Kế hoạch bài dạy Tuần 19 Lớp 3 Trường Trần Quốc Tuấn

 I. MỤC TIÊU

 - Kiến thức: ôn lại quy trình viết chữ hoa: N

 - Kĩ năng :biết viết chữ N ( hoa ) theo cỡ nhỏ và vừa . Biết viết cụm từ theo cỡ nhỏ đều nét , đúng mẫu ,nối nét đúng quy định

 -Thái độ : giáo dục HS tính cẩn thận , thẩm mỹ.

 II. CHUẨN BỊ :

 -GV : Mẫu chữ

 -HS: vở

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG : 35

 HĐ1 : Nhắc lại quy trình viết N

 . Cấu tạo , chiều cao , cách viết .

 HĐ2 : Yêu cầu HS viết vào vở

 . HS nhắc lại cách quy trình , tư thế ngồi.

 . GV viết chữ mẫu từng dòng – HS viết vở

 

doc29 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1104 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy Tuần 19 Lớp 3 Trường Trần Quốc Tuấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ội dung một báo cáo hoạt động của tổ, lớp. - Hiểu được các từ ngữ trong bài : b) Kỹ năng: - Rèn cho Hs đúng các từ dễ phát âm sai. - Đọc trôi chảy, rõ ràng, rành mạch từng nội dung, đúng giọng đọc một bản báo cáo. c) Thái độ: Rèn Hs thói quen mạnh dạn, tự tin khi điều khiển một cuộc họp tổ, họp lớp. II/ Chuẩn bị: * GV: Tranh minh họa bài học trong SGK. * HS: Xem trước bài học, SGK, VBT. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ: Bộ đội về làng. - GV kiểm tra 3 Hs đọc bài thơ đọc thuộc lòng bài thơ: “Bộ đội về làng ”. + Tìm những hình ảnh thể hiện không khí tươi vui của xóm nhỏ khi bộ đội về? + Tìm những hình ảnh nói lên tấm lòng yêu thương của dân làng đối với bộ đội? - GV nhận xét bài cũ. Giới thiệu và nêu vấn đề. Giới thiệu bài + ghi tựa. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Luyện đọc. - Mục tiêu: Giúp Hs đọc đúng các từ, ngắt nghỉ đúng nhịp các câu, đoạn văn. Gv đọc diễm cảm toàn bài. - Giọng đọc rõ ràng, rành mạch, dứt khoát. + Đoạn 1: 3 dòng đầu. + Đoạn 2: Nhận xét các mặt. + Đoạn 3: Đề nghị khen thưởng. - Gv cho Hs xem tranh minh họa. Gv hướng dẫn Hs luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ. - Gv mời đọc từng câu . - Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc từng câu của bài. - Gv yêu cầu Hs đọc từng đoạn trước lớp. - Gv gọi Hs đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp. - Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm. - Gv yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài. - Gv theo dõi, hướng dẫn các em đọc đúng. * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Mục tiêu: Giúp Hs hiểu và trả lời được các câu hỏi trong SGK. - Gv yêu cầu cả lớp đọc thầm báo cáo. Trả lời câu hỏi: + Theo em, báo cáo trên là của ai? + Bạn đó báo cáo với những ai? - Gv mời 1 Hs đọc lại bài (từ mục A đến hết). + Báo cáo gồm những nội dung nào? - Gv hỏi: Báo cáo kết quả thi đua trong tháng để làm gì? - Gv chốt lại: + Để thấy lớp thực hiện đợt thi đua như thế nào? + Để biểu dương những tập thể và cá nhân. + Tổng kết thành tích của lớp, của tổ, của cá nhân. + Để mọi người tự hào về ớp, về bản thân. * Hoạt động 3: Trò chơi. - Mục tiêu: Giúp các em củng cố lại bài. - Gv cho Hs chơi trò “ Gắn đúng vào nội dung báo cáo” . - Gv chia bảng lớp thành 4 phần, mỗi phần gắn tiêu đề một nội dung (học tập, lao động, các công tác khác, đề nghị khen thưởng). - Gv cho 3 Hs chơi trò chơi. - Gv nhận xét nhóm nào đọc đúng, đọc hay. PP: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành. Học sinh lắng nghe. Hs quan sát tranh. Hs đọc từng câu. Hs