh này nêu, học sinh khác nhận xét và bổ sung.
- Cơ thể mèo gồm: đầu, thân, chân, đuôi.
Mèo có lợi ích:
Bắt chuột
Để làm cảnh.
Học sinh vẽ con mèo theo ý thích.
+ Các bộ phận bên ngoài của gà gồm có: Đầu, mình, đuôi, chân … .
+ Mèo di chuyển bằng chân.
+ Bắt chuột, làm cảnh.
- Học sinh nêu tên bài.
- Học sinh tự nêu, học sinh khác bổ sung và hoàn chỉnh.
- Thực hành ở nhà.
HIỆU TRƯỞNG KHỐI TRƯỞNG GIÁO VIÊN
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: MĨ THUẬT
Bài 27: VẼ HOẶC NẶN CÁI Ô TÔ
NGÀY:14-3-2014
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh bước đầu làm quen với nặn hoặc tạo dáng đồ vật.
- Học sinh vẽ hoặc nặn được một chiếc ô tô theo ý thích.
- Học sinh biết quan tâm đến mọi vật xung quanh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh, ảnh về một số kiểu dáng ô tô .
- Một vài kiểu dáng ô tô đồ chơi.
- Tranh vẽ kiểu dáng ô tô hoàn chỉnh.
- Bài của học sinh lớp trước.
2. Học sinh:
- Một số cái ô tô đồ chơi.
-Vở vẽ. Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.
1. Ổn định lớp :
- Cho học sinh hát.
2. Bài cũ.
- Giáo viên kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.
- Kiểm tra một số bài vẽ chưa xong tuần trước.
H. Tuần trước chúng ta học bài gì?
H. Em hãy kể tên một số con chim và hoa quen thuộc?
3. Bài mới. Giáo viên giới thiệu bài. Ghi đề bài lên bảng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu các kiểu dáng của ô tô.
* Mục tiêu: Giúp học sinh bước đầu làm quen với nặn hoặc tạo dáng đồ vật.
- Giáo viên giới thiệu một số hình có nhiều ô tô khác nhau, gợi ý cho học sinh tìm hiểu.
H. Cái ô tô này có hình dáng như thế nào?
H. Ô tô gồm có các bộ phận nào cơ bản?
H. Ô tô thường có màu nào?
H. Ô tô có lợi ích gì cho chúng ta?
- Giáo viên cho học sinh xem một số Ô tô có màu sắc khác nhau. Ô tô có nhiều hình dạng khác nhau như Ô tô có thân hình to đây là phương tiện dùng để di chuyển hàng hoá và hành khách.
- Ô tô giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong cuộc sống, nó làm cho chúng ta đở phải hao tổn sức lực nhiều mà vận chuyển hàng hoá hay hành khách từ nơi này qua nơi khác mà không mất nhiều thời gian và sức lực.
Hoạt động 2: Cách vẽ Ô tô.
* Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu biết thêmvề cách vẽ một cái ô tô.
- Giáo viên cho học sinh xem một số Ô tô để các em nhận biết về Ô tô, cách vẽ hình, cách vẽ màu. Giáo viên hướng dẫn cách vẽ trên bảng.
- Vẽ hình dáng Ô tô vừa với phần giấy, không to quá hay nhỏ quá ( có thể vẽ một Ô tô hay nhiều Ô tô).
- Tìm phần đầu xe, thân xe, bánh xe,...cho giống với Ô tô.
- Tìm màu sắc cho hình Ô tô.
- Màu xanh cho Ô tô.
- Màu vàng cho Ô tô,...
- Tìm màu sắc phù hợp, màu đều không lem ra ngoài.
- Giáo viên cho học sinh xem một số hình vẽ hoàn chỉnh.
Hoạt động 3: Thực hành.
* Mục tiêu: Giúp HS vẽ hoặc nặn được một chiếc ô tô theo ý thích.
- Giáo viên cho học sinh vẽ bài .
- Giáo viên định hướng cho học sinh vẽ hình với bố cục đẹp.
- Học sinh quan sát vật mẫu và vẽ bài như đã hướng dẫn.
- Gợi ý thêm cho những học sinh còn chậm chưa nắm được cách vẽ Ô tô, học sinh khá tìm hình rõ nội dung hợp lý.
- Tìm đặc điểm chung của Ô tô.
- Vẽ Ô tô to nằm trong khung hình của tờ giấy không lệch trái, lệch phải.
- Vẽ đúng, rõ Ô tô.
- Tô màu đều và đẹp.
