- HS biết một số hoạt động của người dân ở đồng bằng Nam Bộ: Trồng lúa và cây ăn quả; nuôi và đánh bắt thủy sản; chế biến lương thực. Đây là nơi trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái, đánh bắt và nuôi nhiều thuỷ sản nhất cả nước.
- Dựa vào tranh ảnh, nêu được quy trình sản xuất lúa gạo. Kể được một số loại cây ăn quả, một số loại thủy sản ở Đồng bằng Nam Bộ.
* HS giỏi nêu được những thuận lợi để Đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa, vựa trái cây, nơi nuôi nhiều thủy sản nhất cả nước.
- Giáo dục học sinh ham hiểu biết, thích tìm hiểu mọi miền đất trên Tổ quốc Việt Nam.
5 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy tham dự hội giảng giáo viên giỏi huyện- cấp tiểu học Năm học 2012 - 2013 Môn Địa lý - Lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy
Tham dự hội giảng giáo viên giỏi huyện- cấp tiểu học
năm học 2012 - 2013
Môn: : Địa Lý - Lớp 4
Bài dạy: HĐSX của người dõn ở ĐBNB
Ngày dạy: 24/01/2013
Người dạy: Trần Thuý Hà
Giáo viên Trường Tiểu học An Lâm
******************
I. Mục tiêu:
- HS biết một số hoạt động của người dân ở đồng bằng Nam Bộ: Trồng lúa và cây ăn quả; nuôi và đánh bắt thủy sản; chế biến lương thực. Đây là nơi trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái, đánh bắt và nuôi nhiều thuỷ sản nhất cả nước.
- Dựa vào tranh ảnh, nêu được quy trình sản xuất lúa gạo. Kể được một số loại cây ăn quả, một số loại thủy sản ở Đồng bằng Nam Bộ.
* HS giỏi nêu được những thuận lợi để Đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa, vựa trái cây, nơi nuôi nhiều thủy sản nhất cả nước.
- Giáo dục học sinh ham hiểu biết, thích tìm hiểu mọi miền đất trên Tổ quốc Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học
Bản đồ nông nghiệp Việt Nam.
Tranh ảnh về sản xuất nông nghiệp, đánh bắt cá tôm ở đồng bằng Nam Bộ.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ(3’)
- Gv gọi 1 HS :
? Nêu một số đặc điểm tự nhiên ở đồng bằng Nam Bộ?
- Gv gọi 1 Hs nhận xét, Gv nhận xét.
1 HS : Kể tên một số dân tộc và những lễ hội nổi tiếng ở Đồng bằng Nam Bộ?
- Gv nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài(2’): ở bài học trước các em đã được học về đặc điểm tự nhiên và đặc điểm của các dân tộc sinh sống ở ĐBNB . Các đặc điểm đó có mối quan hệ như thế nào với hoạt động sản xuất đặc trưng của người dân ở nơi đây . Cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài 19: HĐSX của người dân ở ĐBNB.
- Lớp mở vở ghi bài- 1HS nhắc lại tên bài- GV ghi bảng tên bài
b, Các hoạt động :
+ Hoạt động 1(15’): Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước.
- GV đưa Lược đồ Nông nghiệp VN. Yêu cầu HS: Dựa vào chú giải, quan sát lược đồ và cho cô biết:
? Loại cây nào được trồng nhiều ở ĐBNB?
- Gv đưa hình ảnh cây lúa và cây ăn quả.
? Hoạt động của người dân Nam bộ để trồng ra lúa và cây ăn quả gọi là hoạt động gì? ( trồng trọt)
GV nêu: Nhờ những điều kiện thuận lợi nào để ĐBNB trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất lớn nhất cả nước? Cô cùng các em tìm hiểu mục 1 SGK.
* Bước 1: Làm việc cả lớp
Dựa vào mục 1(SGK) và vốn hiểu biết của bản thân hãy cho biết :
Câu hỏi 1: ĐBNB có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước ?
