Kiến thức:
- Nghe – viết lại chính xác, trình bày đúng 8 dòng đầu của bài thơ Cây dừa.
Kỹ năng:
- Viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn: s/x, in/inh.
- Viết đúng các tên riêng Việt Nam.
Thái độ:
- Ham thích môn học.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2901 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy Môn Chính tả - Bài: Cây dừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Sài Gòn Sinh viên: Võ Thị Ánh Ngọc
Khoa Giáo dục Tiểu học MSV: 3110150111
Giảng viên: Ngô Tuyết Phượng
Môn: Thực hành sư phạm 2
Kế hoạch bài dạy
Môn: Chính tả
Bài: Cây dừa
I. Mục tiêu:
Kiến thức:
- Nghe – viết lại chính xác, trình bày đúng 8 dòng đầu của bài thơ Cây dừa.
Kỹ năng:
- Viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn: s/x, in/inh.
- Viết đúng các tên riêng Việt Nam.
Thái độ:
- Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị:
- GV: laptop, slide chiếu, bảng phụ, nam châm, bút lông, phấn, thước.
- HS: sgk, vở bài tập, bảng con, phấn, tên các cây bắt đầu bằng s/x viết ra giấy.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động:
2. Bài cũ: Kho báu.
Gọi 2 HS lên bảng viết từ khó của tiết trước, HS dưới lớp viết vào nháp do GV đọc.
Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới
Giới thiệu: Giờ Chính tả hôm nay lớp mình sẽ nghe và viết lại 8 dòng thơ đầu trong bài thơ Cây dừa. Sau đó, cô sẽ hướng dẫn các con làm các bài tập chính tả gồm bài tập phân biệt s/x, in/inh và bài tập viết đúng các tên riêng Việt Nam.
- Ghi tựa bài lên bảng: “Nghe – viết: Cây dừa”.
- Yêu cầu hs: “Bàn của bạn … nhắc lại cho cô, hôm nay lớp chúng ta học tiết chính tả nghe – viết bài gì nào?”
Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết:
- Mời 1 hs đọc 8 dòng thơ đầu trong bài Cây dừa, nhắc nhở hs đọc thầm theo bạn.
- Mời thêm 1 hs đọc lại đoạn thơ.
- Sau khi các con đã nghe bạn mình đọc, cô có các câu hỏi sau dành cho cả lớp. Các con chú ý lắng nghe, đọc lại bài và trả lời cho cô.
Đoạn thơ nhắc đến những bộ phận nào của cây dừa?
Các bộ phận đó được so sánh với những gì?
Tàu dừa: như bàn tay đang dang ra đón gió, như chiếc lược chải vào mây xanh.
Ngọn dừa: như cái đầu của người biết gật để gọi trăng.
Thân dừa: như thân người mặc áo bạc phếch tháng năm.
Quả dừa: như đàn lợn con, như những hũ rượu.
Hoa dừa: khi hoa nở vào những đêm hè, trông như những vì sao trên trời.
Nội dung của đoạn thơ này là miêu tả các bộ phận của cây dừa, trong đó có sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa làm cho cây dừa có hình dáng, hoạt động như con người.
b) Hướng dẫn viết từ khó:
- Bởi vì chúng ta đã học bài tập đọc “Cây dừa”, trong tiết đó cô cũng đã giải thích các từ khó hiểu, nên bây giờ cô sẽ cho các con viết các từ khó trong đoạn thơ này.
- Đoạn thơ này có các từ khó các con cần chú ý là: tỏa, bạc phếch, chiếc lược, hũ rượu. Chiếu slide các từ khó.
- Cho hs đọc lại các từ khó.
- GV đọc các từ khó cho HS viết vào bảng con.
c) Hướng dẫn cách trình bày:
- Các con cho cô biết, đoạn thơ có mấy dòng?
- Dòng thứ nhất có mấy tiếng?
- Dòng thứ hai có mấy tiếng?
- Vậy đây là thể thơ gì?
- À đúng rồi, đây là thể thơ lục bát, cứ một câu 6 lại tiếp một câu 8. Lát nữa, khi viết chính tả, các con nhớ câu 6 ta viết lùi vào 3 ô, câu 8 ta viết lùi vào 1 ô kể từ lề đó nha.
- Trong đoạn thơ, ngoài dấu chấm dấu phẩy ra, con thấy có dấu gì đặc biệt?
