Kế hoạch bài dạy môn Lịch sử lớp 5 - Tuần 28: Tiến vào dinh độc lập

I.MỤC TIÊU:

Sau bài học HS nêu được :

• Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là chiến dịch cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta, là đỉnh cao của cuộc tổng tiến công giải phóng miền Nam bắt đầu từ ngày 26-4-1975 và kết thúc bằng sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập .

• Chiến dịch HCM toàn thắng chấm dứt 21 năm chiến đấu hi sinh của dân tộc ta, mở ra thời kì mới : miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất .

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

• Bản đồ hành chính VN .

• Các hình minh hoạ trong SGK .

• Phiếu học tập của HS .

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 966 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Lịch sử lớp 5 - Tuần 28: Tiến vào dinh độc lập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: Tiểu học Long Giao Giáo viên: Lê Thị Cẩm Nhung Tuần: 28 Lớp: 5 LỊCH SỬ TIẾN VÀO DINH ĐỘC LẬP I.MỤC TIÊU: Sau bài học HS nêu được : Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là chiến dịch cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta, là đỉnh cao của cuộc tổng tiến công giải phóng miền Nam bắt đầu từ ngày 26-4-1975 và kết thúc bằng sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập . Chiến dịch HCM toàn thắng chấm dứt 21 năm chiến đấu hi sinh của dân tộc ta, mở ra thời kì mới : miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất . II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bản đồ hành chính VN . Các hình minh hoạ trong SGK . Phiếu học tập của HS . III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠy HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ (5’) -GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS . 2. GV giới thiệu bài . +Hỏi : Ngày 30-4- là ngày lễ kỉ niệm gì của đấ nước ta ? +Nêu : Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về sự kiện lịch sử trọng đại ngay 30-4-1975 qua bài Tiến vào Dinh Độc Lập . 3. bài mới v Hoạt động 1: Cuộc tổng tiến công giải phóng Sài Gòn. (12’) Mục tiêu: hs khái quát về cuộc tổng tiến công giải phóng Sài Gòn. -GV hỏi HS : Hãy so sánh lực lượng của ta và của chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pa-ri ? +GV nêu khái quát về cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 (vừa giảng bài vừa chỉ bản đồ VN ) vHoạt động 2: chiến dịch HCM lịch sử và cuộc tiến công vào độc lập (10’) Mục tiêu: hs khái quát được chiến dịch HCM lịch sử và cuộc tiến công vào độc lập -GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để cùng giải quyết các vấn đề sau : +Quân ta tiến vào Sìa Gòn theo mấy mũi tiến công ?Lữ đoàn xe tăng 203 có nhiệm vụ gì ? -Thuật lại cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập . +Tả lại cảnh cuối cùng khi nội các Dương Văn Minh đầu hàng . -GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp . -GV nhận xét kết quả làm việc của HS. -GV tổ chức cho HS trao đổi để trả lời các câu hỏi : + sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc Lập chứng tỏ điều gì ? +Tại sao Dương Văn Minh phải đầu hàng vô điều kiện .? +Giờ phút thiêng liêng khi quân ta chiến thắng, thời khắc đánh dấu miền Nam đã được giải phóng,đất nước ta đã thống nhất là lúc nào ? -GV kết luận về diễn biến của chiến dịch HCM lịch sử . vHoạt động 3: Ý nghĩa của chiến dịch HCM (7’) Mục tiêu: hs nêu được ý nghĩa của chiến dịch HCM -GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm để tìm hiểu về ý nghĩa của chiến dịch HCM lịch sử.Có thể gợi ý cho HS các câu hỏi sau :+Chiến thắng của chiến dịch HCM lịch sử có thể so sánh với những chiến thắng nào trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước của nhân dân ta . +Chiến thắng này tác động thế nào đến chính quyền Mĩ,quân đội Sài gòn,có ý nghĩa thế nào với mục tiêu cách mạng của ta . -GV gọi HS trình bày ý nghĩa của chiến thắng chiến dịch HCM lịch sử . 4. củng cố, dặn dò (2’) Ngày 30/ 4/ 1975 xảy ra sự kiện gì? Ý nghĩa lịch sử của sự kiện đó? Gv tổng kết nội dung bài Nhận xét tiết học. dặn hs về nhà học bài và chuẩn bị bài sau -4 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi . ? Hiệp định Pa-ri về Việt Nam được kí kết vào thời gian nào? Trong khung cảnh ra sao? ? Nêu một số nội dung cơ bản của hiệp định Pa-ri về Việt Nam. ? Hiệp định Pa-ri về Việt Nam có ý nghĩa như thế nào? +Là ngày kỉ niệm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước -1 HS phát biểu ý kiến, các HS khác bổ sung, cả lớp thống nhất ý kiến như sau : Sau Hiệp định Pa-ri, Mĩ rút khỏi VN, chính quyền Sài Gòn sau thất bại liên tiếp lại không được sự hỗ trợ của Mĩ như trước trở nên hoang mang, lo sợ, rối loạn và yếu thế, trong khi đó lực lượng của ta ngày càng lớn mạnh . -Mỗi nhóm có 4-6 HS cùng đọc SGK thảo luận để giải quyết vấn đề . +Quân ta chia thành 5 cánh quân tiến vào Sài Gòn. Lữ đoàn xe tăng 203 đi từ hướng phía đông và có nhiệm vụ phối hợp cùng các đơn vị bạn để cắm cờ trên Dinh Độc Lập . +Dựa vào SGK , lần lượt từng HS thuật trước nhóm, các HS trong nhóm theo dõi và bổ sung ý kiến cho nhau . +Lần lượt từng em kể trước nhóm. Nhấn mạnh: *Tổng thống chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh và nội các phải đầu hàng vô điều kiện . -3 nhóm cử đại diện báo cáo kết quả của nhóm. Mỗi nhóm chỉ nêu về 1 vấn đề .Các nhóm khác nghe và bổ sung ý kiến . -Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến . -4 đến 6 HS tạo thành 1 nhóm cùng thảo luận,trả lời các câu hỏi gợi ý của GV dể rút ra ý nghĩa của chiến dịch lịch sử HCM -Một số HS trình bày trước lớp. HS cả lớp theo dõi và nhận xét. Hs nêu Rút kinh nghiệm tiết dạy:

File đính kèm:

  • doclich su t 28.doc