I – Mục tiêu:
- Tiếp tục học về nhân hoá: nắm được 3 cách nhân hoá.
- Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi “Ở đâu?” (Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?”, trả lời đúng các câu hỏi.)
- Giáo dục HS cách dùng từ và đặt câu đúng kiểu câu.
II – Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết một đoạn văn (có 2, 3 câu thiếu dấu phẩy sau các bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian).
- Bốn tờ giấy khổ to kẻ bảng trả lời câu hỏi BT1.
- Bảng phụ viết 3 câu văn ở BT3.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1087 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Luyện từ và câu Lớp 3A Tuần 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy tuần 21
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
- NHÂN HOÁ
- ÔN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: Ở ĐÂU?
I – Mục tiêu:
- Tiếp tục học về nhân hoá: nắm được 3 cách nhân hoá.
- Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi “Ở đâu?” (Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?”, trả lời đúng các câu hỏi.)
- Giáo dục HS cách dùng từ và đặt câu đúng kiểu câu.
II – Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết một đoạn văn (có 2, 3 câu thiếu dấu phẩy sau các bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian).
- Bốn tờ giấy khổ to kẻ bảng trả lời câu hỏi BT1.
- Bảng phụ viết 3 câu văn ở BT3.
III – Các hoạt động dạy học:
1) Ổn định: (1’) hát
2) Bài cũ: (5’) Mở rộng vốn từ: Tổ quốc – Dấu phẩy.
- T nêu tên bài cũ và các yêu cầu kiểm tra.
+ HS làm bài tập 1 tìm 5 từ cùng nghĩa với từ Tổ quốc.
+ HS đặt dấu phẩy vào đoạn văn trong sách giáo viên.
- T nhận xét.
3) Bài mới: (25’) Nhân hoá – Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi “Ở đâu?”.
* T giới thiệu – ghi tựa bài.
µ Bài tập 1:
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được cách đọc bài thơ và đọc diễn cảm bài.
* Tiến hành: phương pháp cá nhân.
- T cho HS trò chơi gọi điện dây chuyền và mời các bạn đọc bài – nhận xét.
- T theo dõi – nhận xét.
µ Bài tập 2:
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được cách dùng từ nhân hoá theo 3 cách.
* Tiến hành: học nhóm, phương pháp thi đua.
- T cho 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- T cho HS thảo luận nhóm: tìm những sự vật được nhân hoá.
- T theo dõi, nhận xét.
* Đáp án đúng: Có 6 sự vật được nhân hoá: mặt trời, mây, trăng sao, đất, mưa, sấm.
Ø T lưu ý HS nêu “chớp” cũng được nhân hoá, T cần giải thích “loè” không phải từ chỉ hành động của người; “soi sáng” cũng không phải là từ chỉ hành động dùng riêng cho người.
- T nêu: Các sự vật được nhân hoá bằng những cách nào?
- T dán lên bảng 4 tờ phiếu khổ to đã kẻ sẵn. T cho HS thi đua viết tiếp sức theo tổ.
- T theo dõi – nhận xét.
- T cho HS sửa bài theo lời giải đúng trong sách giáo viên.
- T nêu: qua bài tập trên, các em thấy có mấy cách nhân hoá?
µ Bài tập 3:
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được cách đặt và trả lời câu hỏi: Ở đâu?
* Tiến hành: phương pháp đàm thoại, giảng giải.
- T cho HS thực hiện làm vào vở bài tập.
- T cho HS sửa bài bằng phương pháp trò chơi thi đua.
- T cho HS sửa bài theo lời giải đúng.
- T lưu ý với câu ba HS có thể gạch cả cụm từ: ở Trung Quốc trong một lần đi sứ .
µ Bài tập 4:
* Mục tiêu: giúp HS nắm được cách trả lời theo câu hỏi: Ở đâu?.
* Tiến hành: học cá nhân.
- T cho HS mời nhau trả lời câu hỏi và đặt câu : Ở đâu?.
- T theo dõi – nhận xét.
4) Củng cố – dặn dò: (5’)
- T cho HS nêu lại 3 cách nhân hoá. Cho ví dụ các câu có nhân hoá.
- T nhận xét tiết.
- Chuẩn bị tiết 22.
- HS lặp lại tựa bài cá nhân.
- HS thi đua theo 2 dãy gọi điện mời các bạn đọc – nhận xét lẫn nhau.
- HS đọc yêu cầu cá nhân.
- HS thảo luận nhóm – ghi vào bảng.
- HS trình bày phần thảo luận.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS làm vở bài tập.
- HS thi đua viết tiếp sức theo yêu cầu.
- HS nhận xét lẫn nhau.
- HS sửa bài bằng bảng đ/s.
- HS viết vào vở bài tập.
- HS nêu có 3 cách nhân hoá:
Gọi sự vật bằng từ dùng để gọi con người: ông, chị.
Tả sự vật bằng những từ dùng để tả ngưới: bật lửa, kéo đến, trốn, nóng lòng chờ đợi, hả hê uống nước, xuống, vỗ tay cười.
Nói sự vật thân mật như nói với con người: gọi mưa xuống thân cú như gọi một người bạn.
- HS làm bài ở vở bài tập.
- HS sửa bài thi đua theo 2 dãy.
- HS nhận xét bảng đ/s.
a) Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
b) Ông được học nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ.
c) Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ông ở quê hương ông.
- HS mời nhau đặt và trả lời câu hỏi cá nhân – nhận xét.
a) Câu chuyện kể trong bài diễn ra vào thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, ở chiến khu.
b) Trên chiến khu, các chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi sống ở trong lán.
c) Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi, trung đoàn trưởng khuyên họ trở về sống với gia đình.
Bảng gỗ
Vở BT
Bốn tờ giấy khổ to
Bảng đ/s
Vở BT
Bảng đ/s
File đính kèm:
- Luyen tu va cau.doc