- Dấu gạch nối đặt ở đâu trong đoạn thơ?
- Sau dấu gạch nối, con có viết hoa không?
- Vậy còn các chữ cái đầu dòng thơ, con phải viết như thế nào?
- À đúng rồi. Thế thì cô mời một bạn đứng lên liệt kê cho cô những chữ các con phải viết hoa. (chữ nào trong tiếng nào)
- Cô nhắc lại, khi viết chính tả đoạn thơ này, các con lưu ý câu 6 viết lùi vào 3 ô, câu 8 viết lùi vào 1 ô từ lề, còn tên tác giả lùi vào 7 ô; lưu ý dấu gạch nối; lưu ý viết hoa các chữ cái đầu dòng thơ. Các con phải nhớ những chỗ cô đã lưu ý cho các con. Bây giờ chúng ta bắt đầu viết chính tả đoạn thơ này nha.
d) Viết chính tả:
- Cũng như những lần chính tả nghe – viết trước, đầu tiên, cô sẽ đọc lại đoạn thơ một lượt. Kế tiếp, cô sẽ đọc chậm từng cụm từ cho các con viết, với mỗi cụm từ cô sẽ đọc 2 lần. Nếu có bạn nào viết không kịp, con chừa chỗ rồi viết tiếp câu kế để theo kịp các bạn. Ở lần cuối, khi cô đọc lại đoạn thơ cho cả lớp dò, con sẽ nghe và bổ sung cho bài của mình.
- Đọc lại đoạn thơ một lượt (thong thả, rõ ràng).
- Đọc cho học sinh viết, ngắt như sau:
Cây dừa xanh / tỏa nhiều tàu,
Dang tay / đón gió, / gật đầu / gọi trăng.//
Thân dừa / bạc phếch / tháng năm,
Quả dừa - / đàn lợn con / nằm trên cao.//
Đêm hè / hoa nở / cùng sao,
Tàu dừa - / chiếc lược / chải vào / mây xanh.//
Ai mang / nước ngọt, / nước lành,
Ai đeo / bao hũ rượu / quanh cổ dừa.//
Trần Đăng Khoa
- Đọc lại đoạn thơ cho hs dò. Nhắc nhở những em nào lúc nãy chưa viết kịp thì lắng nghe rồi bổ sung cho đủ.
e) Chấm và chữa bài:
- Tổ chức cho hs đổi bài nhau để sửa (theo tổ: tổ 1 đổi tập với tổ 2; tổ 3 đổi tập với tổ 4):
Chiếu bài mẫu lên slide chiếu cho hs dò theo, mời 1 em đọc lại, các em còn lại đọc thầm, ghi lỗi ra ngoài lề (nếu có).
- GV chọn ra 5 bài chấm tại lớp.
- Chấm xong, đưa ra nhận xét về cách trình bày và những từ mà GV đã lưu ý ở trên.
Hát.
bền vững, thuở bé, bến bờ, quở trách.
- Nhắc lại tựa bài.
- Theo dõi và đọc thầm theo.
- 1 HS đọc lại bài.
- Đoạn thơ nhắc đến tàu dừa, ngọn dừa, thân dừa, quả dừa, hoa dừa.
- HS đọc lại bài sau đó trả lời.
- Cá nhân 1 lần, đồng thanh 1 lần.
- 8 dòng thơ.
- Dòng thứ nhất có 6 tiếng.
- Dòng thứ hai có 8 tiếng.
- Thể thơ lục bát.
- Dấu gạch nối.
- Quả dừa – đàn lợn con…
Tàu dừa – chiếc lược…
- Không.
- Chữ đầu dòng thơ phải viết hoa.
- Chữ c trong tiếng cây; chữ d trong tiếng dang; chữ t trong tiếng thân; chữ q trong tiếng quả; chữ đ trong tiếng đêm; chữ t trong tiếng tàu; chữ a trong tiếng ai.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2a) Hãy kể tên các loài cây bắt đầu bằng s/x
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Để làm bt này, lớp chúng ta sẽ cùng chơi một trò chơi có tên là “Thi trồng cây”.
- Chia lớp làm 2 nhóm, chọn ra 1 nhóm trưởng, 1 thư kí cho mỗi nhóm.
