I – Mục tiêu:
1) Kiến thức: Giúp HS dùng compa để vẽ (theo mẫu) các hình trang trí hình tròn (đơn giản).
2) Kỹ năng: Rèn vẽ hình theo đúng mẫu.
3) Thái độ: HS thấy được cái đẹp qua những hình trang trí.
II – Chuẩn bị:
Giáo viên: Compa, bảng phụ
Học sinh: Compa, vở BT, bút chì màu, bảng đ/s.
13 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1129 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Toán Lớp 3A Tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
) hát
2) Bài cũ: (5’) Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số.
- GV cho HS sửa bài.
Bài 1: Viết tổng thành tích rồi tính kết quả.
4129 + 4129 =
1052 + 1052 + 1052 =
2007 + 2007 + 2007 + 2007 =
Bài 3: - 1 HS đọc đề.
- 1 HS tóm tắt: 2 thùng / 1025l
lấy ra : 1350 l
còn ? lít
- 1 HS giải: Giải
Số lít dầu có tất cả là:
1025 ´ 2 = 2050 (l)
Số lít dầu còn lại:
2050 - 1350 = 700 (lít)
Đáp số: 700 lít
- GV chấm bài một số HS ® Nhận xét chung
3) Bài mới: (25’) Luyện tập
Hoạt động dạy
Hoạt động học
ĐDDH
v Hoạt động 1: Ôn tập
* Mục tiêu:
- Củng cố ý nghĩa của phép nhân.
- Giúp HS rèn kỹ năng nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số.
* Phương pháp: Hỏi đáp, thực hành
Bài 1: Viết thành phép nhân và ghi kết quả.
- GV gợi ý đưa về phép nhân.
a) 3217 + 3217 + 3217 = 3217 ´ 3 =
b) 1082 + 1082 + 1082 = ... =
c) 1109 + 1109 + 1109 + 1109 = ... =
- Sửa bài.
F Chốt lại: Phép nhân chính là phép cộng các số hạng bằng nhau.
v Hoạt động 2: Luyện tập
* Mục tiêu: Rèn kỹ năng giải toán, kỹ năng nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số, tìm số bị chia.
* Phương pháp: Thực hành, giảng giải, hỏi đáp.
Bài 2: Số ?
- Hỏi HS nêu lại cách tìm số bị chia, số chia, thương.
- GV hướng dẫn HS làm nháp rồi ghi kết quả vào vở bài tập.
- Nhận xét.
Bài 3: Toán giải
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
Tìm số lít xăng của 3 xe.
Tìm số lít xăng còn lại.
- Nhận xét.
- Chấm 2, 3 bài.
- Nhận xét.
4) Củng cố: (5’)
- Cho HS thi đua làm bài 4, điền nhanh kết quả vào ô trống.
- GV hỏi lại HS:
+ Thêm 4 đơn vị làm tính gì?
+ Gấp 4 lần làm tính gì?
- Nhận xét.
5) Dặn dò: (1’)
- Làm hoàn chỉnh bài 4.
- Làm bài 2, 3 trong SGK.
- Chuẩn bị bài”Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (tt)”.
- Nêu yêu cầu bài.
- Quan sát các phép tính – nêu nhận xét.
" Đó là phép cộng các số hạng bằng nhau.
- 3 HS lên bảng làm.
- HS làm vở BT.
- Sửa bài bằng bảng đ/s.
- 1 HS nhắc lại.
- 1 HS nêu lại cách đặt tính rồi tính miệng.
- 1 HS nêu yêu cầu: Tìm số bị chia, số chia, thương.
- 3 HS nêu, nhận xét.
- HS làm bài.
- Sửa bài chéo theo nhóm đôi.
- HS đọc – phân tích đề.
+ Có 3 xe / 1125 lít xăng
+ Đổ: 1280 lít trên 3 xe
+ Còn : ? lít xăng.
- HS nêu cách giải.
- 1 HS làm bài trên bảng, lớp làm vở bài tập.
Giải
Số lít xăng 3 xe có:
1125 ´ 3 = 3375 (l)
Số lít xăng còn lại:
3375 - 1280 = 2095 (l)
Đáp số: 2095 l
- Nêu yêu cầu
Số đã cho
1023
1203
1230
Thêm 4 đơn vị
Gấp 4 lần
- HS trả lời.
- Mỗi đội cử 3 HS lên làm bài. Lớp làm vở bài tập.
