I – Mục tiêu:
- Nghe – viết chính xác đoạn 4 truyện “Hũ bạc của người cha”.
- Làm đúng các bài tập chính tả điền vào chỗ trống tiếng có vần ui/uôi, tìm và viết đúng chính tả các âm vần dễ lẫn: s/x, ất/ấc.
- Giáo dục ý thức rèn chữ; giữ vở sạch sẽ.
II – Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập chính tả. Giấy bìa, tranh gợi ý.
Học sinh: Bảng con, vở.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Chính tả Lớp 3A Tuần 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy tuần 15
CHÍNH TẢ (tiết 1)
HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA (NGHE – VIẾT)
I – Mục tiêu:
- Nghe – viết chính xác đoạn 4 truyện “Hũ bạc của người cha”.
- Làm đúng các bài tập chính tả điền vào chỗ trống tiếng có vần ui/uôi, tìm và viết đúng chính tả các âm vần dễ lẫn: s/x, ất/ấc.
- Giáo dục ý thức rèn chữ; giữ vở sạch sẽ.
II – Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập chính tả. Giấy bìa, tranh gợi ý.
Học sinh: Bảng con, vở.
III – Các hoạt động:
1 – Ổn định: (1’)
2 – Bài cũ: (4’) Nhớ Việt Bắc.
- GV gọi HS lên bảng viết một số từ khó: lá trầu, đàn trâu, niễm bệnh, nong tằm.
- Lớp viết bảng con.
- Nhận xét.
3 – Bài mới: (25’)
- Giới thiệu bài – ghi tựa
* Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung
Mục tiêu: HS nắm được nội dung đoạn văn viết chính tả.
Phương pháp: Thảo luận.
- GV đọc mẫu
- Gọi HS đọc
- Yêu cầu HS thảo luận:
+ Khi thấy cha ném tiền vào lửa, người con đã làm gì?
+ Hành động của người con giúp người cha hiểu điều gì?
* Hoạt động 2: Luyện từ khó, viết chính tả.
Mục tiêu: Viết chính xác các từ khó trong bài.
Phương pháp: Luyện tập thực hành.
- GV yêu cầu HS nêu từ khó viết.
- GV hướng dẫn HS luyện bảng con.
- Yêu cầu HS đọc.
- Hướng dẫn cách trình bày.
+ Đoạn văn có mấy câu?
+ Những chữ nào phải viết hoa?
- GV đọc chậm, HS viết bài.
- Chữa lỗi.
- GV chấm vở.
- Nhận xét bài viết HS.
* Hoạt động 3: Bài tập
Mục tiêu: Làm đúng bài tập chính tả phân biệt ui/uôi, s/x hoặc âc/ât.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu. (GV chọn phần a)
- GV cho HS các nhóm trình bày.
- GV chốt ý đúng.
4 – Củng cố – dặn dò: (5’)
- Nhận xét – tuyên dương.
- Nhận xét tiết học.
- Về làm bài tập b.
- Chuẩn bị: Nghe – viết: Nhà rông ở Tây Nguyên.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS trao đổi:
+ Người con vội thọc tay vào lửa, lấy tiền ra.
+ Người cha hiểu rằng tiền đó do anh làm ra. Phải làm lụng vất vả thì mới quý đồng tiền.
- HS nêu từ phần lưu ý.
- HS viết bảng con: sưởi, lửa, thọc tay, chảy nước mắt, đồng tiền, vất vả, quý …
- HS đọc từ trên bảng.
- HS trả lời.
+ 6 câu.
+ Chữ đầu câu.
- HS đọc lại từ khó.
- HS viết.
- HS dò và sửa lỗi chính tả.
- Nộp vở.
- 1 HS đọc yêu cầu trong sách giáo khoa.
- 3 HS làm ở bảng lớp, lớp làm nháp.
ë mũi dao – con muỗi
hạt muối – múi bưởi
núi lửa – nuôi nấng
tuổi trẻ - tủi thân
- Vài HS đọc lại.
- 1 HS đọc đề.
- HS thi đua nhóm, thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày:
sót – xôi – sáng.
- Dự liệu (phần b): mật – nhất – gấc.
