Kế hoạch bài dạy môn Lịch sử lớp 5 (trọn bộ)

I. MỤC TIÊU:

- Biết được thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kì. Nêu các sự kiện chủ yếu về Trương Định: không tuân theo lệnh vua, cùng nhân dân chống Pháp.

- Trương Định quê ở Bình Sơn, Quãng Ngãi, chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng vùa tấn công Gia Định (năm 1859).

- Triều đình kí hòa ước nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp và ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến.

- Trương Định không tuân theo lệnh vua, kiên quyết cùng nhân dân chống Pháp.

-Biết các đường phố, trường học,.ở địa phương mang tên Trương định.

 II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bản đồ hành chính Việt Nam - Hình ảnh SGK/4

- Học sinh: SGK và VBT

 

doc66 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Lịch sử lớp 5 (trọn bộ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ä Đảng Cộng sản? Ở đâu? HS trả lời, GV nhận xét, góp ý và tuyên dương HS trả lời tốt 3-Bài mới: 3.1. Giới thiệu: Ngày 13-08-1945, hay tin Nhật hoàng đầu hàng quân đồng minh vô điều kiện, Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng tại Tân Trào quyết định Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc giành lấy chính quyền Nêu nhiệm vụ: Tỉnh ủy Sóc Trăng đã chuẩn bị kế hoạch Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 như thế nào? 3.2. Hoạt động: GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận theo các câu hỏi sau: * Nhóm 1 và 3: Hưởng ứng quyết định tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng, Tỉnh ủy Sóc Trăng đã có những hoạt động chuẩn bị Tổng khởi nghĩa như thế nào? Gợi ý trả lời: Tại Sóc Trăng ngày 20-8-1945 BCH Tỉnh ủy tổ chức cuộc họp tại “Quán cơm Thanh niên” đề ra nhiệm vụ: đưa quần chúng công nông vào tổ chức CM, chuẩn bị tiếp thu, bảo vệ các cơ sở KT, VHXH khi giành chính quyền, đẩy mạnh tuyên truyền vận động binh sĩ và gia đình binh sĩ theo CM. Ngày 24-8-1945,lực lượng Thanh niên Tiền phong tổ chức mít tinh lớn tại sân vận động tỉnh để tuyên thệ sẵn sàng chiến đấu vì Tổ quốc. Chiều 24-8-1945, Tỉnh ủy Sóc Trăng họp quyết định kế hoạch khởi nghĩa ở địa phương thực hiện theo hai bước: Bước 1: thuyết phục tỉnh trưởng Võ Văn Đảnh giao chính quyền cho CM; Bước 2: nhân dịp chính quyền địch tổ chức mít tinh tiếp đón tên khâm sai đại thần Nguyễn Văn Sâm và sáng 25-8-1945, ta vận động quần chúng nổi dậy dành chính quyền. * Nhóm 2 và 5: Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 ở Sóc Trăng diễn ra ntn? Gợi ý trả lời: Đêm 24-8-1945, Tỉnh ủy bố trí cho các ông Nguyễn Văn Nghĩa ( thư kí tòa bố - tức Tòa Hành chính tỉnh) là người có cảm tình với CM, đang giữ trọng trách trong chính quyền địch, có uy tín với tỉnh trưởng cùng với Dương Văn Đen, thủ lĩnh Thanh niên Tiền Phong đến gặp tỉnh trưởng Võ Văn Đảnh. Trước khí thế của phong trào CM và sự thuyết phục của các ông, tên Đảnh buộc phải giao chính quyền cho CM. Theo kế hoạch, sáng 25-8-1945, lực lượng quần chúng ở các làng ven tỉnh lị, hàng ngũ chỉnh tề, giương cao cờ đỏ sao vàng và biểu ngữ kéo về Quảng trường Hai Hình tiến hành cuộc mít tinh. Trước sức mạnh của quần chúng, quân Nhật và bọn tay sai không dám kháng cự. Trên kháng đài, tên tỉnh trưởng Võ Văn Đảnh tuyên bố giao chính quyền cho Việt Minh và xin được tha tội. Đồng