Kế hoạch bài dạy môn Chính tả Lớp 3A Tuần 24

I – Mục tiêu:

 - Nghe – viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn 3 bài “Đối đáp với vua”.

 - Làm đúng các bài tập phân biệt x/s hoặc thanh hỏi/ thanh ngã.

 - Giáo dục ý thức rèn chữ, giữ vở sạch sẽ.

II – Đồ dùng dạy học:

 GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập chính tả. Giấy bìa, tranh gợi ý.

 HS: Bảng con, vở.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1077 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Chính tả Lớp 3A Tuần 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy tuần 24 CHÍNH TẢ ĐỐI ĐÁP VỚI VUA (nghe – viết) I – Mục tiêu: - Nghe – viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn 3 bài “Đối đáp với vua”. - Làm đúng các bài tập phân biệt x/s hoặc thanh hỏi/ thanh ngã. - Giáo dục ý thức rèn chữ, giữ vở sạch sẽ. II – Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập chính tả. Giấy bìa, tranh gợi ý. HS: Bảng con, vở. III – Các hoạt động: 1) Ổn định: (1’) 2) Bài cũ: (4’) Người sáng tác Quốc ca Việt Nam. - GV gọi 3 HS lên bảng viết từ khó: rút dây, rúc vào, lưu uyến, nóng nực - GV nhận xét 3) Bài mới: (25’) * Giới thiệu bài – ghi tựa. v Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung * Mục tiêu: HS nắm được nội dung đoạn văn viết chính tả. * Phương pháp: Thảo luận. - GV đọc mẫu. - Gọi HS đọc. - Yêu cầu HS thảo luận. + Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối? + Hãy đọc lại câu đối của vua và vế đối của Cao Bá Quát. v Hoạt động 2: Luyện từ khó, viết chính tả * Mục tiêu: Viết chính xác các từ khó trong bài * Phương pháp: Luyện tập thực hành - Hướng dẫn cách trình bày. + Đoạn văn có mấy câu? + Những chữ nào cần phải viết hoa? Vì sao? + Hai vế đối trong đoạn văn cần viết như thế nào cho đẹp? - GV yêu cầu HS nêu từ khó viết. - GV hướng dẫn HS luyện bảng con. - Yêu cầu HS đọc. - GV đọc chậm, HS viết bài. - Chữa lỗi. - GV chấm vở. - Nhận xét bài viết HS. v Hoạt động 3: Bài tập * Mục tiêu: Làm đúng bài tập (phân biệt x/s, thanh hỏi/thanh ngã). Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu (GV chọn phần a). - GV, 2 HS làm bảng phụ. - GV chốt ý đúng. Bài 3: GV dán 3 tờ phiếu lên bảng, mời HS 3 nhóm lên làm bài thi tiếp sức. - GV nhận xét. - Chấm 1 số vở. 4) Củng cố – Dặn dò: (5’) - Nhận xét – tuyên dương. - Nhận xét tiết học. - Về làm bài tập 2b. - Chuẩn bị: Nghe – viết: Tiếng đàn. - 1 HS đọc, lớp theo dõi. - HS trao đổi. + ... vì nghe nói cậu là học trò. + Nước trong leo lẻo cá đớp cá Trời nắng chang chang người trói người. - HS trả lời. + ... 5 câu. + ... các chữ cái đầu câu (Thấy, Nhìn, Nước, Chẳng, Trời) và tên riêng (Cao Bá Quát). + Cách lề 2 ô. - HS đọc lại từ khó. - HS nêu từ phần lưu ý. - HS viết bảng con: nước trong leo lẻo, trời nắng chang chang, tức cảnh. - HS đọc từ trên bảng. - HS viết. - HS dò và sửa lỗi chính tả. - Nộp vở. