I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS nêu được :
- Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, xã hội nước ta có nhiều biến đổi do hệ quả của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
- Bước đầu nhận biết mối quan hệ giữa kinh tế xã hội.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình minh họa trong SGK
- Phiếu học tập
- Tranh ảnh, tư liệu về kinh tế xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
2 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Lịch sử 5 - Bài 4: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4 Lịch sử
XÃ HỘI VIỆT NAM
CUỐI THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS nêu được :
- Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, xã hội nước ta có nhiều biến đổi do hệ quả của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
- Bước đầu nhận biết mối quan hệ giữa kinh tế xã hội.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình minh họa trong SGK
- Phiếu học tập
- Tranh ảnh, tư liệu về kinh tế xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1. Những thay đổi của nền kinh tế Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
2. Những thay đổi trong xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX và đời sống của nhân dân
A. Kiểm tra bài cũ:
+ Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành Huế đêm 5/7/1885 ?
+ Thuật lại diễn biến của cuộc phản công này.
+ Cuộc phản công ở kinh thành Huế đêm 5/7/1885 có tác động gì đến lịch sử nước ta khi đó ?
- GV nhận xét cho điểm từng HS.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: Vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX sau khi dập tắt những cuộc khởi nghĩa cuối cùng của phong trào Cần Vương, thực dân Pháp đặt ách thống trị và tăng cường bóc lột, vơ vét tài nguyên đất nước ta. Chính việc này đã dẫn đến sự biến đổi kinh tế và xã hội của đất nước ta. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi:
+ Trước khi thực dân Pháp xâm lược, nền kinh tế Việt Nam có những ngành nào là chủ yếu ?
+ Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam chúng đã thi hành những biện pháp nào để khai thác, bóc lột vơ vét tài nguyên của nước ta? Những việc làm đó đã dẫn đến sự ra đời của những ngành kinh tế mới nào ?
+ Ai là người được hưởng những nguồn lợi do phát triển kinh tế ?
- Cho HS trình bày kết quả
- GV nhận xét
- GV yêu cầu HS tiếp tục hoạt động theo nhóm, trả lời các câu hỏi:
+ Trước đây khi thực dân Pháp vào xâm lược, xã hội Việt Nam có những tầng lớp nào ?
+ Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam, xã hội gì thay đổi, có thêm những tầng lớp mới nào ?
+ Nêu những nét chính về đời sống của công nhân và nông dân Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX.
- GV cho HS báo cáo kết quả trước lớp.
- GV nhận xét kết quả thảo luận của HS
+ 3 HS lần lượt lên bảng
- HS nghe
- HS làm việc cá nhân, đọc SGK và lần lượt trả lời.
- 2 HS lần lượt trả lời. HS cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến .
- HS hoạt động trong nhóm cùng trao đổi và trả lời câu hỏi.
- 3 nhóm HS cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận, HS các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- HS nghe.
Hoạt động nối tiếp:
Chuẩn bị bài: Phan Bội Châu và phong trào Đông Du
File đính kèm:
- Bai 4 LS Xa hoi VN cuoi the ki XIX- dau the ki XX.doc