luyện đọc các từ . Hs tiếp nối nhau đọc từng câu. Hs đọc từng đoạn trước lớp. 3 Hs tiếp nối đọc 3 đoạn trước lớp. Hs đọc từng đoạn trong nhóm. Cả lớp đọc đồng thanh cả bài. PP: Hỏi đáp, đàm thoại, giảng giải. Hs đọc thầm đoạn 1 và 2, 3. Bạn lớp trưởng. Với tất cả các bạn trong lớp về kết quả thi đua của lớp trong tháng thi đua “ Noi gương chú bộ đội”. Hs đọc. Nêu nhận xét về các mặt hoạt động của lớp: học tập, lao động, các công tác khác. Cuối cùng là đề nghị khen thưởng những tập thể và cá nhân tốt nhất. Hs phát biểu ý kiến cá nhân. PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi. Hs lắng nghe. 3 Hs lên chơi trò chơi. Hs nhận xét. 5.Tổng kết – dặn dò. Về nhà luyện đọc thêm, tập trả lời câu hỏi. Chuẩn bị bài:Ở lại với chiến khu. Nhận xét bài cũ. HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN Đặng Thị Hiền TRƯỜNG TRẦN QUỐC TUẤN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN : 19 LỚP BA1 MÔN: CHÍNH TẢ TỰA BÀI: Trần Bình Trọng NGÀY DẠY: 18/1/2007 I/ Mục tiêu: a) Kiến thức: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài “ Trần Bình Trọng.” b) Kỹ năng: Làm đúng các bài tập tìm từ chứa tiếng có vần khó: phân biệt l/n hay chứa tiếng bắt đầu bằng iết/iêc. c) Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở. II/ Chuẩn bị: * GV: Ba, bốn băng giấy viết BT2. Bảng phụ viết BT3. * HS: VBT, bút. II/ Các hoạt động: 1) Khởi động: Hát. 2) Bài cũ: “ Hai bà trưng”. Gv mời 3 Hs lên bảng viết các từ bắt đầu bằng chữ n/l. Gv và cả lớp nhận xét. 3) Giới thiệu và nêu vấn đề. Giới thiệu bài + ghi tựa. 4) Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs chuẩn bị. - Mục tiêu: Giúp Hs nghe và viết đúng bài vào vở. Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị. Gv đọc 1 lần bài viết : Trần Bình Trọng. Gv mời 2 HS đọc lại. Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung và cách trình bày bài thơ. + Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa ? + Câu nào được đặt trong ngoặc kép, sau dấu hai chấm? - Gv hướng dẫn các em viết ra nháp những từ dễ viết sai: trần Bình Trọng, tước vương, khảng khái. Gv đọc và viết bài vào vở. - Gv cho Hs ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày. - Gv yêu cầu Hs gấp SGK và viết bài. - Gv đọc từng câu , cụm từ, từ. Gv chấm chữa bài. - Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì. - Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài). - Gv nhận xét bài viết của Hs. * Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập. - Mục tiêu: Giúp Hs làm đúng bài tập trong VBT. + Bài tập 2: - Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài. - Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT. - Gv dán 3 băng giấy mời 3 Hs - Gv nhận xét, chốt lời giải đúng: : nay là – liên lạc – nhiều lần – luồn sâu – nắm tình hình – có lần – ném lựu đạn. : biết tin – dự tiệc – tiêu diệt – công việc – chiếc cặp da – phòng tiệc – đã diệt. PP: Hỏi đáp, phân tích, thực hành. Hs lắng nghe. Hai Hs đọc lại. Chữ đầu câu, đầu đoạn, các tên riêng. Câu nói của Trần Bình Trọng trả lời quân giặc. Yêu cầu các em tự viết ra nháp những từ các em cho là dễ viết sai. Học sinh nêu tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở. Học sinh viết bài vào vở. Học sinh soát lại bài. Hs tự chữa bài. PP: Kiểm tra, đánh giá, thực hành, trò chơi. 1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo. Cả lớp làm vào VBT. 3 lên bảng