a) Kiến thức: Giúp Hs
- Biết kể về một ngày hội theo các gợi ý – lời kể rõ ràng, tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội.
- Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc khoảng 5 câu.
b) Kỹ năng:
- Hs kể lại đúng, sinh động quang cảnh và hoạt động của một ngày lễ hội.
c) Thái độ:
- Giáo dục Hs biết rèn chữ, giữ vở.
32 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy Tuần 26 Lớp 3 Trường Trần Quốc Tuấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho các em thảo luận
- Câu hỏi:
+ Tôm, cua sống ở đâu?
+ Nêu ích lợi của tôm, cua?
+ Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến tôm, cua mà em biết?
Bước 2
- Gv yêu cầu đại diện các nhóm lên trính bày.
- Các nhóm khác bổ sung.
- Gv nhận xét, chốt lại.
=> Tôm, cua là những thức ăm có nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người.
Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển là những môi trường thuận tiện để nuôi và đánh bắt tôm, cua. Hiện nay, nghề nuôi tôm khá phát triển và tôm đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
PP: Quan sát, thảo luận, thực hành.
HT:
Hs thảo luận các hình trong SGK.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs cả lớp nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
HT:
Hs thảo luận.
Đại diện bốn nhóm lên trình bày.
Hs cả lớp bổ sung thêm.
Hs cả lớp nhận xét.
HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN
Đặng Thị Hiền
TRƯỜNG TRẦN QUỐC TUẤN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN: 26
LỚP BA1 MÔN: TỰ NHIÊN-XÃ HỘI
TỰA BÀI: CÁ
NGÀY DẠY: 15/3/2007
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát.
Kỹ năng:
Nêu ích lợi củloại cá.
Thái độ:
- Biết yêu thích động vật.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 100, 101 .
* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Tôm , cua. (4’)
- Gv 2 Hs :
+ Nêu ích lợi của tôm, cua?
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’)
Giới thiiệu bài – ghi tựa:
4. Phát triển các hoạt động. (28’)
* Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp.
- Mục tiêu: Chỉ và nói đựơc tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm:
- Gv yêu cầu Hs quan sát các hình SGK trang 100, 101 và trả lời câu hỏi:
+ Chỉ và nói tên các con cá có trong hình. Bạn có nhận xét gì về độ lớn của chúng?
+ Bên ngoài cơ thể của những con cá này thường có gì bảo vệ? Bên trong cơ thể chúng có xương sống hay không?
+ Cá sống ở đâu? Chúng thở bằng hì bà di chuyển bằng gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv mời đại diện các nhómlên trình bày kết quả làm việc theo nhóm.
- Mỗi nhóm giới thiệu về một con cá.
- Gv nhận xét, chốt lại: Cá là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vây bao phủ, có vây.
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
- Mục tiêu: Nêu ích lợi của cá
. Cách tiến hành
Bước 1: Thảo luận cả lớp.
- Gv đặt vấn đề cho cả lớp thảo luận:
+ Kể tên một số cá ở nước ngọt và nước mặn mà em biết?
+ Nêu ích lợi của cá?
+ Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến cá mà em biết?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv yêu cầu các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Gv nhận xét, chốt lại:
=> Phần lớn các loại cá đựơc sử dụng làm thức ăn. Cá là thức ăn ngoan và bổ, chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể người.
Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển đó là những môi trường thuận tiện để nuôi trồng và đánh bắt cá. Hiện nay, nghề nuôi cá khá phát triển và cá đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
PP: Quan sát, thảo luận, thực hành.
HT:
Hs thảo luận các hình trong SGK.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs cả lớp nhận xét.
Vài Hs đứng lên trả lời.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
HT:
Hs các nhóm thảo luận.
Các nhóm lên trình bày kết quả.
Hs cả lớp bổ sung thêm.
HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN
Đặng Thị Hiền
TRƯỜNG TRẦN QUỐC TUẤN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN: 26
LỚP BA1 MÔN: THỦ CÔNG
TỰA BÀI: LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG (T.2)
NGÀY DẠY: 15/3/2007
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs hiểu:
Hs biết vận dụng kĩ năng gấp, cắt, dán để làm lọ hoa gắn tường.
Kỹ năng:
- Làm được lọ hoa gắn tường đúng quy trình kĩ thuật . trình kĩ thuật.
Thái độ:
- Hứng thú với giờ học.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Mẫu lọ hoa gắn tường.
Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường.
Bìa màu, giấy thủ công, kéo, thước, bút chì, hồ dán.
* HS: Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ.
III/ Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Gv hướng dẫn Hs quan sát và nhận xét .
- Gv giới thiệu mẫu lọ hoa gắn tường và hướng dẫn hs quan sát, nhận xét.
- Gv gợi ý để Hs thấy được:
+ Tờ giấy gấp lọ hình chữ nhật.
+ Lọ hoa được làm bằng cách gấp các nếp gấp đều giống như gấp quạt ở lớp Một.
+ Một phần của tờ giấy được gấp lên để làm đế và đáy lọ hoa trước khi gấp các nếp gấp cách đều.
- Nêu tác dụng và cách đan nong đôi trong thực tế.
* Hoạt động 2: Gv hướng dẫn làm mẫu.
. Bước 1: Gấp phần giấy làm để lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
- Đặt ngang tờ giấy thủ công hình chữ nhật có chiều dài 24ô, rộng 16ô lên bàn, mặt màu ở trên. Gấp một cạnh của chiều dài lên 3ô theo đường dấu gấp để làm lọ hoa (H.1).
13.