STV
Bảng con
Vở
SGK,
Vở BT
Kế hoạch bài dạy tuần 15
CHÍNH TẢ (tiết 2)
NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN (NGHE – VIẾT)
I – Mục tiêu:
- Nghe và viết lại chính xác đoạn từ “Gian đầu nhà rông … dùng khi cúng tế” trong bài nhà rông ở Tây Nguyên.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ưi/ươi, tìm những tiếng có thể ghép với các tiếng có âm đầu s/x, âc/ât.
- Giáo dục ý thức rèn chũ, giữ vở sạch.
II - Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bảng chép sẵn bài tập.
- Học sinh: Vở, bảng con.
III – Các hoạt động:
1 – Ổn định: (1’)
2 – Bài cũ: (4’) Hũ bạc của người cha.
- Gọi 3 HS lên bảng viết: mũi dao – con muỗi – tủi thân – bỏ sót – đồ xôi.
- Nhận xét – cho điểm.
3 – Bài mới: (25’)
* Giới thiệu bài – ghi tựa.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung.
Mục tiêu: HS nắm ý đoạn văn bài
“Nhà rông ở Tây Nguyên”.
Phương pháp: Thảo luận.
- GV đọc thuộc.
- Gọi HS đọc.
- Yêu cầu HS thảo luận.
+ Gian đầu nhà rông được trang trí như thế nào?
* Hoạt động 2: Luyện từ khó – Viết bài.
Mục tiêu: Viết đúng, trình bày sạch sẽ bài thơ.
Phương pháp: Luyện tập thực hành.
- GV gợi ý HS nêu từ khó viết.
- Hướng dẫn HS viết bảng con.
- Hướng dẫn HS trình bày bài viết.
+ Đoạn văn có mấy câu?
+ Trong đoạn văn, những chữ nào phải viết hoa?
- GV đọc, HS viết bài.
- Hướng dẫn HS chửa lỗi.
- Nhận xét bài viết HS.
* Hoạt động 3: Bài tập
Mục tiêu: Phân biệt từ có it/uyt, r/d/gi,
thanh hỏi/ngã.
Phương pháp: Luyện tập, thảo luận.
Bài 2:
- GV đính 4 bảng giấy ghi sẵn bài tập lên bảng lớp.
- Cho HS thi đua 4 nhóm.
- Nhận xét.
Bài 3: (chọn phần a)
- Yêu cầu HS làm vào vở.
- Nhận xét.
4 – Củng cố – dặn dò: (5’)
- Nhận xét – tuyên dương.
- Nhận xét tiết học.
-Về làm bài tập b.
- Chuẩn bị: Nghe – viết: Đôi bạn.
- Nghe
- 2 HS đọc lại.
- HS trao đổi tìm hiểu.
* Đó là nơi thờ thần làng: có 1 giỏ mây đựng hòn đá thần treo trên vách. Xung quanh hòn đá treo những cành hoa bằng tre, vũ khí, nông cụ, chiêng trống dùng khi cúng
tế.
- HS nêu từ, phần lưu ý.
- HS viết bảng con: gian, nhà rông, giỏ mây, lập làng, truyền, chiêng trống …
- HS đọc từ trên bảng.
- HS trả lời.
+ 3 câu.
+ Những chữ đầu câu.
- HS nghe đọc và viết bài.
- HS chửa lỗi chính tả.
1 HS đọc đề.
- HS thi đua làm nhanh, lớp làm vở.
* Khung cửi - gửi thư
Mát rượi - sưởi ấm
Cưỡi ngựa - tưới cây
- HS thảo luận nhóm đôi:
- 1 số nhóm trình bày.
+ xâu: xâu kim, xâu chuỗi, xâu xé, xâu bánh, xâu xấu …
+ sâu: sâu bọ, chim sâu, nông sâu, sâu xa, sâu sắc, sâu rộng …
+ xẻ: xẻ gỗ, thợ xẻ, xẻ rãnh, xẻ tà, máy xẻ …
+ sẻ: chim sẻ, chia sẻ, san sẻ, nhường cơm sẻ áo …
Sách TV
Bảng con
Giấy bìa
File đính kèm:
- Chinh ta.doc