làm. Hs nhận xét. 2 Hs đọc lại toàn bộ đoạn văn. Cả lớp chữa bài vào VBT. 5. Tổng kết – dặn dò. Về xem và tập viết lại từ khó. Những Hs viết chưa đạt về nhà viết lại. Nhận xét tiết học. HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN Đặng Thị Hiền TRƯỜNG TRẦN QUỐC TUẤN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN : 19 LỚP NĂM1 MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI TỰA BÀI: Vệ sinh môi trường (tiếp theo) NGÀY DẠY: 18/1/2007 Tự nhiên xã hội I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp Hs : Nêu tác hại của việc con người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khoẻ con người. Kỹ năng: Thực hiện những hành vi đúng để giữ cho nhà tiêu hợp vệ sinh. c) Thái độ: - Tích cực chấp đúng giữ vệ sinh nơi công cộng. II/ Chuẩn bị: * GV: Hình trong SGK trang 70, 71. * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát.1’ Bài cũ: Vệ sinh môi trường. 5’ - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu hỏi. + Cần làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng? + Em làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng? - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề: 1’ Giới thiiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. 28’ * Hoạt động 1: Quan sát tranh. - Mục tiêu: Hs nêu tác hại của việc con người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khoẻ con người. . Cách tiến hành. Bước1: Quan sát cá nhân. - Gv yêu cầu Hs quan sát các hình trang 70, 71 SGK. Bước 2: Gv yêu cầu một số Hs nói nhận xét những gì quan sát thấy trong hình. Bước 3: Thảo luận nhóm. - Gv gợi ý các câu hỏi: + Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. Hãy cho một số dẫn chứng cụ thể em đã quan sát thấy ở địa phương? + Cần phải làm gì để tránh hiện tượng trên? - Gv mời một số nhóm trình bày. - Gv nhận xét, chốt lại. => Phân và nước tiểu là chất cặn bã của quá trình tiêu hoá và bài tiết. Chúng có mùi hôi thối và chứa nhiều mầm bệnh. Vì vậy, chúng ta phải đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi quy định; không để vật nuôi phóng uế bừa bãi. * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. - Mục tiêu: Hs biết được các nhà tiêu và cách sử dụng hợp vệ sinh. Các bước tiến hành. Bước 1 : Làm việc theo nhóm: - Gv chia nhóm Hs và yêu cầu các em quan sát hình 3, 4 trang 71 SGK và trả lời theo gợi ý:. - Câu hỏi: Chỉ và nói tên từng loại nhà tiêu có trong hình. Bước 2: Thảo luận. - Các nhóm thảo luận theo gợi ý sau. + Ở địa phương bạn thường sử dụng nhà tiêu nào? + Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ? + Đối với vật nuôi thì cần làm gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường? - Gv chốt lại. => Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh. Xử lí phân người và động vật hợo lí sẽ góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước. PP: Quan sát, thảo luận nhóm. HT : Lớp , cá nhân, nhóm Hs quan sát tranh. Hs nhận xét theo suy nghĩ của mình. Hs thảo luận nhóm. Đại diện các nhóm lên trình bày. Hs các nhóm khác nhận xét. Hs nhắc lại PP: Thảo luận, luyện tập, thực hành. Hs lắng nghe. HT : Lớp , cá nhân, nhóm Các nhóm quan sát hình. Đại diện các nhóm lên trả lời. Hs thảo luận nhóm. Đại diện các nhóm lên trình bày. Hs các nhóm khác nhận xét. HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN Đặng Thị Hiền

File đính kèm:

  • docT19 (da sua).doc
Giáo án liên quan