Bài 16: Hậu phương những năm
sau chiến dịch biên giới.
I. Mục tiêu
Sau bài học HS nêu được:
• Mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương.
• Vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống Pháp.
II. Đồ dùng dạy học
• Các hình minh hoạ trong SGK
• HS sưu tầm tư liệu về 7 anh hùng được bầu trong đại hội Anh hùng và chiến sĩ thi đua lần thứ nhất.
• Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học
38 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Lịch sử lớp 5 - Bài 16 đến bài 29, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
so sánh lực lượng của ta và của chính quyền sài Gòn sau hiệp định Pa- ri?
- 4 HS lần lượt trả lời câu hỏi
- Sau hiệp định Pa-ri Mĩ rút khỏi VN , chính quyền sài gòn sau thất bại liên tiếp lại không được sự hỗ trợ của Mĩ như trước trở nên hoang mang lo sợ , rối loạn và yếu thế, trong khi đó lực lượng của ta ngày càng lớn mạnh.
GV: Sau hiệp định Pa- ri trên chiến trường MN , thế và lực của ta ngày càng hơn hẳn kẻ thù. Đầu năm 1975 nhận thấy thời cơ giải phóng MN thống nhất đất nước đã đến. Đảng ta đã quyết định tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy , bắt đầu từ ngày 4-3-1975 , ngày 10-3 ta tấn công Buôn Ma Thuật , tây nguyên đã được giải phóng . Ngày 9-4 ta tấn công vào Xuân Lộc . cửa ngõ Sài gòn, như vậy chỉ trong 10 ngày ta đã giải phóng được cả Tây Nguyên và Miền Trung . Đúng 17 h ngày 26-4-1975 chiến dịch HCM lịch sử nhằm giải phóng Sài Gòn bắt đầu.
* Hoạt động 2: Chiến dịch HCM lịch sử và cuộc tổng tiến công vào dinh Độc lập
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm
? Quân ta tiến vào Sài gòn theo mấy mũi tiến công? lữ đoàn xe tăng 203 có nhiệm vụ gì?
? Thuật lại cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc lập,
? tả lại cảnh cuối cùng khi nội các Dương văn Mnh đầu hàng?
? - HS các nhóm lần lượt trả lời
- GV nhận xét
? Sự kiện quân ta tiến vào Dinh độc lập chứng tỏ điều gì?
? tại sao Dương Văn Minh phải đầu hàng vô điều kiện?
? Thời khắc thiêng liêng khi quân ta chiến thắng thống nhất đất nước là lúc nào?
KL về diễn biến của chiến dịch HCM.
3. Củng cố dặn dò: 3'
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Quân ta chia làm 5 cánh quân tiến vào Sài Gòn. Lữ đoàn xe tăng 203 đi từ hướng phía đông và có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị bạn để cắm c[f trên dinh độc lập.
- Xe tăng 843 của đồng chí Bùi Quang Thận đi đầu húc vào cổng phụ bị kẹt lại
Xe tăng 390 do Vũ Đăng Toàn chỉ huy đâm thẳng vào cổng chính dinh độc lập
- đồng chí bùi quang Thận nhanh chóng tiến lên toà nhà và cắm cờ giải phóng trên nóc đỉnh
chỉ huy và lữ đoàn ra lệnh cho bộ đội không nổ súng
- Tổng thống Dương văn Minh và nội các phải đầu hàng vô điều kiện
- Sự kiện quân ta tiến vào dinh độc lập , cơ quan cao cấp của chính quyền Sài Gòn chứng tỏ quân địch đã thua trận và CM đã thành công.
- Vì lúc đó quân đội chính quyền sài Gòn rệu rã đã bị quân đội VN đánh tan Mĩ tuyên bố thất bại và rút khỏi MN VN
- Là 11h 30' ngày 30-4-1975 lá cờ CM kiêu hãnh tung bay trên dinh độc lập.
Ngày soạn: Ngày dạy: thứ...ngày...tháng...năm....
Bài 28: Hoàn thành thống nhất đất nước
I. Mục tiêu:
sau bài học HS nêu được:
- Những nét chính về cuộc bầu cử và những kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI ( Quốc hội thống nhất)
- Kì họp đầu tiên của quốc hội khoá VI đánh dấu sự thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
II. Đồ dùng dạy học
- Các hình minh hoạ trong SGK
- Sưu tầm các tranh ảnh , tư liệu về cuộc bầu ử quốc hội kháo VI ở địa phương nếu có.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 4'
? Hãy kể lại sự kiện xe tăng của ta tiến vào dinh độc lập?
? thái độ của Dương Văn Minh và chính quyền sài Gòn như thế nào khi quân ta đánh chiếm dinh Độc Lập?