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - 2 HS làm ở bảng, lớp làm nháp. a) sáo xiếc - Vài HS đọc lại. Dự liệu: (phần b) mò – vẽ. - HS nhận xét, đọc lại từ vừa tìm được. a) s: san sẻ, se sợi, soi đường, so sánh, sánh bước, bổ sung, săn đuổi, sa lưới, ... x: xé vải, xào rau, xới đất, xẻo thịt, xúc đất, xông lên, xuất bản, lên xuống, xúm lại, ... b) thanh hỏi: nhổ cỏ, ngủ, kể chuyện, đảo thóc, bẻ cây, kiểm điểm, ... thanh ngã: gõ, vẽ, nỗ lực, đẽo cày, cõng em, diễn kịch, ... - HS làm vào vở. STV Bảng con Vở Bảng phụ SGK Vở BT Bảng lớp Kế hoạch bài dạy tuần 24 CHÍNH TẢ TIẾNG ĐÀN (nghe – viết) I – Mục tiêu: - Nghe và viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn cuối bài “Tiếng đàn”. - Làm đúng các bài tập chính tả tìm từ có 2 tiếng bắt đầu bằng âm x/s, thanh hỏ/thanh ngã. - Giáo dục ý thức rèn chữ, giữ vở sạch. II – Chuẩn bị: GV: Bảng chép sẵn bài tập HS: Vở, bảng con III – Các hoạt động: 1. Ổn định: (1’) 2. Bài cũ: (4’) Đối đáp với vua - Gọi 3 HS lên bảng viết: xào rau, cái sào, đẽo cày, nỗ lực. - Nhận xét, cho điểm 3. Bài mới: (25’) * Giới thiệu bài – ghi tựa. a) Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung. * Mục tiêu: HS nắm được nội dung đoạn văn viết chính tả. * Phương pháp: Thảo luận - GV đọc mẫu. - Gọi HS đọc. - GV yêu cầu: + Em hãy tả lại khung cảnh thanh bình bên ngoài như hòa cùng tiếng đàn. b) Hoạt động 2: Luyện từ khó, viết chính tả. * Mục tiêu: Viết chính xác các từ khó trong bài. * Phương pháp: Luyện tập thực hành - GV hỏi: + Đoạn văn có mấy câu? + Những chữ nào trong đoạn văn cần phải viết hoa? - GV yêu cầu HS nêu từ khó viết. - GV hướng dẫn HS luyện bảng con. - Yêu cầu HS đọc. - GV theo dõi HS viết bài. - Chữa lỗi. - GV chấm vở. - Nhận xét bài viết HS. c) Hoạt động 3: Bài tập * Mục tiêu: Làm đúng bài tập chính tả phân biệt x/s hoặc thanh hỏi/thanh ngã. Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu (GV chọn phần a). - GV, HS các nhóm trình bày. - GV chốt ý đúng. - GV nhận xét. - Chấm 1 số vở. 4. Củng cố – Dặn dò: (5’) - Nhận xét – tuyên dương. - Nhận xét tiết học. - Về xem lại các bài tập. - Chuẩn bị: Nghe – viết: Hội vật. - 2 HS đọc đoạn văn. - HS trả lời: + Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống vườn, lũ trẻ thả thuyền trên vũng nước mưa, dân chài tung lưới bắt cá, hoa mười giờ nở, mấy con chim câu lướt nhẹ trên mái nhà. + 6 câu. + Chữ đầu câu, tên riêng: Hồ Tây. - HS nêu từ, phần lưu ý. - HS viết bảng con: ngọc lan, mát rượi, thuyền, vũng nước, lướt nhanh, ... - HS đọc từ trên bảng. - HS tự nhớ và viết. - HS dò và sửa lỗi chính tả. - Nộp vở. - 1 HS đọc yêu cầu. - 3 HS làm ở bảng, lớp làm nháp nhóm đôi. * s: sung sướng, san sẻ, sục sạo, sẵn sàng, sóng sánh, sòng sọc, sạch sẽ, song song, ... * x: xôn xao, xào xạc, xanh xao, xao xuyến, xộc xệch, xúng xính, xinh xinh, xinh xắn, ... - Vài HS đọc lại. Dự liệu: (phần b): * đủng đỉnh, rủng rỉnh, thỏ thẻ, hả hê, thỉnh thoảng, bẩn thỉu, ... * rỗi rãi, võ vẽ, vĩnh viễn, dễ dãi, lễ mễ,... - HS làm vào vở. STV Bảng con Vở Bảng phụ SGK, Vở BT, Phiếu

File đính kèm:

  • docChinh rta.doc