- HS biết Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc. Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ. Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
- HS ghi nhớ và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
- HS có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
24 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy Môn: Đạo Đức Lớp 2A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng, biết ơn thương binh, liệt sĩ.
- Có ý thức tham gia tốt các việc trên theo khả năng các em.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên : Một số tình huống.
- Học sinh : Vở BTĐĐ. Xem lại các bài ĐD9 đã học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Thầy Trò
*Hoạt động 1: Khởi động
- Cả lớp hát.
- Kiểm tra kiến thức:
+ Cho HS nhắc lại tên các bài Đạo đức đã học ở HKI.
+ HS nêu .
+ Nhận xét, tuyên dương.
{ Bài mới: Thực hành kỹ năng học kì I.
* Hoạt động 2: Hái hoa
v Giúp HS nhớ lại kiến thức đã học.
- GV phổ biến cuộc thi hái hoa
- Lắng nghe.
- Câu hỏi:
- Hái hoa, trả lời câu hỏi.
+ Hãy kể một số việc chứng tỏ em biết chia sẻ vui buồn cùng bạn.
+ Thế nào là tham gia tích cực việc lớp việc trường?
+ Tìm một số câu ca dao tục ngữ ca ngợi tình làng nghĩa xóm.
+ Thương binh, liệt sĩ là những người như thế nào?
* Hoạt động 3: Xử lý tình huống.
v Giúp HS có ứng xử đúng.
- Nêu tình huống cho HS giải đáp:
- Thảo luận theo cặp, nêu ý kiến.
+ Gần nhà em có bà Năm là mẹ liệt sĩ, bà ở một mình, em sẽ làm gì giúp bà?
+ Qua chơi với bà, quét nhà, nhặt rau, … giúp bà.
+ Ở khu phố em đã làm gì để góp phần tạo cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hàng xóm, láng giềng?
+ Phát biểu theo thực tế khu phố các em ở.
+ Tuấn và Hải bắt chước dáng đi tập tễnh của một chú thương binh, em sẽ làm gì khi thấy điều đó?
+ Khuyên bạn không nên có hành động như thế.
Kết luận chung
* Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò
- Thi hát, đọc thơ, đọc ca dao tục ngữ về các nội dung trên.
- Phát biểu.
- Giáo dục.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Thực hành theo điều đã học. Xem bài: Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: ĐẠO ĐỨC Tuần: 19 Tiết:19
Ngày dạy : 4/1/2010.
Tên bài dạy : Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế
Người soạn : Vũ Thị Mai Phương.
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới đều là anh em, bạn bè, cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ, … Biết trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè, quyền được mặc trang phục, …
- Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Tôn trọng các bạn thiếu nhi đến từ các dân tộc khác nhau.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên : ..
- Học sinh : Vở BTĐĐ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Thầy Trò
*Hoạt động 1: Khởi động
- Cả lớp hát.
- Trò chơi: Tôi là ai?
- Cả lớp cùng tham gia.
{ Bài mới: Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức
Thảo luận hóm về các tranh ảnh
- Phát cho các nhóm tranh ảnh về các cuộc giao lưu của trẻ em Việt Nam với trẻ em thế giới.
- Làm việc theo nhóm, trình bày.
- Yêu cầu các nhóm xem tranh và thảo luận các câu hỏi:
+ Trong ảnh các bạn nhỏ Việt Nam đang giao lưu với ai?
+ Các bạn nhỏ Việt Nam đang giao lưu với các bạn nhỏ nước ngoài.
+ Em thấy không khí buổi giao lưu như thế nào?
+ … vui vẻ, đoàn kết
+ Trẻ em Việt Nam và trẻ em ở các nước trên thế giới có được kết bạn giao lưu, giúp đỡ lẫn nhau hay không?
+ Trẻ em Việt Nam và trẻ em ở các nước trên thế giới có quyền được giao lưu, kết giao bạn bè, …
- Trình bày của các nhóm
- các nhóm trình bày. Nhận xét
- Nhận xét, tổng kết các ý kiến
Kể tên những hoạt động, việc làm thể hiện tinh thần đoàn kết của thiếu nhi thế giới
- Thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: “Hãy kể tên những hoạt động, phong trào của thiếu nhi Việt Nam (mà em đã từng tham gia hoặc được biết) để ủng hộ các bạn thiếu nhi thế giới.
- 2 HS cùng bàn bạc, trả lời câu hỏi
- Nhge HS báo cáo và ghi lại kết quả trên bảng.
- Báo cáo kết quả thảo luận.
- Kết luận và giáo dục HS về tình hữu nghị.
Trò chơi: Sắm vai
- Mời 5 HS lên đóng vai thiếu nhi đến từ các đất nước khác nhau tham gia Liên hoan thế giới
- Xung phong 5 em
- 5 thiếu nhi đến từ các nước: Việt Nam, Nhật, Nam Phi, Cu Ba, Anh
- Đóng vai theo yêu cầu
- Nội dung: Nước Việt Nam là nơi tổ chức Liên hoan. Trong buổi liên hoan lần lượt từng bạn sẽ lên giới thiệu về đất nước mình cho các bạn biết.
- Lắng nghe
- Tổ chức cho HS tham gia buổi Liên hoan.
- Cả lớp cùng tham gia, nhận xét.
* Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Sưu tầm các bài hát, bài thơ, … nói về tìnhhữu nghị.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: ĐẠO ĐỨC Tuần: 21 Tiết:21
Ngày dạy : 21/1/2010.
Tên bài dạy : Tôn trọng khách nước ngoài
Người soạn : Vũ Thị Mai Phương.
