I. Mục tiêu:
- HS biết được ba độ đậm nhạt chính: Đậm, đậm vừa, nhạt.
- Tạo được những sắc độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, vẽ tranh.
II. Chuẩn bị:
*Giáo viên: - Sưu tầm tranh vẽ có các độ đậm nhạt chính.
- Tranh trong bộ đồ dùng dạy học.
*Học sinh: - Vở tập vẽ.
- Bút chì, màu và tẩy.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
22 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1044 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy Mỹ thuật 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ổn định lớp: Kiểm tra dụng cụ học vẽ.
Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- Giáo viên treo tranh đề tài “ Em đi học” và tranh khác rồi hỏi:
- Quan sát tranh.
- Tranh nào vẽ cảnh các bạn học sinh đi học?
- Tranh thứ 3 vẽ cảnh các bạn học sinh đi học.
- Hằng ngày em thường đi học với ai?
- Một vài học sinh trả lời.
- Khi đi học thì ăn mặc như thế nào ?
- Gọn gàng, sạch sẽ.
- Phong cảnh trên đường đi em thấy những cảnh
gì ?
- 1-2 học sinh trả lời khác nhau theo các em thấy.
- Giáo viên bổ sung: Trên đường đi còn có chim hót líu lo, có nhiều xe tấp nập, có nhà ở hai bên đường, hàng cây.....
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
- Hằng ngày em thường đi học với ai ?
- Học sinh trả lời.
- Tranh vẽ: “ Em đi học”, nội dung chính là gì?
-Em đi học phải có trong tranh, là hình ảnh chính.
- GV nhấn mạnh: Muốn vẽ được tranh em đi học thì em phải nhớ lại và định vẽ hình ảnh nào ?
-GV vẽ lên bảng hình ảnh chính là các bạn học sinh, hình ảnh phụ là cây cối 2 bên đường, nhà,...
- Quan sát cách vẽ của giáo viên để biết vẽ hình ảnh nào trước.
-Sau khi vẽ xong hướng dẫn học sinh vẽ màu theo ý thích, có đậm có nhạt bài mới đẹp.Tô rõ nội dung chính trong bức tranh.
- GV cho học sinh xem một số bài của học sinh năm trước để các em nhận xét.
- Quan sát và nhận xét bài cả học sinh năm trước.
Hoạt động 3 : Thực hành.
- Trong khi học sinh làm bài, giáo viên đế từng bàn hướng dẫn cho những em còn lúng túng, uốn nắn sai sót kịp thời.
- Học sinh thực hành.
Hoạt động 4 :Nhận xét đánh giá.
- GV chọn bài vẽ đẹp treo lên cho cả lớp nhận xét.
- Quan sát và tự nhận xét về hình, màu và cách sắp xếp hình ảnh chính phụ trong tranh.
- Bài vẽ của các bạn đã rõ đề tài em đi học chưa?
- Vẽ màu như thế này đã rõ nội dung chưa ?
-GV nhận xét chung và tuyên dương những em vẽ đẹp trước lớp.
- Nghe giáo viên nhận xét chung.
Dặn dò:
-Bài sau: Xem tranh “ Tiếng đàn bầu”.
- Mang đầy đủ dụng học vẽ, VTV.
Bài 8: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
Xem tranh” Tiếng đàn bầu” của Sĩ Tốt
I. Mục tỉêu:
- Làm quen , tiếp xúc với tranh của họa sĩ.
- Học tập cách sáp xếp hình vẽ và cách vẽ màu trong tranh.
- Giáo dục học sinh yêu mến anh bộ đội.
II. Chuẩn bị:
* GV: Một số tranh của họa sĩ vẽ về phong cảnh, cảnh sinh hoạt với các chất liệu khác nhau.
- Tranh vẽ của thiếu nhi về nhiều đề tàikhác nhau.
* Học sinh: Chuẩn bị đồ dùng học tập: Bút chì, màu, tẩy và VTV.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.
- Lớp trưởng báo cáo.
Bài mới: Giới thiệu bài
- Lắng nghe.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh và đặy câu hỏi gợi ý:
- Tên bức tranh này là gì?
- Tiếng đàn bầu.
- Ai là người vẽ bức tranh “ Tiếng đàn bầu”?
- Họa sĩ “ Sĩ Tốt”
- Trong tranh có những hình ảnh nào?
- Học sinh quan sátvà trả lời.
- Anh bộ đội và 2 em bé đang làm gì?
- Anh bộ đội gảy đàn và 2 em bé lắng nghe.
- Trong tranh có những màu gì?
- Học sinh trả lời.
- Em có thích tranh “ tiếng đàn bầu” của họa sĩ Sĩ Tốt không? Vì sao?
- Một số học sinh tham gia phát biểu xây dựng bài.
-GV gợi ý để học sinh trả lời theo suy nghĩ của các em.
