I – Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại của tỉnh (TP) nơi các em đang sống.
- Nêu được ích lợi của các hoạt động công nghiệp, thương mại.
- Có ý thức trân trọng, giữ gìn.
II – Đồ dùng dạy học.
Giáo viên: Tranh, phiếu thảo luận, thẻ từ.
Học sinh: SGK, vở BT
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1128 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên xã hội Lớp 3A Tuần 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy tuần 16
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI
I – Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại của tỉnh (TP) nơi các em đang sống.
- Nêu được ích lợi của các hoạt động công nghiệp, thương mại.
- Có ý thức trân trọng, giữ gìn.
II – Đồ dùng dạy học.
Giáo viên: Tranh, phiếu thảo luận, thẻ từ.
Học sinh: SGK, vở BT
III – Các hoạt động:
1) Ổn định: (1’)
2) Bài cũ: (5’) Hoạt động nông nghiệp
- Hãy kể tên một số hoạt động nông nghiệp?
- Hoạt động nông nghiệp có lợi ích gì?
- Nhận xét
3) Bài mới: (25’)
* Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động công nghiệp.
Mục tiêu: Biết được những hoạt động công nghiệp và ích lợi của hoạt động đó.
Phương pháp: Quan sát, thảo luận, trình bày.
- Yêu cầu các nhóm quan sát 3 tranh SGK.
+ Giới thiệu hoạt động trong tranh là gì? Hoạt động đó sản xuất ra sản phẩm gì? Ích lợi của sản phẩm đó?
* GV chốt ý: Các hoạt động như khai thác (than, dầu khí), luyện thép … được gọi là hoạt động công nghiệp.
* Hoạt động 2: Hoạt động công nghiệp quanh em.
Mục tiêu: Biết được những hoạt động công nghiệp ở tỉnh, nơi các em đang sống.
Phương pháp: Đàm thoại, trình bày
- GV yêu cầu.
- GV nhận xét.
* Hoạt động 3: Các sản phẩm trong hoạt động thương mại.
Mục tiêu: Kể được tên một số chợ, siêu thị, cửa hàng và một số mặt hàng được mua bán ở đó.
Phương pháp: Đàm thoạt, thực hành.
+ Kể tên một số chợ, siêu thị, cửa hàng ở làng quê em?
+ Những mặt hàng nào được bán ở chợ, siêu thị? GV lưu ý HS các mặt hàng không được phép mua bán, trao đổi.
* GV kết luận: Các hoạt động mua bán được gọi là hoạt động thương mại.
* Hoạt động 4: Trò chơi “Bán hàng”
Mục tiêu: Giúp HS làm quen với hoạt động mua bán.
- GVđặt tình huống cho các nhóm chơi đóng vai: một vài người bán, một số người mua.
* GV chốt; mở rộng: Trong hoạt động thương mại khi bán sản phẩm từ nước mình sang nước khác gọi là hoạt động xuất khẩu và khi mua hàng hoá nước khác thì gọi là hoạt động nhập khẩu)
4) Củng cố: (5’)
- GV phát cho HS thẻ từ ghi tên các hàng hoá.
5) Dặn dò: (1’)
- Chuẩn bị bài: Làng quê và đô thị.
- Thảo luận, trình bày.
. Tranh 1: Khai thác dầu khí, sản phẩm dầu khí để chạy máy móc.
. Tranh 2: Khai thác than, sản phẩm than để đốt.
. Tranh 3: May xuất khẩu, sản phẩm ra vải vóc quần áo để mặc.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe về hoạt động công nghiệp ở nơi mình đang sống.
- Một số cặp trình bày.
- HS kể cá nhân.
- Nhóm đôi, viết vào giấy.
- HS nêu.
- HS đóng vai, các nhóm khác nhận xét.
- HS sắp xếp theo 3 nhóm:
. Để phục vụ đời sống con người.
. Để sản xuất.
. Để xuất khẩu.
