Kế hoạch bài dạy môn Tập làm văn lớp 5

BÀI 1: CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH

 I. Mục tiêu:

Giúp HS:

- Hiểu được cấu tạo của bài văn tả cảnh gồm: mở bài, thân bài, kết bài và yêu cầu của từng phần

- Phân tích được cấu tạo của một bài văn cụ thể

- Bước đầu biết cách quan sát một cảnh vặy

 II. Đồ dùng dạy học

- Giấy khổ to, bút dạ

- Phần ghi nhớ viết sẵn bảng phụ

 

doc114 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 634 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tập làm văn lớp 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
27); một số lỗi điển hình cần chữa chung trước lớp. III. Các hoạt động dạy – học Các bước Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiểm tra bài cũ 4’ - Kiểm tra đọc phân vai. - GV nhận xét + cho điểm - 2 nhóm đọc lại một trong hai màn kịch đã học ở tiết Tập làm văn trước. Bài mới 1 Giới thiệu bài 1’ Tuần trước các em đã làm bài kiểm tra về tả cây cối. Hôm nay, cô sẽ trả bài cho các em. Sau đó, chúng ta sẽ sửa một số lỗi các em còn mắc phải để các em có thể khắc phục những lỗi đó trong lần viết sau. - HS lắng nghe. 2 Nhận xét 10’ HĐ1: Nhận xét chung - GV đưa bảng phụ đã viết 5 đề văn của tiết Kiểm tra viết bài ( tả cây cối). - GVđặt câu hỏi cho HS xác định rõ yêu cầu của đề bài. - GV nêu những ưu điểm chính của HS. - GV nêu những thiếu sót, hạn chế... HĐ2: GV thông báo điểm cụ thể - HS lần lượt trả lời. 3 Chữa bài HĐ1: Hưỡng dẫn chữa lỗi chung - GV cho một số HS lên chữa lỗi. - GV nhận xét + khẳng định các lỗi HS đã sửa đúng ( nếu HS còn sai, GV sửa lại cho đúng). HĐ2: Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài - GV theo dõi, kiểm tra HĐ3: Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay, bài văn hay. - GV đọc những đoạn, bài văn hay. HĐ4: Hướng dẫn HS viết lại đoạn văn - GV nhận xét + chấm một số đoạn hay các em vừa viết lại. - Một vài em lên bảng sửa lỗi. - Lớp nhận xét. - HS đọc lời nhận xét của GV và tự sửa lỗi. - HS đổi bài cho nhau để sửa lỗi ( ghi lỗi sửa ra lề) - HS lắng nghe, trao đổi thảo luận với bạn bên cạnh về cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn. VD: Cách dùng từ ngữ, cách sử dụng phép nhận hoá, so sánh... - Mỗi HS chọn một đoạn văn trong bài viết chưa hay, chưa đạt viết lại cho hay hơn. - Một số HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn vừa viết lại. 4 Củng cố, dặn dò 2’ - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại cả bài văn. - Về nhà chuẩn bị trước cho bài học tiết Tập làm văn tuần 30. - HS lắng nghe. Tuần 30 Ngày soạn Ngày giảng ôn tập về tả con vật T mục tiêu, yêu cầu 1- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài 2- Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung bài: Bài đọc viết về sự hình thành chiếc áo dài tân thời từ chiếc áo cổ truyền, vẻ đẹp kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo, với phong cách hiện đại phương Tây của tà áo dài Việt Nam, sự duyên dáng, thanh thoát của phụ nữ Việt Nam trong chiếc áo dài. - Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng hoặc phụ nữ có tài. II. Đồ dùng dạy – học - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK III. Các hoạt động dạy – học Các bước Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra 3HS. GV yêu cầu 3 HS đọc lại đoạn, bài văn của bài tả cây cối. - GV nhận xét + cho điểm. - 3 HS lần lượt đọc đoạn văn, hoặc bài văn về nhà các em đã viết lại cho hay hơn. Bài mới 1 Giới thiệu bài 1’ Trong tiết Tập làm văn hôm nay, các em sẽ được củng cố, khắc sâu kiến thức về văn tả con vật. Các em sẽ nắm vững cấu tạo của bài văn, nghệ thuật quan