BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI TRƯƠNG ĐỊNH
I- Mục tiêu:
Học xong bài này học sinh biết :
- Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Kì.
- Với lòng yêu nước, Trương Định đã không tuân theo lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống quân Pháp xâm lược.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Phiếu học tập.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
31 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 721 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Lịch sử lớp 5 - Bài 1 đến bài 15, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc được mở thêm, trẻ em nghèo được đi học
- Có biện pháp ngoại giao khôn khéo
2.3- ý nghĩa
Sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Bác Hồ, uy tín của Chính phủ và Bác Hồ ngày càng được củng cố trên trường quốc tế.
3. Củng cố - dặn dò
- Chuẩn bị bài 13
- 2H: Trình bày bài trước lớp
- Cả lớp nhận xét
- G: Đánh giá
- G: Nêu tình thế nguy hiểm ở nước ta sau cách mạng tháng 8
- 1H: Đọc phần in chữ nhỏ trong SGK
- 2H: Đọc nội dung bài lịch sử
- 1H: Đọc mục chú thích
HĐ1: Làm việc theo nhóm
- H: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
- Hãy nêu những khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng 8 ?
- Vì sao nói: Sau cách mạng tháng 8 nước ta trong tình thế “ Nghìn cân treo sợi tóc ?
- Cho học sinh xem hình 1 SGK
HĐ2: Làm việc cả lớp
- 1H: Đọc lại phần 2 “ Để cứu đói... kháng chiến lâu dài.
- G: Để thoát khỏi tình thế hiểm nghèo, Đảng và Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta làm những việc gì ?
- H: đọc lượt SGK, trao đổi với bạn ngồi cạnh trả lời câu hỏi
- H: Phát biểu ý kiến
- Cả lớp nhận xét bổ sung
- G: Chốt lại
- G: Hướng dẫn học sinh xem H2, H3 SGK
- 1H: Đọc phần in chữ nhỏ SGK
- G: Em có suy nghĩ gì về việc làm của Bác Hồ qua câu chuyện trên ?
- H: Phát biểu tự do
HĐ3: Làm việc cả lớp
- H: Thảo luận nhóm bài trả lời câu hỏi
+ Nêu ý nghĩa của việc nhân dân ta vượt qua tình thế “Nghìn cân treo sợi tóc”
- H: Đọc bài học SGK
- G: Hệ thống kiến thức bài học, đọc tham khảo
- H: Học và chuẩn bị bài sau
Thứ ngày tháng năm 200
Lịch sử
Bài 13
thà hi sinh tất cả
chứ nhất định không chịu mất nước
I- Mục tiêu:
Học xong bài này, học sinh biết .
- Ngày 19/12/1946, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc
- Tinh thần chống Pháp của nhân dân Hà Nội và một số địa phương trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.
II- Đồ dùng dạy học:
- ảnh tư liệu về những ngày đầu toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Nội dung
Cách thức tổ chức dạy học
A- Kiểm tra
- Để thoát khỏi tình thế hiểm nghèo Đảng và Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta vượt khó khăn như thế nào ?
- H: Đọc bài học SGK
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài
2- Nội dung
2.1. Nguyên nhân
- 23/1/1946 Pháp đánh chiếm Hải Phong
- 17/12/1946 Pháp đánh phá một số khu phố ở Hà Nội
- 18/12/1946 Pháp gửi tối hậu thư cho chính phủ ta.
* Để bảo vệ nền độc lập của dân tộc nhân dân ta buộc phải cầm súng đứng lên.
2.2- Tinh thần kháng chiến của nhân dân ta.
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch.
“ Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”
- Giành giật với địch từng góc phố
- 60 ngày đêm đánh 200 trận
- Huế: Sáng 20/12/1946 quân và dân nhất tề vùng lên
- Đà Nẵng: Ta nổ súng tấn công địch...
- Quyết tâm “Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước nhất định không chịu làm nô lệ
- Bài học: SGK
3- Củng cố - dặn dò
- Chuẩn bị bài 14
- 2H: Lên bảng trình bày bài
- Cả lớp nhận xét
- G: Đánh giá
- G: Dùng tranh, ảnh tư liệu về cuộc chiến đấu của cảm tử quân ở thủ đô Hà Nội để giới thiệu
- 2H: Đọc nội dung bài lịch sử
- Cả lớp đọc thầm lại cả phần chú thích
- HĐ1: Hoạt động cả lớp
- H: Suy nghĩ trao đổi với bạn ngồi cạnh trả lời câu hỏi đó
+ Tại sao ta phải tiến hành kháng chiến toàn quốc ? Âm mưu cướp nước ta của giặc Pháp
- H: học sinh phát biểu
- Cả lớp nhận xét - bổ sung ý kiến
- G: Chốt lại
HĐ2: Hoạt động (3 nhóm) thảo luận trả lời câu hỏi
+ Tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh của quân và dân thủ đô Hà Nội thể hiện như thế nào ?