? tại sao nói ngày 30- 4- 1975 là mốc quan trọng trong lịch sử nước ta ?
- GV nhận xét ghi điểm
B. Bài mới: 28'
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu yêu cầu bài
-> ghi bảng đầu bài
2. Nội dung:
* Hoạt động 1: Cuộc tổng tuyển cử ngày 25- 4-1976
- Yêu cầu HS đọc SGK
? Ngày 25-4 -1976 trên đất nước ta diễn ra sự kiện lịch sử gì?
? quang cảnh HN, Sài Gòn và khắp mọi nơi trên đất nước ta trong ngày này như thế nào?
? Tinh thần của nhân dân ta trong ngày này như thế nào?
? Kết quả của cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trên cả nước ngày 25-4-1975?
? Vì sao nói ngày 25-4 1976 là ngày vui nhất của ND cả nước?
- 3 HS lần lượt trả lời
- HS đọc SGK
- Ngày 25-4- 1976 cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội chung được tổ chức trong cả nước.
- HN, Sài Gòn và khắp nơi trên đất nước tràn ngập cờ hoa , biểu ngữ
- ND cả nước phấn khởi thực hiện quyền công dân của mình. các cụ già cao tuổi sức yếu vẫn đến tận trụ sở bầu cử cùng con cháu , các cụ muốn tự tay mình bỏ lá phiếu của mình. lớp thanh niên 18 tuổi thể hiện niềm vui sướng vì lần đầu tiên được vinh dự cầm lá phiếu bầu quốc hội thống nhất .
- Chiều ngày 25- 4-1976 cuộc bầu cử kết thúc tốt đẹp , cả nước có 98,8% tổng số cử tri đi bầu cử.
- Vì ngày này là ngày toàn dân tộc ta hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước sau bao nhiêu năm dài chiến đấu hi sinh gian khổ
* Hoạt động 2: Nội dung quyết định của kì họp thứ nhất , quốc hội khoá VI , ý nghĩa của cuộc bầu cử quốc hội thống nhất 1976.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm
? Tìm hiểu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI Quốc hội thống nhất?
- Gọi HS trình bày
? Sự kiện bầu ử quốc hội khoá VI gợi cho ta nhớ tới sự kiện lịch sử nào trước đó?
? Những quyết định của kì họp đầu tiên quốc hội khoá VI thể hiện điều gì?
- Tên nước ta là: CHXHCNVN
- Quyết định quốc huy
- quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng
- quốc ca là bài tiến quân ca
- Thủ đo là HN
- Đổi tên thành phố Sài Gòn - gia định là TPHCM
- Sự kiện bầu cử quốc hội khoá VI gợi cho ta nhớ đến ngày CM tháng 8 thành công, BH đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước VN dân chủ cộng hoà sau đó ngày 1- 6- 1946 toàn dân ta đi bầu quốc hội khoá I lập ra nhà nước của chính mình.
- Những quyết định của kì họp đầu tiên , quốc hội khoá VI thể hiện sự thống nhất đất nước cả về mặt lãnh thổ và nhà nước.
KL: Sau cuộc bầu cử quốc hội thống nhất và kì họp thứ nhất của quốc hội , nước ta có một bộ máy nhà nước chung thống nhất , tạo điều kiện để cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội
3. Củng cố dặn dò: 4'
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
Ngày soạn: Ngày dạy: thứ...ngày ...tháng....năm.....
Bài 29: Xây dựng nhà máy thuỷ điện hoà bình
I Mục tiêu
Sau bài học HS biết:
- Việc XD nhà máy thuỷ điện Hoà Bình nhằm đáp ứng yêu cầu cách mạng lúc đó
- Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là kết quả củ sự lao động sáng tạo, quên mình của cán bộ công nhân 2 nước VN - Liên xô
- Nhà máy thuỷ điện HB là một trong những thành tựu nổi bật của công cuộc XDCNXH của nước ta trong 20 năm sau khi đất nước thống nhất
II. Đồ dùng dạy- học
GV: bản đồ hành chính VN, phiếu bài tập
HS: Sưu tầm 1 số tranh ảnh về nhà máy thuỷ điện HB
III. Hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
H: Nêu những quyết định trọng dại của kì họp Quốc hội khoá VI?
- GV nhận xét đánh giá
B. Bài mới
1. giới thiệu bài: Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về quá trình XD nhà máy thuỷ điện HB , một thành tựu to lớn của nhân dân ta trong sự nghiệp XD đất nước
2. Nội dung
* Hoạt động 1: yêu cầu cần thiết XD nhà máy thuỷ điện Hoà Bình
- GV giao nhiệm vụ
H: nhiệm vụ của CM VN sau khi thống nhất đất nước là gì?
