Kế hoạch bài dạy môn Lịch sử 5 - Bài 9: Cách mạng mùa thu

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS nêu được :

 - Mùa thu năm 1945, nhân dân cả nước vùng klên phá tan xiềng xích nộ lệ, cuộc cách mạng này được gọi là Cách mạng tháng Tám.

 - Tiêu biểu cho Cách mạng tháng Tám là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội vào ngày 19/8/1945.Ngày 19/8 trở thành ngày kỉ niệm của Cách mạng tháng Tám.

 - Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Bản đồ hành chính Việt Nam.

 - HS sưu thầm thông tin về khởi nghĩa giành chính quyền ở quê hương mình năm 1945.

 - Phiếu học tập cho HS.

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Lịch sử 5 - Bài 9: Cách mạng mùa thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 9 Lịch sử CÁCH MẠNG MÙA THU I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS nêu được : - Mùa thu năm 1945, nhân dân cả nước vùng klên phá tan xiềng xích nộ lệ, cuộc cách mạng này được gọi là Cách mạng tháng Tám. - Tiêu biểu cho Cách mạng tháng Tám là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội vào ngày 19/8/1945.Ngày 19/8 trở thành ngày kỉ niệm của Cách mạng tháng Tám. - Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ hành chính Việt Nam. - HS sưu thầm thông tin về khởi nghĩa giành chính quyền ở quê hương mình năm 1945. - Phiếu học tập cho HS. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1. Thời cơ Cách mạng 2. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19/8/1945 3. Liên hệ cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội với cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở các địa phương 3. Nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám A. Kiểm tra bài cũ: + Thuật lại cuộc khởi nghĩa 12/9/1930 ở Nghệ An. + Trong những năm 1930 – 1931 ở nhiều vùng nông thôn Nghệ- Tĩnh diễn ra điều gì mới? - GV nhận xét - GV cho HS quan sát hình minh họa B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: Ngày 19/8 là ngày kỉ niệm cuộc Cách mạng tháng Tám. Diễn biến của cuộc cách mạng này ra sao? Cuộc Cách mạng có ý nghĩa lớn lao như thế nào với lịch sử dân tộc ta. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - GV yêu cầu HS đọc phần chữ nhỏ đầu tiên trong bài Cách mạng mùa thu. - GV nêu vấn đề : tháng 3/1945, phát xít Nhật hất cẳng Pháp, giành quyền đô hộ nước ta. Giữa tháng 8/1945, quân phiệt Nhật ở châu Á đầu hàng quân Đồng minh. Đảng ta xác định đây chính là thời cơ để chúng ta tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước. + Theo em vì sao Đảng lại xác định đây là thời cơ ngàn năm có một của cách mạng Việt Nam? + Tình hình kẻ thù của dân tộc ta lúc này như thế nào ? - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, cùng đọc SGK. - GV yêu cầu 1 HS trình bày trước lớp - GV yêu cầu HS nhắc lại kết quả của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội. + Nếu cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội không toàn thắng thì việc giành chính quyền ở các địa phương khác sẽ ra sao ? + Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hà Nội có tác động như thế nào đến tinh thần cách mạng của nhân dân cả nước? - GV yêu cầu HS làm việc từng cặp. +Vì sao nhân dân ta giành được thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám + Thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa như thế nào? + 2 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi. - HS nghe - 1 HS đọc. - HS thảo luận nhóm. + HS trả lời. + HS trả lời. - HS làm việc theo nhóm -1 HS trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi bổ sung - HS thực hiện. + HS trả lời. + HS trả lời. + HS trả lời. + HS trả lời. Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị bài: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập

File đính kèm:

  • docBai 9 LS Cach mang mua thu.doc