- Đồng bào cả nước đã thể hiện tinh thần kháng chiến ra sao ?
+ Vì sao quân và dân ta lại có tinh thần quyết tâm như vậy ?
HĐ3: (Làm việc cả lớp)
- G: Sử dụng hình ảnh tư liệu, đọc phần tham khảo để học sinh nhận xét về tinh thần quyết tử của quân và dân Hà Nội
- G: Kết luận về nội dung bài học
- 2H: Đọc phần bài học SGK
- G: Liên hệ ở địa phương, yêu cầu học sinh sưu tầm tư liệu về những ngày toàn quốc kháng chiến ở quê hương
- G: Nhận xét giờ học
- H: Học bài và chuẩn bị bài sau
Thứ ngày tháng năm 200
Lịch sử
Bài 14
thu - đông 1947 – việt bắc “Mồ chôn giặc pháp
I- Mục tiêu:
Học xong bài này, học sinh biết .
- Diễn biến sơ lược của chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947
- ý nghĩa chiến thắng Việt Bắc đối với cuộc kháng chiến của dân tộc ta
II- Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ hành chính Việt Nam
- Lược đồ chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947
- Tư liệu về chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Nội dung
Cách thức tổ chức dạy học
A- Kiểm tra
- Tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh của quân và dân Hà Nội thể hiện như thế nào ?
- Đọc phần bài học SGK
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài
2- Nội dung
2.1- Âm mưu của thực dân Pháp
- Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta
- Tiệu diệt bộ đội chủ lực
* Trung ương Đảng... Chủ tịch Hồ Chí Minh họp quyết định phải phá tan cuộc tấn công của địch.
2.2- Diễn biến của chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947
- Tháng 10/1947 Thực dân Pháp tấn công Việt Bắc
+ Nhảy dù
+ Trên đường bộ
+ Tàu chiến, ca nô
- Huy động lực lượng lớn chia làm 3 mũi
+ Địch bị sa lầy ở Việt Bắc buộc phải rút lui bị quân ta chặn đánh rơi vào trận địa mai phục của ta.
2.3- ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc - Thu Đông 1947
- Ta đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của Pháp lên Việt Bắc. Bảo vệ cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến Việt Bắc trở thành “mồ chôn giặc Pháp”
3- Củng cố - dặn dò
- Mưu trí, dũng cảm
- Chuẩn bị bài 15
- 2H: Lên bảng trình bày bài
- Cả lớp nhận xét
- G: Đánh giá
- G: Dùng bản đồ để chỉ các địa danh thuộc căn cứ địa Việt Bắc ...
( Thủ đô kháng chiến của ta)
- 2H: Đọc nội dung bài học
- G: Tóm tắt toàn bộ bài lịch sử
- Cả lớp đọc thầm chú thích
HĐ1: Thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi
- Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt bắc nhằm âm mưu gì ?
- Trước âm mưu của địch TW Đảng và Bác Hồ đã quyết định làm như thế nào ?
- H: Phát biểu ý kiến
- Cả lớp nhận xét- bổ sung
- G: Chốt lại
HĐ2: (Làm việc cả lớp)
- Cả lớp đọc thầm lại bài lịch sử
- G: Treo lược đồ chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947 - Sử dụng lược đồ thuật lại diễn biến của chiến dịch Việt Bắc
- 2H: Lên chỉ lược đồ thuật lại
- H: Thảo luận nhóm (4 nhóm) trả lời câu hỏi
+ Lực lượng của địch khi bắt đầu tấn công lên Việt Bắc như thế nào ?
+ Sau hơn 1 tháng tấn công lên Việt Bắc quân địch đã rơi vào tình thế như thế nào ?
+ Cho học sinh xem hình 1 (trang 30)
- 1H: Đọc phần chữ in nhỏ (trang 31)
HĐ3: Làm việc cả lớp
- Chiến thắng Việt Bắc Thu Đông 1947 có ý nghĩa gì đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta ?
- H: Phát biểu ý kiến
- G: Chốt lại
+ G: Em có nhận xét gì về tình thần chiến đấu của quân và dân ta ?