- Mỗi nhóm sẽ có một “mảnh vườn” nhỏ để trồng cây. Nhóm nào “trồng” được nhiều cây hơn sẽ là nhóm chiến thắng.
- Các con trồng cây bằng cách liệt kê tên các cây bắt đầu bằng s/x vào “mảnh vườn” của nhóm mình (lấy bảng phụ làm “mảnh vườn” cho hs ra). Lưu ý các con phải ghi được cả tên cây bắt đầu bằng âm s và âm x, nếu không sẽ bị trừ 1 điểm. Nhớ là tên cây phải viết đúng chính tả nữa nha.
- Tiết trước, cô đã dặn các con ở nhà tìm sẵn ít nhất 1 tên cây bắt đầu bằng âm s và 1 tên cây bắt đầu bằng âm x rồi viết ra giấy. Một lát, sau khi nghe hiệu lệnh bắt đầu trò chơi, nhóm trưởng thu giấy của các bạn rồi đọc các tên cây cho thư kí viết trong vòng 1’. Nhóm trưởng và thư kí nhớ nè, những tên cây đã có rồi thì các con không viết lại nữa để tránh bị trùng nha.
- Phát bảng phụ, bút lông về cho 2 nhóm.
- Ra hiệu bắt đầu trò chơi. Nhắc nhở hs, nhóm nào “trồng cây” xong thì đem “mảnh vườn” của nhóm mình treo lên bảng để trưng bày ngay, không cần đợi hết 1’.
- Sau khi 2 nhóm làm xong, mời mỗi nhóm 1 em đọc lại các tên cây mà nhóm mình đã “trồng” được.
- Cho 2 nhóm nhận xét chéo xem nhóm bạn đã ghi tên các cây đúng chính tả chưa, có đủ tên bắt đầu bằng âm s và âm x chưa.
- Con thấy số lượng cây có tên bắt đầu bằng âm s so với cây bắt đầu bằng âm x như thế nào?
- GV nhận xét, tổng kết số lượng, phần thưởng sẽ trao vào cuối tiết học.
- Đối với bt 2b), hs về nhà làm vào vở bt, tiết sau GV sẽ kiểm tra và chỉnh sửa.
Bài 3) Có bạn chép đoạn thơ sau của nhà thơ Tố Hữu nhưng quên viết hoa nhiều tên riêng. Em hãy giúp bạn sửa lại cho đúng.
- Gọi 1 hs đọc yêu cầu.
- Gọi 1 hs đọc đoạn thơ, nhắc các em còn lại đọc thầm theo.
- Bây giờ các con đọc thầm đoạn thơ này thêm 1 lần nữa và tìm xem những tên riêng nào mà bạn mình đã quên viết hoa. Ai tìm xong thì nhanh nhanh giơ tay nói cho cô và các bạn cùng biết nhé.
- Chiếu các tên riêng chưa được viết hoa trong đoạn thơ lên slide chiếu.
- Tên riêng phải viết như thế nào?
- Gọi hs lên bảng viết lại các tên riêng trong bài cho đúng chính tả.
- Yêu cầu hs nhận xét bài của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm hs.
Đọc đề bài.
Tên cây bắt đầu bằng s
Tên cây bắt đầu bằng x
Sả, sắn, sim, sung, si, sen, súng, sâm, sấu, sầu riêng, sậy, sồi, sơ - ri, su hào, su su, sứ, san hô, sắn…
xoan, xà cừ, xà nu, xương rồng, xoài …
- Số lượng cây có tên bắt đầu bằng âm s nhiều hơn cây có tên bắt đầu bằng âm x.
- Đọc đề bài.
- 1 hs đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
- Đọc thầm và tìm các tên riêng: bắc sơn, đình cả, thái nguyên, tây bắc, điện biên.
- Viết hoa chữ cái đứng đầu mỗi tiếng trong tên riêng.
- 2 hs lên bảng viết lại, hs dưới lớp viết vào Vở bài tập.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
4. Củng cố – Dặn dò
- Khen những em viết đẹp, tiến bộ.
- Dặn dò những em nào sai nhiều lỗi, viết chưa đẹp về nhà nhớ chép lại bài.
- Nhắc nhở HS nhớ quy tắc viết hoa tên riêng.
- Nhận xét tiết học.
- Khen thưởng.
- Chuẩn bị bài sau: Những quả đào.
File đính kèm:
- chinh ta cay dua(1).docx