- HS trả lời
- HS thảo luận
- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước, CM VN có nhiệm vụ XD đất nước tiến lên CNXH
GV: điện giữ vai trò quan trọng trong quá trình SX và đời sống của nhân dân. Chính vì thế ngay sau khi hoàn thành thống nhất đát nước, Đảng và nhà nước ta quyết định XD nhà máy thuỷ điện HB
H: Nhà máy thuỷ điện HB được XD vào năm nào? ở đâu? Hãy chỉ vị trí nhà máy thuỷ điện HB trên bản đồ?
trong thời gian bao lâu? Ai là người hợp tác với chúng ta XD nhà máy?
* Hoạt động 2: Tinh thần lao động khẩn trương, dũng cảm trên công trường XD nhà máy thuỷ điện HB
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm
- Gọi hS trình bày trước lớp
H: Trên công trường XD nhà máy công nhân VN và các chuyên gia Lên -xô đã làm việc như thế nào?
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS
- HS quan sát H1
H: Em có nhận xét gì về H1?
* Hoạt động 3: đóng góp lớn lao của nhà máy thuỷ điện HB vào sự nghiệp XD đất nước
- HĐ cả lớp
H: Việc làm hồ, đắp đập, ngăn nước sông Đà để XD nhà máy thuỷ điện tác động thế nào với việc chống lũ hằng năm của ND?
H: Điện của nhà máy đã góp phần vào sản xuất và đì sống ND như thế nào?
- Nhà máy được khởi công chính thức vào ngày 6-11- 1979 tại tỉnh HB và sau 15 năm lao động vất vả nhà máy được hoàn thành. Chính phủ Liên -xô là người cộng tác giúp đỡ chúng ta xD nhà máy này
- HS đọc SGK theo nhóm 4 lần lượt từng em trong nhóm tả , các bạn trong nhóm nhận xét, bổ xung ý kiến cho nhau
- Họ làm việc cần mẫn, kể cả vào ban đêm. Hơn 3 vạn người và hàng vạn xe cơ giới làm việc hối hả. Dù khó khăn thiếu thốn và có cả hi sinh nhưng họ vẫn quyết tâm hoàn thành mọi công việc. Cả nước hướng về HB và sẵn sàng chi viện người và của cho công trình. Từ Liên -xô gần 1000 kĩ sư , công nhân bậc cao đã tình nguyện sang giúp đỡ VN. Ngày 30-12-1988 tổ máy đầu tiên của nhà máy đã bắt đầu phát điện. ngày 4-4- 1994 tổ máy số 8, tổ máy cuối cùng đã hoà vào lưới điện quốc gia.
- ảnh ghi lại niềm vui của những người công nhân xây dựng nhà máy thuỷ điện HB khi vượt mức kế hoạch, đã nói lên sự tận tâm cố gắng hết mức , dốc toàn tâm toàn lực của công nhân xây dựng nhà máy cho ngày hoàn thành công trình.
- HS thảo luận
- Việc làm hồ, đắp đập , ngăn nước để XD nhà máy đã góp phần vào việc chống lũ cho đồng bằng bắc bộ
- Nhà máy đã cung cấp điện từ Bắc vào Nam, từ rừng núi đến đồng bằng, nông thôn đến thành thị phục vụ cho đời sống và sản xuất
GV: Nhờ công trình đập ngăn nước sông đà, mực nước sông Hồng tại HN sẽ giảm xuống 1,5m vào mùa lũ, làm giảm nguy cơ đe doạ vỡ đê. Bên cạnh đó vào mùa hạn hán, hồ Hoà Bình lại có thể cung cấp nước chống hạn cho 1 số tỉnh ở phía Bắc. Với chiều dài 210Km , sâu 100m hồ Hoà Bình còn là con đường thuỷ mà tàu bè hàng nghìn tấn có thể chạy qua dễ dàng từ Hoà Bình lên Sơn La.
3. Củng cố dặn dò
- Tổ chức HS trưng bày các thông tin sưu tầm được về nhà máy thuỷ điện HB
GV tổng kết bài: Nhà máy thuỷ điện HB là công trình vĩ đại trong 20 năm đầu XD đất nước của nhân dân ta công trường XD nhà máy đã ghi dấu sự hi sinh tuổi xuân, cống hiến sức trẻ và tài năng cho đất nước của hơn 3 vạn kĩ sư công nhân hai nước VN, Liên- xô, 168 người trong đó có 11 công dân Liên -xô đã dũng cảm hi sinh cho dòng điện của nhà máy hôm nay.
GV nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
File đính kèm:
- Lich su L5 Ki 2.doc