Bảng phụ
Vở BT
Bảng đ/s
Vở BT
Vở BT
Kế hoạch bài dạy tuần 22
TOÁN
HÌNH TRÒN – TÂM – ĐƯỜNG KÍNH – BÁN KÍNH
I – Mục tiêu: Giúp HS:
- HS có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.
- Biết sử dụng compa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước.
- Ham mê học toán, tạo óc sáng tạo.
II – Chuẩn bị:
1) Giáo viên: mô hình hình tròn, mặt đồng hồ, compa, đĩa hình.
2) Học sinh: Compa, vở BT, bảng đ/s.
III – Các hoạt động:
1) Ổn định lớp: (1’)
2) Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Cho HS sửa bài tập 2, 3 trong SGK.
- GV nhận xét bài sửa – Chấm điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3) Bài mới: (25’)
v Hoạt động 1: Giới thiệu hình tròn.
* Mục tiêu: HS có biểu tượng về hình tròn, biết tâm, bán kính, đường kính.
- GV đưa ra một số vật thật có dạng hình tròn: mặt đồng hồ, đĩa hình, hình tròn bằng bìa, giới thiệu:
Ø Mặt đồng hồ có dạng hình tròn.
Ø Đĩa hình có dạng hình tròn.
- Sau đó GV giới thiệu một hình tròn vẽ sẵn lên bảng, giới thiệu tâm O, bán kính OM, đường kính AB.
F Nhận xét: Trong một hình tròn:
Ø Tâm O là trung điểm của đường kính AB.
Ø Độ dài đường kính gấp hai lần độ dài bán kính.
v Hoạt động 2: Giới thiệu compa và cách vẽ hình tròn.
* Mục tiêu: HS biết cấu tạo, công dụng của compa, cách vẽ hình tròn.
- GV cho HS quan sát cái compa, giới thiệu cấu tạo compa. Compa dùng để vẽ hình tròn.
- GV hướng dẫn cách vẽ hình tròn tâm O,
bán kính 2cm gồm 2 bước:
+ Xác định khẩu độ compa bằng 2cm trên thước.
+ Đặt đầu có đinh nhọn đúng tâm O, đầu kia có bút chì được quay vẽ thành hình tròn.
- GV vẽ mẫu lên bảng với kích thước khác nhau.
v Hoạt động 3: Thực hành
* Mục tiêu: HS nêu đúng tên bán kính, đường kính hình tròn, thực hành vẽ hình tròn.
Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu đề.
- GV vẽ hình trên bảng, cho HS làm bài.
Bài 1b: GV cho HS quan sát hình, nêu tên đường kính, bán kính.
- GV cho HS làm câu 1b – sửa bài.
Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu.
- Cho HS tự làm bài.
- GV cho HS nhắc lại các bước vẽ hình tròn.
- GV theo dõi và sửa sai cho HS.
- Nhận xét cách vẽ của HS.
4) Củng cố: (4’)
- GV đưa ra hình tròn:
. O
- 1 HS lên vẽ 2 đường kính AB và MN, lưu ý HS đường kính phải qua tâm hình tròn.
- Sau đó cho HS lên điền Đ – S vào bảng phụ.
- GV nhận xét.
5) Dặn dò: (1’)
- Tập vẽ hình tròn.
- Hoàn thành bài tập 3.
- Chuẩn bị: Vẽ trang trí hình tròn.
- Nhận xét tiết.
- 2 HS lên sửa bài tập 2, 1 HS sửa bài tập 3.
- Cả lớp nhận xét bằng bảng đ/s.
- HS quan sát các vật, đưa ra một số ví dụ các vật có hình dạng tròn.
- HS lắng nghe, quan sát hình vẽ.
M
A . B
O
- HS nhắc lại.
- HS quan sát compa và lắng nghe.
- HS thực hành theo sự chỉ dẫn của GV.
- HS nêu yêu cầu đề bài.
- HS làm bài, sửa bài miệng.
- Hình bài 1b:
Q
M O . N
I
P
- HS nêu bán kính, đường kính từ đó thấy được PQ không qua I nên PQ không phải là đường kính; từ đó PO, OQ không phải là bán kính.
- Sau đó HS sẽ làm bài 1b.
- Sửa bài bằng bảng đ/s.
- HS nêu yêu cầu đề.
- HS vẽ hình tròn tâm O, bán kính 3cm; hình tròn tâm tuỳ ý, bán kính 2cm.
- HS chữa bài chéo nhau.
- 1 HS lên bảng vẽ.
- HS quan sát hình vừa vẽ và lên điền Đ – S.