- G: Đọc phần tham khảo + tư liệu
- 2H: Đọc phần bài học
- G: Nhận xét giờ học
- H: Học và chuẩn bị bài sau
Thứ ngày tháng năm 200
Lịch sử
Bài 15
chiến thắng biên giới thu - đông 1950
I- Mục tiêu:
Học xong bài này, học sinh biết .
- Tại sao ta quyết định mở chiến dịch biên giới Thu - Đông 1950
- Nêu được sự khác biệt giữa chiến thắng Thu - Đông 1947 và chiến Thắng biên giới Thu - Đông 1950
II- Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ hành chính Việt Nam
- Lược đồ chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950
- Tư liệu về chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Nội dung
Cách thức tổ chức dạy học
A- Kiểm tra
- Đọc bài học SGK
- Nêu ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc Thu- Đông 1947
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài
2- Nội dung
2.1- Nguyên nhân:
- Thực dân Pháp tăng cường lực lượng, khoá chặt biên giới Việt - Trung cô lập căn cứ địa Việt Bắc
- Quân ta quyết định mở chiến dịch nhằm giải phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.
- Cuộc kháng chiến của ta sẽ bị cô lập dẫn đến thất bại
2.2- Trận đánh tiêu biểu trong chiến dịch
- Ta chọn cụm cứ điểm Đông Khê làm mục tiêu trọng điểm.
- Sáng 16/9/1950, quân ta nổ súng
- Sáng 18/9/1950 quân ta chiếm cụm cứ điểm Đông Khên
- 29 ngày đêm chiến đấu ta diệt và bắt sống 8000 tên địch. Làm chủ 750 km trên dải Biên giới Việt - Trung
+ Bác là một vị tướng tài giỏi lỗi lạc...
+ Ta bắt được rất nhiều tù binh Pháp chúng đang cúi đầu bước đi...
- Đó là hành động dũng cảm , khí phách kiên cường của anh bộ đội cụ Hồ
2.3- ý nghĩa
- Ta chủ động mở chiến dịch Biên giới và giành thắng lợi căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng
Ta nắm quyền chủ động trên chiến trường
+ Thu - Đông 1947 địch chủ động tấn công lên Việt Bắc... chúng bị thất bại
+ Thu - Đông 1950, ta chủ điộng mở chiến dịch, phá tan âm mưu bao vây của địch
3. Củng cố - dặn dò
- Chuẩn bị bài 16
- 2H: Lên bảng trình bày bài
- Cả lớp nhận xét
- G: Đánh giá
- G: Sử dụng bản đồ để chỉ đường biên giới Việt -Trung nhấn mạnh âm mưu của Thực dân Pháp
- HĐ1: Hoạt động cả lớp
- 1H: Đọc bài lịch sử - lớp đọc thầm theo
- G: Kể tóm tắt lại
- H: Đọc phần chú thích SGK
HĐ2: Hoạt động nhóm (2 nhóm) thảo luận trả lời câu hỏi
- Ta quyết định mở chiến dịch biên giới Thu - Đông năm 1950 nhằm mục đích gì ?
- Nếu không khai thông biên giới thì cuộc kháng chiến của nhân dân ta sẽ ra sao ?
- Đại diện hai nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Cả lớp, giáo viên nhận xét
- G: Chốt lại
HĐ3: Làm việc cả lớp
- G: Cho Học sinh xác định biên giới Việt - Trung trên bản đồ sau đó trên lược đồ những điểm đóng quân để khoá chặt biên giới.
- 2H: Lên chỉ bản đồ - lược đồ
+ H: Thảo luận nhóm đôi câu hỏi trận đánh tiêu biểu nhất trong chiến dịch biên giới Thu - Đông 1950 diễn ra ở đâu ? hãy thuât lại trận đánh ấy (sử dụng lược đồ ).
- 2H: Nêu và thuật lại trận đánh ở Đông Khê (chỉ lược đồ)
- Cả lớp nhận xét
- G: Chốt lại
- G: Cho học sinh quan sát H1 (trang 33 SGK)
Nêu cảm tưởng
- H: Quan sát tranh 2 (trang 34 SGK)
Nêu nhận xét
+ G: Hành động của anh La Văn Cầu thể hiện điều gì ?
HĐ4: Làm việc cá nhân
- H: Suy nghĩ nêu ý nghĩa của chiến dịch biên giới Thu - Đông 1950
- Nêu sự khác biện giữa chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1957 và chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950
- G: Hệ thống kiến thức
- 2H: Đọc bài học SGK
- G: Nhận xét giờ học
- Học sinh học và chuẩn bị bài sau
File đính kèm:
- LICH SU 5(5).doc