Gv chốt – ghi bảng: - Thuận lợi: Đất đai…
Khí hậu…
Người dân…
- GV đưa lược đồ ĐBNB, ĐBBB để HS so sánh về diện tích; tranh minh họa bằng hình ảnh để thấy được sự rộng lớn, màu mỡ của ĐBNB.
GV: Với những thuận lợi như vậy người dân nơi đây trồng được nhiều lúa, cây ăn trái nên gọi là vựa lúa, vựa trái cây.
Câu hỏi 2: Lúa gạo, trái cây ở ĐBNB tiêu thụ ở những đâu?
Gv chốt, ghi bảng: - Tiêu thụ: Trong nước
Xuất khẩu
* Bước 2: Làm việc theo cặp.
- GV đưa hình ảnh.
- Y/c thảo luận theo cặp nêu quy trình sản xuất lúa gạo.
+GV chốt đưa quy trình sản xuất lúa gạo và diễn giải quy trình theo thứ tự: Gặt lúa, tuốt lúa, phơi thóc, xay xát gạo đóng bao, xuất khẩu.
Câu hỏi 3: So sánh sự giống và khác nhau giữa quy trình sản xuất gạo ở ĐBNB và ở địa phương em?
Gv kết hợp gợi ý (nếu HS không nêu được):
? Địa phương em sử dụng dụng cụ gì để gặt lúa?
? Khi thu hoạch lúa có đem đi xuất khẩu hay mới chỉ đủ để phục vụ nhu cầu của địa phương?
* GV chốt : So sánh quy trình sản xuất lúa giữa ĐBNB và ĐBBB.
Câu hỏi 4: Quan sát hình dưới đây kết hợp với vốn hiểu biết của mình em hãy kể tên các trái cây ở ĐBNB?
- Yêu cầu HS quan sát tranh thảo luận theo cặp.
? Ngoài những trái cây minh họa trong hình vẽ em còn được biết những trái cây nào nữa ?
- Đưa hình ảnh cho HS quan sát trái cây, vườn cây ăn quả .
? Trong các trái cây em vừa quan sát thì trái cây nào chỉ được trồng ở MN ?
- GV giảng: Trái cây MN rất đa dạng, phong phú … Hàng năm, người dân ở đây còn tổ chức lễ hội trái cây để quảng bá và tôn vinh mặt hàng với bạn bè trong nước và quốc tế.
GV giới thiệu Clip: Lễ hội trái cây ở ĐBNB.
Chốt nội dung mục 1:
- Nhờ có đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động. ĐBNB trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước.- Lúa gạo, trái cây ở đây cung cấp nhiều nơi trong
nước và xuất khẩu
*GV liên hệ việc bảo vệ cây trồng.
GV: Qua mục 1 các em vừa tìm hiểu hoạt động trồng trọt và chế biến lương thực. Vậy, người dân ở nơi đây còn có hoạt động nào khác? Cô cùng các em đi tìm hiểu hoạt động 2 của bài.
Hoạt động 2: Nơi nuôi và đánh bắt nhiều thuỷ sản nhất cả nước. (10’)
- Gọi 1 HS đọc, Gv ghi bảng mục 2: Nơi nuôi và đánh bắt nhiều thuỷ sản nhất cả nước.
* Bước 1: Làm việc theo nhóm 4
- GV giao việc: Thảo luận nhóm 4 trong 2 phút, TLCH:
1. Điều kiện nào để ĐBNB trở thành nơi nuôi và đánh bắt thủy sản lớn nhất cả nước?
2. Kể tên một số loại thủy sản được nuôi nhiều ở đây?
3. Thủy sản của đồng bằng được tiêu thụ ở những đâu?
* Bước 2: Báo cáo trước lớp.
- Gv gọi đại diện nhóm lên báo cáo trước lớp.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Sau mỗi nhóm báo cáo, Gv kết hợp ghi bảng:
Thuận lợi: Mạng lưới sông ngòi…
Tôm, cua cá.
Tiêu thụ: Trong nước
Xuất khẩu
* GV cùng HS chốt nội dung qua tranh + câu hỏi:
? Nhắc lại ĐK nào làm cho ĐBNB trở thành nơi nuôi và đánh bắt thủy sản nhiều nhất cả nước?