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh hiểu vì sao phải cần phải tôn trọng khách nước ngoài.
- Nêu được một số biểu hiện của việc tôn trọng khách nước ngoài phù hợp với lứa tuổi.
- Có thái độ, hành vi phù hợp khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài trong các trường hợp đơn giản.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên : Bảng phụ ghi câu hỏi gợi ý
- Học sinh : Vở BTĐĐ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Thầy Trò
*Hoạt động 1: Khởi động
- Cả lớp hát.
- Trò chơi: Tôi là ai?
- Cả lớp cùng tham gia.
{ Bài mới: Tôn trọng khách nước ngoài
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức
Biết một số biểu hiện tôn trọng đối với khách nước ngoài
- Yêu cầu HS quan sát 3 tranh trong vở BTĐĐ/32. Thảo luận nhóm đôi, tìm hiểu nội dung đặt tên cho mỗi tranh.
- Thực hiện yêu cầu.
- Gọi HS trình bày.
- Một số nhóm trình bày.
- Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, chốt ý đúng.
Hiểu vì sao lại cần phải tôn trọng khách nước ngoài?
- Phân tích truyện: Cậu bé tốt bụng
- GV đọc truyện Cậu bé tốt bụng
- Theo dõi
- Gọi 1 HS đọc lại câu chuyện. Nêu câu hỏi:
- 1 HS đọc, lớp theo dõi. Trả lời
+ Bạn nhỏ đã làm việc gì?
+ Việc làm của bạn nhỏ thể hiện tình cảm gì với khách nước ngoài?
+ Theo em, người khách nước ngoài sẽ nghĩ như thế nào về cậu bé Việt Nam?
+ Em có suy nghĩ gì việc làm của bạn nhỏ trong truyện?
+ Em nên làm những việc gì thể hiện sự tôn trọng với khách nước ngoài?
Ø Kết luận như SGV trang 79.
Nhận xét hành vi
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm quan sát các tranh ảnh trong vở BTĐĐ/34.
- Vào vi trị nhóm, quan sát các trang ảnh
- Thảo luận và trả lời các câu hỏi:
- Làm việc theo nhóm, trình bày.
+ Trong tranh có những ai?
+ Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
+ Nếu gặp khách nước ngoài em phải làm như thế nào?
- Trình bày của các nhóm
- Một số nhóm trình bày. Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, tổng kết các ý kiến
Ø Kết luận: đối với những người khách nước ngoài chúng ta cần tôn trọng và giúp đỡ khi họ cần.
* Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Thực hiện theo bài học. Xem BT4, 5/35.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: ĐẠO ĐỨC Tuần: 25 Tiết:25
Ngày dạy : 1/3 (Ba2), 4/3 (Ba4).
Tên bài dạy : Thực hành kỹ năng giữa kì II
Người soạn : Vũ Thị Mai Phương.
I. MỤC TIÊU:
- Hệ thống hoá các chuẩn mực , hành vi đạo đức đã học của các tuần đầu của học kì 2.
- Có kỹ năng lựa chọn và thực hiện một số hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong từng tình huống cụ thể trong cuộc sống.
- Có ý thức thực hiện tốt các điều đã học.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên : Chuẩn bị một số phiếu, mỗi phiếu ghi 1 tình huống.
- Học sinh : Vở BTĐĐ, xem lại các bài đã học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Thầy Trò
*Hoạt động 1: Khởi động
- Cả lớp hát.
- Trò chơi: Tôi là ai?
- Cả lớp cùng tham gia.
{ Bài mới: Thực hành kỹ năng giữa kì II
* Hoạt động 2: Thực hành
Hái hoa
- Giáo viên lần lượt nêu các câu hỏi gợi ý để HS nhắc lại các kiến thức đã học của các tuần đầu của học kì 2
- Bốc thăm, chuẩn bị trả lời theo yêu cầu trong phiếu.
+ Em hãy nêu những việc cần làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
+ Học tập, giao lưu, viết thư, …
+ Vì sao cần phải tôn trọng người nước ngoài?
+ … để thể hiện lòng mến khách/…
+ Em sẽ làm gì khi có vị khách nước ngoài mời em và các bạn chụp hình kỉ niệm khi đến thăm trường?
+ Vui vẻ nhận lời và cùng với các bạn chụp chung với vị khách.
+ Khi nhìn thấy một số tò mò vây quanh ô tô của khách nước ngoài, vừa xem vừa chỉ trỏ, lúc đó em sẽ ứng xử như thế nào?
+ Khuyên các bạn ấy không nên làm như vậy.
+ Vì sao cần phải tôn trọng đám tang?
+ … tôn trọng người đã khuất.
Ø Nhận xét, chốt ý và giáo dục
Bày tỏ ý kiến
- Theo em, những việc làm nào đúng, những việc làm nào sai khi gặp đám tang:
- Dùng thẻ đúng – sai đưa ra ý kiến. Có lời giải thích
a) Chạy theo xem, chỉ trỏ
Ø Các việc làm a, c, đ, e là sai.
b) Nhường đường
Các việc làm b, d là đúng.
c) Cười đùa
d) Ngả mũ , nón
đ) Bóp còi xe xin đường
e) Luồn lách vượt lên trước
+ Em đã làm gì khi gặp đám tang? Ở trong xóm em ở, khi nhà nào có đám tang mọi người trong xóm đã làm gì?
+ Nhiều HS phát biểu.
Ø Nhận xét, chốt ý và giáo dục.
* Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.
- Dặn dò: Thực hiện theo bài học. Xem bài: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
File đính kèm:
- Dao duc.doc