- Giáo viên khuyến khích học sinh làm bài.
- Cho học sinh trưng bày bài khi làm xong.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết quan tâm đến mọi vật xung quanh.
- Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài đẹp, chưa đẹp cho cả lớp nhận xét.
H. Bạn vẽ hình như thế nào? Đã to, rõ, cân đối chưa?
H. Bạn tô màu đã đều và đẹp chưa?
H. Trong các bài này em thích bài nào nhất? Vì sao?
- Giáo viên dựa trên bài của bạn nhận xét những mặt được, chưa được của từng bài.
- Xếp loại bài và khen ngợi khuyến khích học sinh có tiến bộ và có bài vẽ đẹp.
- Nhận xét chung tiết học.
* Dặn dò:
- Quan sát một số Ô tô, cây để thấy được hình dáng, màu sắc của chúng.
- Quan sát, tìm các đồ vật được trang trí hình vuông, đường diềm, chuẩn bị cho bài học sau.
- Học sinh tìm hiểu nội dung.
- Thân hình có xe nhỏ, có xe lớn cao to,...
- Đầu xe, thân và bánh xe,...
- Màu xanh, màu đỏ, màu vàng.
- Ô tô giúp chúng ta vận chuyển hàng hoá và hành khách với trọng lượng lớn,...
- Học sinh nghe.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh tìm hiểu cách vẽ.
- Học sinh quan sát giáo viên vẽ bảng.
- Tìm các chi tiết.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh vẽ bài vào vở.
- Học sinh làm bài đúng trọng tâm.
- Tìm hình.
- Tìm màu phù hợp để vẽ.
- Trưng bày bài.
- Nhận xét một số bài được chọn.
- Bạn vẽ hình to, rõ và nổi bật,...
- Màu sắc rõ ràng và đẹp.
- Chọn bài vẽ đẹp.
- Học sinh nghe.
HIỆU TRƯỞNG KHỐI TRƯỞNG GIÁO VIÊN
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TẬP VIẾT
BÀI: TÔ CHỮ HOA G
NGÀY:13-3-2014
I. Mục tiêu :
- Giúp HS biết tô chữ hoa G.
- Viết đúng các vần, các từ ngữ - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, đưa bút theo đúng quy trình viết; giản đúng khoảng cách giưã các con chữ theo mẫu chữ trong vở tập viết.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn:
- Chữ hoa:G đặt trong khung chữ (theo mẫu chữ trong vở tập viết)
- Các vần, các từ ngữ (đặt trong khung chữ)
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. KTBC:
- Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh, chấm điểm 4 em.
- 2 em lên bảng viết các từ: sao sáng, mai sau.
- Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài:
- Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi tựa bài.
- GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung tập viết. Nêu nhiệm vụ của giờ học: Tập tô chữ, tập viết các vần và từ ngữ ứng dụng đã học trong các bài tập đọc.
b. Hướng dẫn tô chữ hoa:
- Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:
- Nhận xét về số lượng và kiểu nét. Sau đó nêu quy trình viết cho học sinh, vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ.
c. Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng:
- Giáo viên nêu nhiệm vụ để học sinh thực hiện (đọc, quan sát, viết).
d. Thực hành :
- Cho HS viết bài vào tập.
- GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết tại lớp.
3. Củng cố :
- Hỏi lại nội bài viết.
- Gọi HS đọc lại nội dung bài viết và quy trình tô chữ G
- Thu vở chấm một số em.
- Nhận xét tuyên dương.
4. Dặn dò : Viết bài ở nhà phần B, xem bài mới.
- Học sinh mang vở tập viết để trên bàn cho giáo viên kiểm tra.
- 2 học sinh viết trên bảng
- Học sinh nêu lại nhiệm vụ của tiết học.
- Học sinh quan sát chữ hoa G trên bảng phụ và trong vở tập viết.
- Học sinh quan sát giáo viên tô trên khung chữ mẫu.
- Viết không trung.
- Học sinh đọc các vần và từ ngữ ứng dụng, quan sát vần và từ ngữ trên bảng phụ và trong vở tập viết.
- Viết bảng con.
- Thực hành bài viết theo yêu cầu của giáo viên và vở tập viết.
- Nêu nội dung và quy trình tô chữ hoa, viết các vần và từ ngữ.
Hoan nghênh, tuyên dương các bạn viết tốt.
HIỆU TRƯỞNG KHỐI TRƯỞNG GIÁO VIÊN
File đính kèm:
- t27.doc