I.Mục tiêu :
-Học sinh biết tình hình đất nước sau khi thực dân Pháp xâm lược và quyết tâm cùng nhân dân chống giặc của Trương Định - một trong những tấm gương tiêu biểu của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Kì.
-Trình bày được tình hình đất nước; những băn khoăn, suy nghĩ của Trương Định; quyết định của Trương Định trước niềm tin yêu của nghĩa quân và dân chúng.
-Các em tự hào về người anh hùng của dân tộc.
II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Bản đồ hành chính
III.Các hoạt động dạy và học :
1.Mở đầu : Giới thiệu sơ lược về chương trình Lịch sử lớp 5 và những yêu cầu của môn học
2.Bài mới : a.Giới thiệu bài : “Bình Tây Đại nguyên soái” Trương Định
b.Nội dung : -Yêu cầu hs đọc toàn bài và phần chú thích
1 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Lịch sử lớp 5 - Tiết: Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.Lịch sử : “Bình Tây Đại nguyên soái” Trương Định
I.Mục tiêu :
-Học sinh biết tình hình đất nước sau khi thực dân Pháp xâm lược và quyết tâm cùng nhân dân chống giặc của Trương Định - một trong những tấm gương tiêu biểu của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Kì.
-Trình bày được tình hình đất nước; những băn khoăn, suy nghĩ của Trương Định; quyết định của Trương Định trước niềm tin yêu của nghĩa quân và dân chúng.
-Các em tự hào về người anh hùng của dân tộc.
II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Bản đồ hành chính
III.Các hoạt động dạy và học :
1.Mở đầu : Giới thiệu sơ lược về chương trình Lịch sử lớp 5 và những yêu cầu của môn học
2.Bài mới : a.Giới thiệu bài : “Bình Tây Đại nguyên soái” Trương Định
b.Nội dung : -Yêu cầu hs đọc toàn bài và phần chú thích
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động học của trò
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về tình hình đất nước (13’)
Mục tiêu : Hướng dẫn hs đọc thông tin để nắm được tình hình đất nước sau khi thực dân Pháp xâm lược
-Giới thiệu kết hợp chỉ bản đồ : Ngày 1 - 9 -1958, thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Bị chống trả quyết liệt, năm sau, chúng chuyển hướng đánh vào Gia Định. Nhân dân Nam Kì đứng lên chống Pháp. Đáng chú ý nhất là phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân dưới sự chỉ huy của Trương Định.
-Đọc thông tin “Ngay sau khi cho phải” và TLCH “Nhân dân Nam Kì đã làm gì khi thực dân Pháp xâm lược nước ta?” (chống thực dân Pháp, khởi nghĩa , )
-Kể tên một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
-TLCH : Trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp, triều đình nhà Nguyễn có thái độ thế nào?
-Bổ sung
-Theo dõi phần giới thiệu của gv
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về quyết tâm chống quân xâm lược của Trương Định (17’)
Mục tiêu : Hướng dẫn hs trao đổi theo nhóm và giới thiệu tranh để hs biết được niềm tin yêu của nghĩa quân và dân chúng, quyết định của Trương Định.
=>Triều đình ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến nhưng Trương Định kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược.
-Đọc thông tin “Năm 1862 chống thực dân Pháp”
-Thảo luận nhóm 2 :
a.Vua lệnh cho Trương Định làm gì?
b.Điều gì khiến Trương Định băn khoăn, suy nghĩ?
-Đại diện nhóm trình bày
-TLCH : Trước tình hình đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì?
-Quan sát tranh và nghe phần giới thiệu của gv
-TLCH : Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin của nhân dân?
3.Củng cố : -Nêu suy nghĩ của em trước việc Trương Định không tuân lệnh triều đình mà ở lại cùng nhân dân chống thực dân Pháp.
-Kể một mẩu chuyện về ông mà em biết.
=>Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Kì.
Dặn dò : Xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
File đính kèm:
- lich su.t1.doc