Ø Độ dài đoạn thẳng OA lớn hơn độ dài đoạn thẳng OM S
Ø OM = ON Đ
Ø ON = MN Đ
Ø Độ dài đường kính gấp 2 lần độ dài bán kính. Đ
Ø AB = MN Đ
- HS nhận xét – nêu lý do vì sao sai.
Mặt đồng hồ, đĩa hình, hình tròn bằng bìa
Compa
Bảng đ/s
Bảng phụ
Kế hoạch bài dạy tuần 22
TOÁN
THÁNG – NĂM
(tiếp theo)
I – Mục tiêu:
- HS củng cố về tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng.
- Củng cố kỹ năng xem lịch tờ (tờ lịch tháng, năm).
- HS ham học toán, tạo óc sáng tạo.
II – Chuẩn bị:
Giáo viên: Tờ lịch tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm 2004, lịch năm 2005.
Học sinh: Vở BT, lịch năm 2005 (nếu có), bảng đ/s.
III – Các hoạt động:
1) Ổn định: (1’)
2) Kiểm tra bài cũ: (4’) Tháng – Năm
- GV đưa tờ lịch năm 2004. Đưa ra câu hỏi:
Ngày 27 tháng 3 là thứ mấy?
Ngày cuối cùng của tháng 2 là thứ mấy?
Tháng 1 có mấy ngày Chủ nhật?
Chủ nhật cuối cùng của tháng 1 là ngày nào?
- GV nhận xét. Gọi thêm HS trả lời:
Tháng 5 có bao nhiêu ngày? (tháng 3, tháng 12).
- Nhận xét bài cũ.
3) Bài mới: (25’)
* Giới thiệu bài – ghi tựa.
v Hoạt động 1: Xem lịch.
* Mục tiêu: HS biết dựa vào tờ lịch xem thứ ngày, tháng của năm.
- GV đưa tờ lịch năm 2005 cho HS quan sát.
- Yêu cầu HS đọc đề bài 1
- Cho HS làm bài.
- GV hướng dẫn 1 câu trong phần a).
F Để biết ngày 8 tháng 3 là thứ mấy, trước tiên ta phải xác định phần lịch tháng 3 trong tờ lịch. Sau đó xem lịch tháng 3, ta xác định ngày 8 tháng 3 là thứ ba (vì ngày 8 ở trong hàng “thứ ba”). Với các câu khác ta cũng phải xác định phần lịch tháng cần xem trước, sau đó mới xem cụ thể lịch tháng đó.
- Sau đó hướng dẫn HS làm phần b):
F Để tìm thứ hai đầu tiên của tháng 7 là ngày nào , ta nhìn vào hàng “thứ hai” ở lịch tháng 7 và xác định đó là ngày 4, do đó ta nêu: Thứ hai đầu tiên của tháng 7 là ngày 4 tháng 7.
- Cho HS làm bài.
- GV cho HS sửa bài bằng cách “gọi điện”.
- GV nhận xét.
Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bài
- Sửa bài.
- GV nhận xét, cho HS giải thích tại sao sai.
- GV có thể cho HS sử dụng cách nắm bàn tay để xác định tháng có 30 ngày hay 31 ngày.
Bài 3: Cho HS nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS làm bài
- Chữa bài.
* GV lưu ý HS: Trước tiên cần xác định tháng 4 có 30 ngày. Sau đó tính dần: ngày 30 tháng 4 là Chủ nhật, ngày 1 tháng 5 là thứ hai. Vì vậy phải khoanh vào chữ B.
4) Củng cố: (4’)
- GV cho HS nêu ngày sinh nhật của em là vào ngày thứ mấy, tháng mấy và đó là ngày thứ mấy trong năm 2005.
5) Dặn dò: (1’)
- Chuẩn bị bài: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính.
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời câu hỏi của GV đưa ra dựa vào lịch.
- HS nhận xét.
- HS trả lời – nhận xét.
- HS có thể lấy tờ lịch của mình để quan sát và làm bài.
- HS lắng nghe, làm bài.
- HS làm bài.
- HS sửa bài bằng cách gọi điện.
- Nhận xét.
- HS nêu yêu cầu: Điền đ/s.
- HS làm bài – Sửa bài bằng cách 1 HS đọc – Cả lớp giơ bảng đ/s
- HS giải thích vì sao sai.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài – Chữa bài miệng.
- HS quan sát lịch và trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét bạn nói đúng hay sai
Tờ lịch năm 2004
Lịch năm 2005
Bảng đ/s
Lịch 2005
File đính kèm:
- Toan.doc