sát và các giác quan được sử dụng khi quan sát... - HS lắng nghe. 2 Làm BT 30’-31’ HĐ1: HS làm BT1 (13’-14’) - Cho HS đọc BT1 - GV giao việc: • Mỗi em đọc thầm lại bài văn + đọc thầm 3 câu a, b, c. • Suy nghĩ tìm câu trả lời đúng cho ba câu hỏi. - GV dán lên bảng lớp tờ giấy (hoặc đưa bảng phụ đã chép sẵn cấu tạo ba phần của bài văn tả con vật) lên. - GV nhận xét tiết học - 1HS đọc bài Chim hoạ mi hót. 1 HS đọc câu hỏi. - 1 HS đọc toàn bộ nội dung trên giấy ( hoặc trên bảng phụ). - HS đọc thầm lại bài Chim hoạ mi hót, lần lượt trả lời câu hỏi. - Lớp nhận xét Bảng phụ - HS đọc thầm lại bài Chim hoạ mi hót, lần lượt trả lời câu hỏi. - Lớp nhận xét. Bài văn miêu tả con vật thường gồm ba phần: 1. Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả 2. Thân bài: - Tả hình dáng - Tả thói quen sinh hoạt và hoạt động... 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ đối với con vật - Cho HS làm bài - Cho HS trình bày kết quả. - GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng của câu a ( GV đưa kết quả đúng đã chuẩn bị trước lên) a/ Bài văn gồm các đoạn - Đoạn 1: câu đầu. - Đoạn 2: tiếp theo đến “...mờ mờ rủ xuống cỏ cây” - Đoạn 3: tiếp theo đến “...trong bóng đêm dày”. - Đoạn 4: phần còn lại Nội dung chính của từng đoạn - Giới thiệu sự xuất hiện của chim hoạ mi vào các buổi chiều. - Tả tiếng hót đặc biệt của hoạ mi vào buổi chiều. - Tả cách ngủ rất đặc biệt của họa mi trong đêm. - Tả cách hót chào nắng sớm rất đặc biệt của họa mi. H: Tác giả quan sát chim hoạ mi hót bằng những giác quan nào? c/ Em thích chi tiết và hình ảnh so sánh nào? Vì sao? HĐ2: HS làm BT2 (15’-16’) - Cho HS đọc yêu cầu của BT2 - GV giao việc: • Các em nhớ viết đoạn văn khoảng 5 câu. • Chỉ tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật. - Cho HS làm bài + trình bày kết quả. - GV nhận xét + khen những HS viết hay. - Tác giả quan sát bằng nhiều giác quan: • Thị giác (mắt): Nhìn thấy chim hoạ mi bay đến, thấy chim nhắm mắt, thu đầu vào cổ, thấy hoạ mi kéo dài cổ ra mà hót, xù lông, chuyển từ bụi nọ sang bụi kia tìm sâu... • Thính giác (tai): Nghe tiếng hót của hoạ mi các buổi chiều, nghe tiếng hót vang lừng vào buổi sáng... - HS tự do trả lời và giải thích rõ tại sao mình thích. - 1HS đọc thành tiếng. - HS làm bài cá nhân. - Một số em đọc đoạn văn vừa viết. - Lớp nhận xét. 3 Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại. Cả lớp chuẩn bị nội dung chi tiết viết bài văn tả một cảnh vật mà em thích. - HS lắng nghe. Ngày soạn: Ngày giảng Tả con vật (Kiểm tra viết) i mục tiêu, yêu cầu 1- Dựa trên kiến thức có được về văn tả con vật và kết quả quan sát, HS viết được một đoạn văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ đạt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc. II. Đồ dùng dạy – học - Giấy kiểm tra hoặc vở. - Tranh vẽ hoặc hình ảnh chụp một số con vật như gợi ý. III. Các hoạt động dạy – học Các bước Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài mới 1 Giói thiệu bài mới 1’ Trong Trong tiết Tập làm văn trước, cô đã dặn các em về nhà chuẩn bị cho tiết kiểm tra hôm nay. Trong Tiết tập làm văn này, các em sẽ viết hoàn chỉnh một bài văn tả con vật mà em yêu thích. - HS lắng nghe. 2 Hướng dẫn HS làm bài 5’ - GV viết đề bài lên bảng - Cho HS đọc gợi ý trong SGK. - GV: Các em có thể viết về con vật mà ở tiết trước các em đã viết đoạn văn tả hình dáng hoặc tả hoạt đọng của con vật đó. Các em cũng có thể viết về một con vật khác. - Cho HS giới thiệu về con vật mình tả. - 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm. - 1 HS đọc thành tiếng, lớp lắng nghe. - Một số HS lần lượt giới thiệu. 