chí Dương Kì Hiệp thay mặt Uûy ban Giải phóng Dân tộc tỉnh tiếp nhận chính quyền và tuyên bố “ kể từ ngày 25-8-1945, bãi bỏ chính quyền thực dân phong kiến từ cấp tỉnh, quận đến tổng, làng. Bải bỏ mọi chính sách của chính quyền Pháp - Nhật”. Cò đỏ sao vàng tung bay trên khán đài, nhân dân tràn ngập niềm vui đồng loạt hô vang: “Hoan hô chính quyền CM”, “Hoan hô mặt trận Việt Minh”, “Hoan hô Đảng Cộng sản”, “VN độc lập muôn năm”, “ Đả đảo chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim”.Sau đó, đoàn người diễu hành qua các đường phố của tỉnh lị, tiến hành tiếp thu các cơ quan chính quyền địch và bắt đầu tiến hành mọi hoạt động trong tỉnh. Cùng lúc đól, dưới sự lãnh đạo thống nhất của Tỉnh ủy các quận, các làng trong tỉnh đồng loạt phối hợp tổng khởi nghĩa. Chỉ trong hiai ngày 25,26-8-1945 chính quyền các cấp về tay nhân dân. Cuộc tổng khởi nghĩa của nhân dân Sóc Trăng đã dành thắng lợi trọn vẹn. * Nhóm 3 và 6: Hãy cho biết ý nghĩa lịch sử của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 ? Gợi ý trả lời: Cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 là thắng lợi lớn nhất của Đảng bộ và Nhân dân Sóc Trăng qua 15 năm xây dựng và trưởng thành, góp phần quan trọng cùng nhân dân cả nước đập tan bộ máy chính quyền thực dân, phong kiến, lập nên nước VN Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỉ nguyên mới độc lập tự do của dân tộc ta. Trong quá trình HS cử đại diện trình bày kết quả, GV tổng kết từng phần kết hợp cho HS quan sát tranh minh họa để tái hiện sư kiện lịch sử. Kết hợp giải nghĩa các từ: Tổng, quảng trường Hai Hình 4. Củng cố: GV gắn bảng phụ đã chép sẵn ghi nhớ. HS đọc phần ghi nhớ. 5. Nhận xét, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn HS xem lại bài chuẩn bị thi cuối năm. ******************************************************************* Thứ hai, ngày..tháng.năm 2010 TUẦN: 33 TIẾT 33: ÔN TẬP HỌC KÌ 2 I-MỤC TIÊU: - Nắm được các mốc lịch sử, các sự kiện của lịch sử nước ta từ đầu HK2 đến nay. - Nắm được diễn biến chính của Hiệp Giơ-ne-vơ và Hiệp định Pa-ri. - Biết một số công trình tiêu biểu khi đất nước thống nhất II-CHUẨN BỊ: III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: 1-Ổn định:Hát vui 2-Kiểm tra: -Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs -Gv nhận xét đánh giá 3-Bài mới: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A/Gv hướng dẫn ôn tập - Gv giới thiệu các bài ôn tập B/ Hoạt động nhóm - Gv chia lớp 4 nhóm - Gv nêu câu hỏi gợi ý + N1: Nêu những mốc lịch sử qua 3 bài đầu? + N2: Nêu những diễn biến chính sau hiệp định Genève ( 3 bài tiếp theo ) + N3: Nêu những diễn biến chính của hiệp định Pari? + N4: Nêu những công trình tiêu biểu sau khi hoàn thành thống nhất đất nước? - Gv mở bảng phụ tóm tắt - Gv nhận xét chung - Hs nêu các bài đã học ở HK2: + Chiến thắng lịch sửĐiện Biên Phủ + Nước nhà bị chia cắt + Bến Tre đồng khởi + Nhà máy hiện đại đầu tiên ở nước ta + Đướng Trường Sơn + Sấm sét đêm giao thừa + Chiến thắng"Điện Biên Phủ trên không" + Lễ kí hiệp định Pari + Tiến vào dinh Độc Lập + Hoàn thành thống nhất đất nước + Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình - Các nhóm thực hiện 3 bài - Các nhóm đọc thầm bài - Các nhóm thảo luận trình bày - Nhận xét đánh giá 4-Củng cố: - Các nhóm lần lượt nêu các diễn biến chính - Gv nhận