-GV bổ sung: Họa sĩ Sĩ Tốt quê ở làng Cổ Đô, Huyện Ba Vì, Tỉnh Hà Tây. Bức tranh tiếng đàn bầu của ông vẽ về đề tài bộ đội. đang ngồi trên chiếc chõng tre say mê gảy đàn. Trước mà là 2 em bé, 1 em quỳ bên chõng, 1 em ngồi bên chõng, tay tỳ vào má chăm chú lắng nghe. Màu sắc ở bức tranh trong sáng, đậm nhạt rõ ràng
làm nổi bật hình ảnh chính của bức tranh.
- Cho HS xen mọt số tranh khác và hệ thống câu hỏi như trên để các em tìm hiểu nội dung đề tài, màu sắc và bố trí trong bức tranh (SH nhóm lớn)
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá.
- Học sinh lắng nghe
- GV nhận xét không khí buổi học, tuyên dương các em
Đã tham gia phát biểu bài sôi nổi, mạnh dạn...
- Động viên các em còn rụt rè cố gắng hơn trong lần sau
Dặn dò: Bài sau: Vẽ cái mũ (nón)
- Học sinh thực hiện
- Mang đầy đủ đồ dùng học tập
- Quan sát trước cái mũ, nón
Bài 9: Vẽ theo mẫu
Vẽ cái mũ (nón)
I. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được hình dáng, vẻ đẹp của cái mũ (nón).
- Biết cách vẽ cái mũ (nón) và vẽ được cái mũ (nón) gần giống mẫu.
- Giúp học sinh thấy được ích lợi của việc đội mũ (nón).
II. Chuẩn bị:
* Giáo viên: - Một vài cái mũ (nón) có hình dáng khác nhau.
- Tranh trong bộ đồ dùng dạy học.
- Bài vẽ đẹp của học sinh các lớp trước.
* Học sinh: - Vở tập vẽ, bút chì, màu, tẩy.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Ổn định lớp (1’): Kiểm tra dụng cụ học vẽ.
- Bài mới:
* Hoạt động 1 (3’): Quan sát, nhận xét
- GV đưa một chiếc hộp có đựng một cái mũ bên trong và yêu cầu HS nhắm mắt lại, miệng hô đồng thanh: Hộp ơi mở ra. > GV mở hộp ra.
(?) Các em cho cô biết đây là cái gì?
- GV giải thích cho HS biết từ cái nón (từ địa phương thường được dùng ở các tỉnh phía Nam).
- GV cho học sinh xem các loại mũ khác và hỏi:
(?) Em có nhận xét gì về những cái mũ này? Nó có giống nhau không?
(?) Em hãy cho biết cái mũ gồm có những bộ phận nào?
(?) Em hãy kể tên một số loại mũ, nón khác mà em biết?
- GV chốt ý: Mũ có rất nhiều loại, mỗi loại đều có hình dáng và màu sắc khác nhau. Có loại mũ đội ấm vào mùa Đông, che nắng vào mùa Hè, bảo vệkhi tham gia giao thông như mũ bảo hiểm. Đôi khi người ta đội mũ chỉ để làm dáng, làm đẹp... Để vẽ được cái mũ như thế này bài học hôm nay cô hướng dẫn các em Vẽ cái mũ.
* Hoạt động 2 (4’): Hướng dẫn cách vẽ
- GV chọn cái mũ đơn giản để đặt mẫu cho học sinh vẽ.
- Yêu cầu học sinh quan sát toàn bộ cái mũ và hỏi: Cái mũ này nằm trong dạng hình gì?
(?) Như vậy trước khi vẽ em phải làm gì?
- Để vẽ được cái mũ như thế này thì em phải quan sát cái
mũ này nằm trong dạng hình gì.
- Sau đó vẽ phác khung hình chung, rồi vẽ từng bộ phận (đi từ tổng thể đến chi tiết).
- GV chỉ vào đồ dùng dạy học và chỉ cho học sinh thấy được các bước.
- GV vẽ minh họa trên bảng để học sinh theo dõi.
- Sau khi vẽ hình xong các em chọn màu và vẽ theo ý thích. Cũng có thể trang trí để cho cái mũ đẹp hơn. Khi vẽ màu nhớ có đậm nhạt, khi vẽ màu không để màu chờm ra ngoài nét vẽ.
- Trước khi thực hành cho các em xem một số bài vẽ cái mũ của học sinh năm trước để các em rút kinh nghiệm.
* Hoạt động 3 (22’): Thực hành
- Trong khi học sinh làm bài giáo viên đến từng bàn hướng dẫn thêm cho các em còn lúng túng. Uốn nắn những sai sót kịp thời, động viên học sinh trong khi làm bài.
* Hoạt động 4 (5’): Nhận xét, đánh giá
- GV treo tranh một số bài đã vẽ xong và hỏi: Bạn vẽ cái mũ có giống mẫu không? Em thích cái mũ nào nhất? Vì sao em thích cái mũ đó?
