I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS nêu được :
- Hoàn cảnh vô cùng khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945, như “ nghìn cân treo sợi tóc”.
- Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ đã vượt qua tình thế “nghìn cân treo sợi tóc” như thế nào.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình minh họa trong SGK
- Phiếu thảo luận cho các nhóm
- HS sưu tầm các câu chuyện về Bác Hồ trong những ngày toàn dân quyết tâm diệt “ giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
2 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Lịch sử 5 - Bài 12: Vượt qua tình thế hiểm nghèo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 12 Lịch sử
VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS nêu được :
- Hoàn cảnh vô cùng khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945, như “ nghìn cân treo sợi tóc”.
- Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ đã vượt qua tình thế “nghìn cân treo sợi tóc” như thế nào.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình minh họa trong SGK
- Phiếu thảo luận cho các nhóm
- HS sưu tầm các câu chuyện về Bác Hồ trong những ngày toàn dân quyết tâm diệt “ giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1. Hoàn cảnh Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám
2. Đẩy lùi giặc đói, giặc dốt
2. Ý nghĩa của việc đẩy lùi “ giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”.
3. Bác Hồ trong những ngày diệt “ Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta trở thành một nước độc lập, song thực dân Pháp âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. Dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính phủ quyết tâm đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập và chủ quyền đất nước. Bài học đầu tiên về giai đoạn này giúp các em hiểu tình hình đất nước sau ngày 2/9/1945.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, cùng đọc SGK đoạn “ Từ cuối năm 1945 ở trong tình thế nghìn cân treo sợi tóc” và trả lời câu hỏi :
+ Em hiểu thế nào là nghìn cân treo sợi tóc?
+ Hoàn cảnh nước ta lúc đó có những khó khăn nguy hiểm gì?
- Yêu cầu HS phát biểu ý kiến
- GV nhận xét
- GV tổ chức cho HS đàm thoại và trả lời câu hỏi:
+ Nếu không đẩy lùi được nạn đói và nạn dốt thì điều gì có thể xảy ra với đất nước chúng ta ?
+ Vì sao Bác Hồ gọi nạn đói và nạn dốt là “giặc” ?
- GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa 2,3 /25 : Hình chụp cảnh gì ?
- Yêu cầu HS trình bày trước lớp
+ Em hiểu thế nào là bình dân học vụ ?
- Đó là 2 trong các việc mà Đảng và Chính phủ ta đã lãnh đạo nhân dân để đẩy lùi giặc đói và giặc dốt.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm tìm ý nghĩa của việc nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ đã chống lại được giặc đói, giặc dốt.
+ Chỉ trong một thời gian ngắn, nhân dân ta đã làm được những công việc để đẩy lùi những khó khăn; việc đó cho thấy sức mạnh của nhân dân ta như thế nào ?
+ Khi lãnh đạo cách mạng vượt qua được cơn hiểm nghèo, uy tín của chính phủ và Bác Hồ như thế nào ?
- GV gọi 1 HS đọc câu chuyện về Bác Hồ trong đoạn “ Bác Hoàng Văn Tí các chú nói Bác cứ ăn thì làm gương cho ai được”.
- Em có cảm nghĩ gì về việc làm của Bác Hồ qua câu chuyện trên.
- GV tổ chức cho HS kể thêm các câu chuyện về Bác Hồ trong những ngày cùng toàn dân diệt “ giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm” (1945-1946)
- GV kết luận : Bác Hồ có một tình yêu sâu sắc, thiêng liêng dành cho nhân dân ta, đất nước ta. Hình ảnh Bác Hồ nhịn ăn để góp gạo cứu đói cho dân khiến toàn dân cảm động, một lòng theo Đảng, theo Bác làm cách mạng.
- HSnghe.
- HS thảo luận, trả lời.
- Đại diện HS một nhóm nêu ý kiến, các nhóm khác bổ sung.
- HS trao đổi và phát biểu
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
- 2 HS lần lượt trả lời.
- 1 HS.
+ HS trả lời.
- HS thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng em nêu ý kiến, các bạn khác bổ sung.
- 1HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trng SGK.
- Một số HS nêu ý kiến của mình trước lớp.
- Một số HS kể trước lớp
Hoạt động nối tiếp:
Chuẩn bị bài: “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu bị mất nước”
File đính kèm:
- Bai 12 LS Vuot qua the hiem ngheo.doc