xét đánh giá 5-Dặn dò: - Gv nhận xét tiết học - Chuẩn bị thi HK2 ***************************************************************** Thứ hai, ngày..tháng.năm 2010 TUẦN: 34 Tiết 34 ÔN TẬP: LỊCH SỬ NƯỚC TA TỪ GIỮA THẾ KỈ XIX ĐẾN NAY I. Mục tiêu: Nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay: + Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đứng lên chống Pháp. + Đảng Cộng sản VN ra đời, lãnh đạo Cách mạng nước ta; Cách mạng tháng Tám thành công; ngày 2-9-1945 Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. + Cuối năm 1945 thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước. Chiến thắng ĐBP kết thúc thắng lợi. + Giai đoạn 1954-1975: Nhân dân miền Nam đứng lên chiến đấu, miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đồng thời chi viện cho miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước được thống nhất. II. Chuẩn bị: + GV: Bản đồ hành chính Việt Nam, phiếu học tập. + HS: Nội dung ôn tập. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 1’ 30’ 12’ 10’ 6’ 2’ 1’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: “Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.” Nêu những mốc thời gian quan trọng trong quá trình xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình? Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình ra đời có ý nghĩa gì? ® Giáo viên nhận xét bài cũ. 3. Giới thiệu bài mới: Nêu mục tiêu bài:“Ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay.” 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Nêu các sự kiện tiêu biểu nhất. Hãy nêu các thời kì lịch sử đã học? v Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung từng thời kì lịch sử. Chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu, ôn tập một thời kì. Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận. + Nội dung chính của từng thời kì. + Các niên đại quan trọng. + Các sự kiện lịch sử chính. ® Giáo viên kết luận. v Hoạt động 3: Phân tích ý nghĩa lịch sử. Hãy phân tích ý nghĩa của 2 sự kiện trọng đại cách mạng tháng 8/ 1945 và đại thắng mùa xuân 1975. ® Giáo viên nhận xét + chốt. v Hoạt động 4: Củng cố. Giáo viên nêu: Từ sau 1975, cả nước ta cùng bước vào công cuộc xây dựng CNXH. Từ 1986 đến nay, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tiến hành công cuộc đổi mới thu được nhiều thành tựu quan trọng, đưa nước nhà tiến vào giai đoạn CNH – HĐH đất nước. 5. Tổng kết - dặn dò: Chuẩn bị: “Ôn tập thi HKII”. Nhận xét tiết học. Hát Học sinh nêu (2 em). - Nhận xét - Lắng nghe Hoạt động lớp. Học sinh nêu 4 thời kì: + Từ 1858 đến 1930 + Từ 1930 đến 1945 + Từ 1945 đến 1954 + Từ 1954 đến 1975 Hoạt động lớp, nhóm. Chia lớp làm 4 nhóm, bốc thăm nội dung thảo luận. Học sinh thảo luận theo nhóm với 3 nội dung câu hỏi. Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả học tập. Các nhóm khác, cá nhân nêu thắc mắc, nhận xét (nếu có). Hoạt động nhóm đôi. Thảo luận nhóm đôi trình bày ý nghĩa lịch sử của 2 sự kiện. Cách mạng tháng 8 / 1945 và đại thắng mùa xuân 1975. 1 số nhóm trình bày. Học sinh lắng nghe. - Lắng nghe ************************************************************* Thứ hai, ngày..tháng.năm 20 TUẦN: 35 Tiết 35 KIỂM TRA HỌC KÌ 2 Đề kiểm tra do ban giám hiệu nhà trường ra đề ********************************************************

File đính kèm:

  • doclich su 5 CKT.doc