- GV nhận xét chung và tuyên dương các em vẽ đẹp trước lớp. Động viên những em vẽ còn yếu sẽ cố gắng trong các bài sau.
* Dặn dò (1’):
Sưu tầm tranh, ảnh chân dung chuẩn bị cho bài sau.
Bài sau: Vẽ tranh: Đề tài Vẽ chân dung.
Mang đầy đủ dụng cụ học vẽ.
- Tổ trưởng báo cáo.
- Cả lớp nhắm mắt hô đồng thanh.
- HS mở mắt
- Cái mũ.
- Quan sát vật mẫu.
- Các cái mũ này không giống nhau. Khác nhau về hình dáng, màu sắc
- Chóp, vành (lưỡi trai),...
- Hai đến ba em kể.
- Lắng nghe.
- Quan sát mẫu và trả lời.
- Quan sát mẫu cho thật kỹ.
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- Quan sát bài của học sinh năm trước.
- Thực hành.
- Cả lớp cùng nhận xét bài.
- Nhận xét bài.
- Lắng nghe.
- Thực hiện.
Bài 12: Vẽ cờ Tổ quốc hoặc cờ lễ hội
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh nhận biết được hình dáng, màu sắc của một số loại cờ khác nhau.
- Biết cách vẽ và vẽ được một lá cờ.
- Bước đầu nhận biết ý nghĩa của các loại cờ.
II. Chuẩn bị:
* Giáo viên:
- Sưu tầm một số ảnh các loại cờ khác nhau.
- Hai lá cờ Tổ quốc và cờ lễ hội.
- Bài vẽ đẹp của học sinh năm trước vẽ lá cờ.
* Học sinh:
- Vở tập vẽ.
- Bút chì, màu và tẩy.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Ổn định lớp (1’): Kiểm tra dụng cụ học vẽ.
- Bài mới:
* Hoạt động 1 (4’): Quan sát, nhận xét
- GV treo cờ Tổ quốc và đặt câu hỏi gợi ý:
(?) Trên tay cô cầm vật gì đây? Nó nằm trong khung hình gì?
(?) Còn đây là cờ gì? Nằm trong dạng hình gì?
(?) Cờ thường được treo vào dịp nào?
- GV bổ sung: Cờ Tổ quốc có dạng hình chữ nhật, nền đỏ, sao vàng năm cánh ở giữa. Còn cờ lễ hội có rất nhiều dạng và màu sắc cũng khác nhau. Bây giờ cô hướng dẫn các em cách vẽ.
* Hoạt động 2 (4’): Cách vẽ
- GV vẽ lên bảng và yêu cầu cả lớp cùng quan sát cách vẽ lá cờ. Trong hai lá cờ này lá cờ nào đúng khung hình. Như vậy ta vẽ phần nào trước?
- GV vẽ phác lên bảng cho học sinh thấy cách vẽ lá cờ ở nhiều loại cờ khác nhau. GV vừa vẽ vừa giới thiệu để các em nắm rõ cách vẽ.
- Vẽ lá cờ cân đối trong trang giấy, vẽ ngôi sao ở giữa nền cờ. Vẽ màu cho đúng lá cờ Tổ quốc, nền đỏ, sao vàng.
- Cho các em xem một số bài vẽ đẹp của học sinh năm trước để nắm rõ cách vẽ bố cục trong trang giấy.
* Hoạt động 3 (21’): Thực hành
- Trong khi học sinh làm bài giáo viên đến từng bàn hướng dẫn thêm cho những em còn lúng túng. Uốn nắn những sai sót kịp thời, nhất là các em vẽ ngôi sao ở giữa lá cờ.
* Hoạt động 4 (4’): Nhận xét, đánh giá
- Chọn một số bài treo lên cho cả lớp cùng nhận xét. Về bố cục trong trang giấy, màu sắc.
- Em thích bài vẽ nào nhất? Vì sao em thích bài đó?
- GV nhận xét chung và tuyên dương các em vẽ đẹp trước lớp. Nhấn mạnh để học sinh hiểu rõ ý nghĩa của các loại cờ.
* Dặn dò (1’):
- Bài sau: Vẽ tranh Đề tài “Vườn hoa”
- Quan sát vườn hoa trước (nếu có). Sưu tầm tranh, ảnh về vườn hoa.
- Mang đầy đủ dụng cụ học vẽ cho giờ học sau.
- Quan sát lá cờ.
- Lá cờ Tổ quốc. Nó nằm trong khung hình chữ nhật.
- Cờ lễ hội. Hình vuông
- Các ngày lễ lớn trong năm, đám tang hoặc lễ hội
- Học sinh lắng nghe.
- Theo dõi cách vẽ của giáo viên.
- Xung phong trả lời.
- Theo dõi cách vẽ.
- Xem bài vẽ đẹp của học sinhọc sinh năm trước.
- Học sinh thực hành.
- Cả lớp cùng nhận xét bài theo gợi ý của giáo viên.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
File đính kèm:
- giao an mi thuat lop 2.doc