Kế hoạch bài dạy môn Luyện từ và câu Lớp 3A Tuần 23

I – Mục tiêu:

 - Củng cố về nhân hóa, các cách nhân hóa.

 - Ôn luyện về câu Như thế nào? Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi Như thế nào?

 - Giáo dục sử dụng câu nhân hóa đúng, chính xác.

II – Đồ dùng dạy học:

 - 2 tờ giấy khổ to sử dụng làm bài tập 1.

 - Các câu trong BT 2 – 3 viết sẵn bảng phụ.

 - Một chiếc đồng hồ có 3 kim.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Luyện từ và câu Lớp 3A Tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy tuần 23 LUYỆN TỪ VÀ CÂU NHÂN HÓA – ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI “NHƯ THẾ NÀO?” I – Mục tiêu: - Củng cố về nhân hóa, các cách nhân hóa. - Ôn luyện về câu Như thế nào? Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi Như thế nào? - Giáo dục sử dụng câu nhân hóa đúng, chính xác. II – Đồ dùng dạy học: - 2 tờ giấy khổ to sử dụng làm bài tập 1. - Các câu trong BT 2 – 3 viết sẵn bảng phụ. - Một chiếc đồng hồ có 3 kim. III – Các hoạt động: Ổn định: (1’) hát Bài cũ: (5’) - GV nêu tên bài cũ và yêu cầu kiểm tra, nhận xét chấm điểm. + Nêu 5 từ chỉ trí thức, 5 từ chỉ hoạt động. + Đặt câu với 2 từ trong 5 từ vừa tìm. + Đặt dấu phẩy vào các câu sau: Trên nền trời xanh chim trắng bay rộn ràng. Xung quanh ba Bác cháu hoa thơm đua nhau nở. Bài mới: (25’) - GV giới thiệu – Ghi tựa bài. - Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: - Mục tiêu: Giúp HS nắm lại cách dùng từ nhân hóa. - Tiến hành: phương pháp thảo luận nhóm. + GV cho 1 HS đọc yêu cầu của bài 1. + GV cho HS thảo luận nhóm – Theo dõi – Nhận xét HS trình bày thảo luận. + GV lưu ý: câu b: GV cho HS trả lời cá nhân. Bài 2: - Mục tiêu: Giúp HS nắm cách trả lời câu hỏi theo đúng nội dung câu hỏi. - Tiến hành: trò chơi hỏi đố. + GV cho 1 HS đọc yêu cầu và cho HS làm vào vở. + GV cho HS sửa bài với hình thức hỏi - trả lời. + GV theo dõi, nhận xét. Bài 3: - Mục tiêu: giúp HS nắm được cách đặt câu hỏi với từ Như thế nào? - Tiến hành: thi đua viết tiếp sức. + GV cho 1 HS đọc yêu cầu. + GV treo bảng có ghi 4 câu trả lời. + HS thi đua theo 4 tổ lên viết câu hỏi tiếp sức. + GV theo dõi, nhận xét thi đua và cho HS làm vào vở BT. - HS nhắc lại cá nhân. - HS đọc yêu cầu cá nhân. - HS thảo luận nhóm, ghi vào bảng thảo luận. - Các nhóm trình bày thảo luận - Nhận xét, bổ sung ý kiến. - HS giải theo đáp án đúng viết vào vở BT. Sự vật được nhân hóa: kim giờ, kim phút, kim giây, cả 3 kim. Từ dùng để gọi sự vật: bác, anh, bé. Từ ngữ dùng để miêu tả sự vật: thận trọng, nhích từng li, từng li lầm lì đi từng bước, từng bước tinh nghịch, chạy vút lên trước hàng cùng tới đích, rung 1 hồi chuông. - 1 HS đọc yêu cầu cá nhân, làm bài vào vở. - HS sửa bài bằng cách mời tên hỏi nhau – trả lời – nhận xét bằng bảng Đ/S. a- Bác kim giờ nhích từng bước về phía trước một cách thận trọng. b- Anh kim phút đi từng bước, từng bước lầm li về phía trước. c- Bé kim giây tinh nghịch chạy vút lên trước hàng. - 1 HS đọc yêu cầu. - HS thi đua viết tiếp sức theo tổ. - HS giải đáp án. a- Trương Vĩnh Ký hiểu biết như thế nào? b- Ê-đi-xơn làm việc như thế nào? c- Hai chị em nhìn chú Lí như thế nào? d- Tiếng nhạc nổi lên như thế nào? Bảng thảo luận Vở BT Bảng Đ/S Củng cố – Dặn dò: (5’) - GV cho HS thi đua theo tổ tìm và đặt câu có từ nhân hóa. - GV theo dõi, nhận xét. - Về nhà làm lại bài và xem trước tiết 24. - GV nhận xét tiết.

File đính kèm:

  • docLuyen tu va cau.doc