- Xoay dọc tờ giấy, mặt kẻ ô ở trên. Gấp các nếp gấp cách đều nhau 1ô như gấp cái quạt cho đến hết tờ giấy (H.2, H.3, H.4).
- Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan có kích thước rộng 1 ô, dài 9 ô. Nên cắt nan ngang khác màu với nan dọc (H.3)
. Bước 2: Tách phần gấp để lo hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
- Tay trái cầm vào khoảng giữa các nếp gấp. Ngón cái và ngón trỏ tay phải cầm vào nếp gấp làm đế lọ hoa kéo tách ra khỏi nấp gấp màu làm thân lọ hoa (H.5). Tách lần lượt từng nếp gấp cho đến khi tách hết các nếp gấp làm đế lọ hoa.
- Cầm chụp các nếp gấp vừa tách được kéo ra cho đến khi các nếp gấp này và các nếp gấp phía dưới thân lọ tạo thành chữ V. (H.6).
. Bước 3: Làm thành lọ hoa gắn tường.
- Dùng bút chì kẻ đường giữa hình và đường chuẩn vào tờ giấy hoặc tờ bìa dán lọ hoa.
- Bôi hồ đều vào nấp gấp ngoài cùng của thân và đế lọ hoa. Lật mặt bôi hồ xuống, đặt vát như hình 7 vá dán vào tờ giấy hoặc tờ bìa.
- Bôi hồ đều vào nếp gấp ngoài cùng còn lại và xoay nấp gấp sao cho cân đối với phần đã dán, sau đó dán vào bìa thành lọ hoa.
- Gv mời 1 Hs nhắc lại cách làm mẫu lọ hoa gắn tường.
- Gv nhận xét.
Hs quan sát.
Hs nhận xét.
Hs quan sát Gv làm mẫu các bước.
Hs quan sát Gv làm.
Vài Hs đứng lên nhắc lại các mẫu lọ hoa gắn tường.
.
HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN
Đặng Thị Hiền
TRƯỜNG TRẦN QUỐC TUẤN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN: 26
LỚP BA1 MÔN: ĐẠO ĐỨC
TỰA BÀI: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác (T.1)
NGÀY DẠY: 12/3/2007
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs hiểu:
Thư từ, tài sản là sở hữu riêng tư của từng người. Mỗi người có quyền giữ bí mật riêng. Vì thế cần phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, không xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
Kỹ năng:
Không xâm phạm, xem, sử dụng thư từ, tài sản của người khác nếu không được sự đồng ý.
Thái độ:
Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Phiếu thảo luận nhóm.
* HS: VBT Đạo đức.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Tôn trọng đám tang. (4’)
- Gọi2 Hs làm bài tập 7 VBT.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’)
Giới thiiệu bài – ghi tựa:
4. Phát triển các hoạt động. (28’)
* Hoạt động 1: Xử lí tính huống.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết phân tích các tình huống đúng, sai.
- Gv đưa ra tình huống:
An và hạnh đang chơi ngoài sân thì có bác đưa thư ghé qua nhờ 2 bạn chuyển cho nhà bác Hải hàng xóm. Hạnh nói với An : “ A, đây là thư của anh Hùng đang học đại học ở Hà Nội gửi về. Thư đề chữ khẩn cấp đây này. Hay là mình bóc ra xem có chuyện gì khẩn cấp rồi báo cho bác ấy biết nhé!”.
- Gv hỏi: Cách giải quyết nào là hay nhất?
+ Em thử đoán xem bác Hải sẽ nghĩ gì nếu bạn Hạnh bóc thư?
+ Đối với thư từ của người khác chúng ta phải làm gì?
- Gv lắng nghe ý kiến và chốt lại:
+ Ở tình huống trên, An nên khuyên Hạnh không mở thư, phải đảm bảo bí mật thư từ của người khác. Nên cất đi và nhờ bác Hải về rồi đưa cho bác.
+ Với thư từ của người khác chúng ta phải tôn trọng đảm bảo bí mật, giữ gìn, không xem trộm.
* Hoạt động 2: Việc làm đó đúng hay sai?
- Mục tiêu: Giúp Hs biết những việc nên làm và những việc không nên làm.
- Gv yêu cầu Hs thảo luận các tình huống .
- Em hãy nhận xét xem hai hành vi sau đây, hành vi nào đúng, hành vi nào sai? Vì sao?
+ Hành vi 1: Thấy bố đi công tác về, Hải liền lục ngay túi của bố để tìm xem bố có qà gì không?
+ Hành vi 2: Sang nhà Lan chơi, Mai thấy có rất nhiều sách hay. Lan rất muốn đọc và hỏi Mai cho mượn.
- Gv nhận xét chốt lại.
=> Tài sản, đồ đạc của người khác là sở hữu riêng. Chúng ta phải tôn trọng, không tự ý sử dụng, xâm phạm đến đồ đạc, tài sản của người khác. Phải tôn trọng tài sản cũng như thư từ của người khác.
PP: Thảo luận, quan sát, giảng giải.
HT:
Hs thảo luận tính huống trên.
Các nhóm thể hiện cách xử lí tình huống.
Các nhóm khác theo dõi.
Hs đứng lên trả lời các câu hỏi.
1 – 2 Hs nhắc lại.
PP: Thảo luận.
HT:
Hs theo cặp thảo luận hành vi nào đúng, hành vi nào sai và giải thích vì sao?
Các Hs khác theo dõi, nhận xét bổ sung.
HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN
Đặng Thị Hiền
File đính kèm:
- tuan 26 (SUA).doc