3 HS làm bài - GV nhắc nhở HS cách trình bày bài, chú ý chính tả, dùng từ, đặt câu. - - GV thu bài khi hết giờ - HS làm bài 4 Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà chuẩn bị nội dung cho tiết Tập làm văn tuần 31. (Ôn tập về tả cảnh, mang theo sách Tiếng Việt 5, tập một, liệt kê những bài văn tả cảnh đã học trong học kì I. Tuần 31 Ngày soạn Ngày giảng ôn tập về văn tả cảnh I. Mục tiêu, yêu cầu 1- Liệt kê những bài văn tả cảnh đã học trong học kì I. Trình bày được dàn ý của một trong những bài văn đó. 2- Đọc một bài văn tả cảnh, biết phân tích trình tự miêu tả của bài văn nghệ thuật quan sát và chọc lọc chi tiết, thái độ của người tả. II. Đồ dùng dạy – học - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III. Các hoạt động dạy – học Các bước Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài mới 1 Giới thiệu bài 1’ Từ tuần 1 đến tuần 11 các em đã được học về những bài văn tả cảnh. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được ôn tập về tả cảnh, củng cố kiến thức về văn tả cảnh; về cấu tạo của một bài văn; cách quan sát, chọn lọc chi tiết.... - HS lắng nghe. HĐ1: HS làm BT1 - GV giao việc: 2 việc • Các em liệt kê những bài văn tả cảnh đã học trong các tiết Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn từ tuần 1 đến tuần 11 ( sách Tiếng Việt 5, tập 1). • Chọn một bài văn vừa liệt kê và lập dàn ý cho bài văn vừa chọn. - Cho HS làm bài. GV phát phiếu cho 2 HS. - Cho HS trình bày kết quả. - GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng ( GV dán lên bảng tờ phiếu đã ghi sẵn lời giải lên bảng). - 2 HS làm bài vào phiếu. - HS còn lại làm vào vở bài tập hoặc vào giấy nháp. - 2HS làm bài vào giấy lên dán trên bảng lớp. - Lớp nhận xét. a/ Tuần Các bài văn tả cảnh Trang 1 - Quang cảnh làng mạc ngày mùa - Hoàng hôn trên sông Hương - Nắng trưa - Buổi sớm trên cánh đồng 10 11 12 14 2 - Rừng trưa - Chiều tối 21 22 3 - Mưa rào 31 6 - Đoạn văn tả biển của Vũ Tú Nam - Đoạn văn tả con kênh của Đoàn Giỏi. 62 62 7 - Vịnh Hạ Long 70 8 - Kì diệu rừng xanh 75 9 - Bầu trời mùa thu - Đất Cà Mau 87 89 - Cho HS nói về bài mình chọn. - Cho HS làm bài + trình bày bài. - GV nhận xét + khen HS làm dàn ý đúng - Một số HS nói về bài mình sẽ chọn để lập dàn bài. - Một số HS nối tiếp nhau trình bày miệng dàn ý mình làm. Làm BT 33’-35’ HĐ2: HS làm BT2 - Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc bài Buổi sảng ở Thành phố Hồ Chí Minh. - GV nhắc lại yêu cầu. - Cho HS làm bài - GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng. a/ Bài văn miêu tả buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự thời gian từ lúc trời hửng sáng đến lúc sáng rõ. b/ Những chi tiết cho thấy tác giả quan sát rất tinh tế: - Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng, lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian... - Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất. - thành phố như bồng bềnh giữa một biển hơi sương. - Những vùng cây xanh bỗng oà tơi trong nắng sớm. - Mặt trời dâng chầm chậm, lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại. c/ Hai câu cuối bài là câu cảm thán thể hiện tình cảm tự hào, ngưỡng mộ, yêu quý của tác giả đối với vẻ đẹp của thành phố. - 1HS đọc thành tiếng, HS còn lại theo dõi trong SGK. - HS đọc thầm lại bài văn và trả lời câu hỏi. - Một số HS phát biểu ý kiến - Lớp nhận xét 3 Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS đọc trước nội dung của tiết Ôn tập về tả cảnh, quan sát một cảnh theo đề bài đã nêu để lập được dàn ý cho bài văn

File đính kèm:

  • docTLV lop 5 ca nam.doc
Giáo án liên quan