Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên xã hội Lớp 3A Tuần 30

I – Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:

 - Nhận biết được hình dạng của Trái Đất trong không gian.

 - Biết cấu tạo của quả địa cầu gồm: quả địa cầu, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ.

 - Chỉ trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu.

II – Đồ dùng dạy học:

 GV: - Các hình SGK trang 112, 113.

 - Quả địa cầu

 - 2 bộ bìa, mỗi bộ gồm 5 tấm ghi: cực B, cực N, Bắc bán cầu, Nam bán cầu, xích đạo.

 HS: Sách GK, vở BT

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 950 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên xã hội Lớp 3A Tuần 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy tuần 30 TỰ NHIÊN XÃ HỘI TRÁI ĐẤT – QUẢ ĐỊA CẦU I – Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng: - Nhận biết được hình dạng của Trái Đất trong không gian. - Biết cấu tạo của quả địa cầu gồm: quả địa cầu, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ. - Chỉ trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu. II – Đồ dùng dạy học: GV: - Các hình SGK trang 112, 113. - Quả địa cầu - 2 bộ bìa, mỗi bộ gồm 5 tấm ghi: cực B, cực N, Bắc bán cầu, Nam bán cầu, xích đạo. HS: Sách GK, vở BT III – Các hoạt động: 1. Ổn định: (1’) hát 2. Bài cũ: (5’) Mặt trời - GV nêu câu hỏi – HS bốc thăm trả lời. + Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật? + Gia đình em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời để làm gì? + Nêu tác hại của mặt trời? - GV nhận xét. 3. Bài mới: (25’) * Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Tìm hiểu hình dạng của trái đất và quả địa cầu. . Mục tiêu: Nhận biết được hình dạng của Trái đất trong không gian. . Phương pháp: đàm thoại, trực quan. - GV hỏi: Theo các em, trái đất có hình gì? - GV giới thiệu hình 1 trong SGK: ÊĐây là ảnh chụp trái đất từ tàu vũ trụ. Trái đất có dạng hình cầu và hơi dẹt ở hai đầu. Trái đất nằm lơ lửng trong vũ trụ.. - GV giới thiệu về quả địa cầu: Ê Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của trái đất và phân biệt cho HS các bộ phận: quả địa cầu, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu và giá đỡ. - GV chỉ cho HS vị trí nước Việt Nam trên quả địa cầu nhằm giúp các em hình dung được trái đất mà chúng ta đang ở rất lớn, đồng thời chỉ cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu. - GV mở rộng cho HS biết: Trái đất nằm lơ lửng trong không gian. F Kết luận: Trái đất rất lớn và có dạng hình cầu. * Hoạt động 2: Thực hành . Mục tiêu: + Biết chỉ cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu trên quả địa cầu. + Biết tác dụng của quả địa cầu. . Phương pháp: thực hành, trực quan, trình bày. - GV chia nhóm và nêu yêu cầu. - GV cho HS nhận xét về màu sắc trên quả địa cầu. F Kết luận: Quả địa cầu giúp ta hình dung được hình dạng, độ nghiêng và bề mặt trái đất. * Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Gắn chữ vào sơ đồ câm”. . Mục tiêu: Giúp HS nắm chắc vị trí của cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu. . Phương pháp: trực quan. - GV treo hai hình phóng to quả địa cầu. - Nêu luật chơi. - GV tổng kết. Hoạt động cả lớp. - Trả lời cá nhân. - HS quan sát. Hoạt động nhóm - Quan sát hình 2 sách GK và chỉ trên hình: cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu. - Đại diện các nhóm lên chỉ trên quả địa cầu. - Thi đua 2 dãy A, Bđính tấm bìa có ghi tên cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu đúng vị trí. - Cả lớp nhận xét. Tranh Quả địa cầu Tranh Tranh 4. Củng cố: (5’) Kiểm tra cả lớp – Giơ bảng đ/s * Trái đất có dạng: . Hình tròn . Hình vuông . Hình cầu . Hình chữ nhật - Nhận xét. 5. Dặn dò: (1’) - Học thuộc ghi nhớ. - Chuẩn bị bài: Sự chuyển động của trái đất. Kế hoạch bài dạy tuần 30 TỰ NHIÊN XÃ HỘI SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT I – Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng: - Biết sự chuyển động của trái đất quanh mình nó và quanh Mặt trời. - Quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của trái đất quanh mình nó. II – Đồ dùng dạy học: GV: - Các hình sách GK trang 114, 115. - Quả địa cầu HS: Sách GK, vở BT III – Hoạt động dạy và học: 1. Oån định: (1’) 2. Bài cũ: (5’) Trái đất – Quả địa cầu - GV cho HS theo số thứ tự – bốc thăm và thực hiện theo yêu cầu: + Trái đất có dạng hình gì? + Hãy chỉ trục, giá đỡ quả địa cầu? + Hãy chỉ cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu trên quả địa cầu? - GV nhận xét. 3. Bài mới: (25’) * Hoạt động 1: Trái đất tự quay quanh trục của nó. . Mục tiêu: - Biết trái đất không ngừng quay quanh mình nó. - Biết quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của trái đất quanh mình nó. . Phương pháp: trực quan, đàm thọai - GV chia nhóm, nêu yêu cầu. - GV theo dõi từng nhóm và đưa cho từng nhóm quả địa cầu để thực hành. Ê GV kết luận: Trái đất không đứng yên mà luôn tự quay quanh mình nó theo hướng ngược chiều kim đồng hồ hay theo hướng từ Tây sang Đông. - HS quan sát hình 1 SGK trang 114 và trả lời câu hỏi: + Trái đất quay quanh trực của nó theo hướng cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ? - HS trong nhóm lần lượt quay quả địa cầu. - HS thực hiện quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của trái đất quanh mình nó. Tranh Quả địa cầu * Hoạt động 2: Trái đất chuyển động quanh Mặt trời. . Mục tiêu: - Biết trái đất đồng thời vừa tự quay quanh mình nó vừa chuyển động quanh mặt trời. - Biết chỉ hướng chuyển động của trái đất quanh mình nó và quanh mặt trời trong hình 3 ở SGK trang 115. . Phương pháp: trực quan, đàm thoại. - GV cho HS quan sát hình 3 SGK trang 115. - GV đưa ra các câu hỏi gợi ý: + Trái đất tham gia vào mấy chuyển động? Đó là những chuyển động nào? + Hướng của các chuyển động đó đi từ phương nào sang phương nào? Ê GV kết luận: Trái đất đồng thời tham gia hai chuyển động: Chuyển động tự quay quanh mình nó và chuyển động quay quanh mặt trời. Hoạt động nhóm đôi - Chỉ cho nhau xem hướng chuyển động của trái đất quanh mình nó và hướng chuyển động của trái đất quanh mặt trời. - Vài HS trả lời trước lớp. - Nhận xét. Tranh 4. Củng cố: (5’) - Trò chơi: “Trái đất quay”. - GV hướng dẫn HS. - GV yêu cầu một vài cặp HS lên biểu diễn trước lớp. - GV nhận xét. - HS chia nhóm: mỗi nhóm cử 2 bạn: một bạn gắn thẻ “Mặt trời”, một bạn gắn thẻ “Trái đất”. HS đóng vai thể hiện hai chuyển động của trái đất: . Tự quay quanh trục. . Quay quanh mặt trời. 5. Dặn dò: (1’) - Chuẩn bị: Trái đất là một hành tinh trong hệ Mặt trời

File đính kèm:

  • docTu nhien xa hoi.doc
Giáo án liên quan