Tranh
Giấy A 4
Thẻ từ
Kế hoạch bài dạy tuần 16
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
LÀNG QUÊ VÀ ĐÔ THỊ
I – Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
- Phân biệt sự khác nhau giữa làng quê và đô thị về các mặt phong cảnh, nhà cửa, hoạt động sống chủ yếu của nhân dân, đường sá và hoạt động giao thông.
- Kể tên được một số phong cảnh, công việc, đặc trưng ở làng quê và đô thị.
- Thêm yêu quý và gắn bó với nơi mình đang sống.
II – Chuẩn bị:
Giáo viên: Tranh SGK, bài soạn, bảng phụ.
Học sinh: SGK, vở BT
III – Các hoạt động:
1) Ổn định: (1’)
2) Bài cũ: (5’) Hoạt động công nghiệp, thương mại
- Kể tên một số hoạt động công nghiệp ở nơi em đang sống.
- GV kiểm tra kiến thức cả lớp.
+ Các hàng hoá được mua bán trao đổi:ù
. Quần áo . Thuốc phiện
. Sắt . Gạo
- Nhận xét.
3) Bài mới: (25’)
Hoạt động GV
Hoạt động HS
ĐDDH
* Hoạt động 1: Phân biệt sự khác nhau giữa làng quê và đô thĩ
Mục tiêu: Tìm hiểu về phong cảnh, nhà cửa đường sá ở làng quê và đô thị.
Phương pháp: Đàm thoại, trình bày
- GV hỏi: Em đang sống ở đâu?
- GV cho HS miêu tả cuộc sống xung quanh theo câu hỏi gợi ý:
+ Kể về những gì có xung quanh nhà em, khu phố em, hoạt động của gia đình em và mọi người.
- GV kết luận.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận:
+ Hãy nêu sự khác biệt nổi bật giữa làng quê và thành phố về:
. Phong cảnh, nhà cửa, đường sá và hoạt động giao thông.
. Hoạt động chủ yếu của người dân.
* GV chốt ý: Ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới. Ở đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng.
* Hoạt động 2: Các hoạt động chính ở làng quê (đô thị)
Mục tiêu: Kể được tên những nghề nghiệp mà người dân ở làng quê và đô thị thường làm.
+ Kể tên những việc thường gặp ở vùng nơi em sinh sống?
- GV chốt ý, nhận xét.
- GV cho HS chơi trò chơi “Xem ai xếp đúng”
- GV tuyên dương.
* Hoạt động 3: Vẽ tranh
Mục tiêu: Khắc sâu và tăng thêm hiểu biết của HS về đất nước.
Phương pháp: Thực hành
- GV nêu chủ đề: Hãy vẽ về thành phố (thị xã) quê em.
- GV giáo dục HS qua câu hỏi:
+ Vậy để quê hương và nơi sinh sống của em ngày càng đẹp, em cần phải làm gì?
- Nhận xét.
4) Củng cố: (5’)
- HS làm bài tập tự nhiên xã hội.
- Sửa bài.
- Nhận xét.
5) Dặn dò: (1’)
- Hoàn thành tranh vẽ.
- Chuẩn bị bài: An toàn khi đi xe đạp.
- Hoạt động cả lớp.
- 4 đến 5 HS trình bày trước lớp.
- HS nhận xét, bổ sung.
- Chia nhóm, thảo luận, ghi kết quả ra giấy.
- Trình bày.
- Thảo luận, nhóm đôi.
- Trình bày.
* Ở nông thôn, làng quê công việc thường gặp: làm ruộng, chăn nuôi.
* Ở thành phố công việc thường gặp là làm ở các nhà máy, bán hàng, làm xây dựng …
- Thi đua 2 dãy: xếp từ ghi tên các nghề đặc trưng đúng vào nhóm làng quê hoặc đô thị ở trên bảng.
- HS thực hành cá nhân.
- Đại diện HS vẽ nhanh nhất sẽ dán tranh lên bảng.
- HS nêu:
+ Bảo vệ môi trường.
+ Học tập tốt.
Giấy A 3
Thẻ từ
File đính kèm:
- Tu nhien xa hoi.doc