- GV chốt bằng hình ảnh: Để ĐBNB trở thành nơi nuôi và đánh bắt thủy sản lớn nhất cả nước thì điều quan trọng là ở đây có hệ thống sông ngòi dày đặc. Ngoài ra, phía nam và đông nam của đồng bằng giáp Biển Đông. Chính nhờ những ĐK này mà ở đây đã nuôi rất nhiều loại thủy sản và hải sản.
- GV đưa hình ảnh tôm, cua, cá.
? Những loại thủy sản này được nuôi ở những đâu?
- GV đưa hình ảnh lồng, bè, đầm phá minh họa.
Gv: Nhờ có mùa nước nổi nên khi nước rút, không những đồng bằng được cung cấp lượng phù sa màu mỡ mà còn được bổ sung thêm nguồn thủy sản dồi dào.
? Người ta đánh bắt thủy sản bằng những cách nào?
GV đưa hình ảnh minh họa.
*Liên hệ : GV nêu
? Với nguồn thủy sản dồi dào như vậy thì người dân nơi đây đem đi tiêu thụ ở đâu?
- GV đua hình ảnh minh họa, chốt: Hoạt động sản xuất nuôi và đánh bắt các loại thủy sản để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
? Các em vừa tìm hiểu hoạt động nào của bài?
Kết luận chung:
- Em hãy nêu những HĐSX chủ yếu của người dân ở ĐBNB?
- Nêu những thuận lợi để ĐBNB trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất cả nước.
- Các sản phẩm đó tiêu thụ ở đâu?
* GV đưa nội dung bài học.
3. Củng cố, dặn dò(5’) :
- Nhắc lại nội dung bài.
- Liên hệ ý thức tiết kiệm, bảo vệ cây cối, con vật, môi trường. * Nhận xét tiết học, tuyên dương.
* Về học thuộc nội dung bài học, chuẩn bị bài sau
- HS quan sát, dựa vào chú giải và trả lời câu hỏi.
- Cây lúa và cây ăn quả
- Trồng trọt
- Lớp mở SGK trang 121.
1 HS đọc mục 1
- HS đọc thầm trong SGK và nêu: Đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động.
- HS quan sát và nêu
- HS nhận xét.
- Hs lắng nghe
- Trong nước, xuất khẩu
- HS nhắc lại
1 HS đọc CH1 trang 21
- HS thảo luận nhóm đôi và nêu: Gặt lúa, tuốt lúa, phơi thóc, xay xát gạo đóng bao, xuất khẩu
- HS nêu theo ý hiểu
- HS nhận xét
- HS lắng nghe.
1em đọc CH2 (SGK)
- Lớp quan sát hình trong SGK, thảo luận theo cặp.
- HS trả lời: Vú sữa, roi, mãng cầu...
- HS quan sát và nêu nhận xét
- HS nêu: Chôm chôm, sầu riêng...
- Hs xem clip
- HS nhắc lại nối tiếp.
- Hs nêu.
1 HS đọc mục 2, lớp đọc thầm
- Hs chia nhóm, phân công nhóm trưởng, thư kí.
- Hs thảo luận trong nhóm lần lượt từng câu hỏi.
HS báo cáo kết quả trước lớp: Nhóm 1: câu 1; nhóm 2 câu 2; nhóm 3 câu 3...
HS nhóm khác nhận xét.
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
- HS lắng nghe, quan sát.
- HS đọc tên.
- Nuôi trong các lồng, các bè, nuôi ở đầm, phá.
- HS nêu: Lưới, câu, vó bè, bằng, điện, mìn…
- HS: phục vụ trong nước người ta còn chế biến thủy sản để đem đi xuất khẩu.
- HS nêu: Hoạt động nuôi và chế biến thủy sản.
- HS nêu: Trồng trọt, chế biến lương thực, nuôi- chế biến thủy sản.
- HS TLCH rút ra nội dung bài học.
2 HS đọc, lớp nhẩm thầm
1- 2 HS nêu
- HS lằng nghe, ghi nhớ
File đính kèm:
- Thi GVG huyen.doc