Kế hoạch bài dạy môn Chính tả 5

BÀI 1: VIỆT NAM THÂN YÊU

 I. MỤC TIÊU

 Giúp HS: - Nghe - viết chính xác, đẹp bài thơ Việt Nam thân yêu.

 - Làm bài tập chính tả phân biệt ng/ ngh, g/ gh, c/k

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 Bài tập 3, viết sẵn vào bảng phụ.

 

doc61 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Chính tả 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăn a, b. - GV giao việc: ã Các em đọc lại 2 đoạn văn a, b. ã Dùng bút chì gạch dưới tên riêng có trong 2 đoạn văn đó. ã Cho biết tên riêng đó được viết như thế nào? - Cho HS làm bài. GV phát 2 phiếu cho HS làm bài. - Cho HS trình bày kết quả. - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng: - Tên người có trong 2 đoạn: Cri-xtô-phô-rô Cô-lôm-bô A-mê-ri-gô Ve-xpu-xi ét-mân Hin-la-ri Ten-sing No-rơ-gay - Tên địa lý: i-ta-li-a Lo-ren A-mê-ri-ca Ê-vơ-rét Hi-ma-lay-a Niu Di-lân Cách viết: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Cách tiếng trong một bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối. Riêng tên địa lí: Mĩ, ấn Độ, Pháp viết giống như cách viết tên riêng tiếng Việt Nam (viết hoa chữ cái đầu của mỗi chữ) vì đây là tên riêng nước ngoài nhưng được phiên âm theo âm Hán – Việt. - 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. - 2 HS làm bài vào phiếu. - Cả lớp dùng bút chì gạch dưới những tên riêng có trong 2 đoạn văn, suy nghĩ để trả lời cách viết các tên riêng đã tìm được. - 2HS làm bài vào phiếu lên dán trên bảng lớp. - Lớp nhận xét - HS chép lời giải đúng vào vở 4 Củng cố, dặn dò 2’ - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ để viết đúng quy tắc viết hoa tên người và tên địa lí nước ngoài. - HS lắng nghe Tuần 28 Ngày soạn:./../07 Ngày giảng:./../07 ôn tập I. Mục tiêu, yêu cầu 1- Nghe- viết đúng chính tả đoạn văn tả Bà cụ bán hàng nước chè. 2- Viết được một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu) tả ngoại hình một cụ già mà em biết. II. Đồ dùng dạy – học - Một số tranh ảnh về các cụ già III. Các hoạt động dạy – học Các bước Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 Giới thiệu bài 1’ Trong tiết ôn tập hôm nay, các em sẽ nghe- viết đúng chính tả đoạn văn Bà cụ bán hàng nước chè. Sau đó, các em sẽ luyện viết đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu) tả ngoại hình một cụ già mà em biết. - HS lắng nghe 2 Viết chính tả 22-24’ HĐ1: Hướng dẫn chính tả - GV đọc bài chính tả một lượt. - GV: các em hãy đọc thầm lại bài chính tả và cho cô biết nội dung của bài. - Hướng dẫn HS viết những từ ngữ dễ viết sai: tuổi già, tiếng chèo... HĐ2: Cho HS viết chính tả - GV đọc từng câu hoặc từng hộ phận câu cho HS viết. HĐ3: Chấm, chữ bài - GV đọc bài chính tả cho HS soát lỗi. - GV chấm 5-7 bài. - GV nhận xét + cho điểm - Cả lớp theo dõi trong SGK. - HS đọc thầm bài chính tả và phát biểu: Bài chính tả tả gốc cây bàng cổ thụ và tả bà cụ bán hàng nước chè dưới gốc cây - HS viết những từ ngữ GV hướng dẫn. - HS gấp SGK lại. - HS viết chính tả. - HS tự soát lỗi. - HS đổi vở cho nhau sửa lỗi. 3 Làm BT 10’ - Cho HS đọc yêu cầu của BT. - GV nhắc lại yêu cầu: Khi miêu tả ngoại hình của nhân vật, các em cần nhớ không nhất thiết phải tả đầy đủ các đặc điểm mà chỉ tả những đặc điểm tiêu biểu. - GV nhắc HS về nhân vật em chọn tả. - Cho HS làm bài + trình bày kết quả. - GV nhận xét + chấm một số đoạn văn viết hay - 1 HS đọc, lớp lắng nghe. - HS phát biểu ý kiến về nhân vật mình chọn tả là cụ ông hay cụ bà. - HS làm bài vào vở hoặc vở BT. - HS nối tiếp nhau đọc bài viết của mình. - Lớp nhận xét. 4 Củng cố, dặn dò 2’ - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại cho hay. - Dặn những HS chưa có điểm kiểm tra tập đọc – Học thuộc lòng về nhà tiếp tục ôn để tiết sau kiểm tra Tuần 29 Ngày soạn:./../07 Ngày giảng:./../07 Nhớ – viết: Đất nước I. Mục tiêu, yêu cầu 1- Nghe – viết đúng chính tả 3 khổ thơ cuối của bài Đất nước. 2- Nắm được cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng qua bài tập thực hành. II. Đồ dụng dạy – học - Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng. - 3 tờ phiếu kẻ bảng phân loại để HS làm BT2 - 3 tờ giấy khổ A4 để HS làm BT3 III. Các hoạt động dạy – học. Các bước Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 Giới thiệu bài 1’ Trong tiết Chính tả hôm nay, các em sẽ viết 3 khổ thơ cuối của bài Đất nước dưới hình thức nhớ – viết. Sau đó, các em sẽ làm bài tập chính tả để khắc sâu kiến thức về cách viết hoa, tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng. - HS lắng nghe. 2 Hướng dẫn HS nhớ viết 21’-22’ HĐ1: Hướng dẫn chính tả - Cho HS đọc yêu cầu của bài. - Cho HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối. - Cho HS nhìn sách đọc thầm 3 khổ thơ. - GV lưu ý HS những từ ngữ dễ viết sai: rừng tre, bát ngát, phù sa, rì rầm, tiếng đất... HĐ2: HS viết chính tả - GV thu bài khi hết giờ. HĐ3: Chấm, chữa bài. - GV chấm 5-7 bài - GV nhận xét chung + cho điểm. - 1HS đọc thành tiếng, lớp lắng nghe. - 2 HS đọc thuộc lòng, lớp nhận xét. - Cả lớp đọc thầm. - HS gấp SGK, nhớ lại, tự viết bài. - HS đổi vở cho nhau để sửa lỗi 3 Làm BT 10’ - GV giao việc: • Mỗi em đọc lại bài văn. • Tìm những cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu, giải thưởng. Trong bài. • Nhận xét về cách viết các cụm từ đó. - Cho HS làm bài. GV phát phiếu và bút dạ cho 3 HS. - Cho HS trình bày kết quả bài làm. - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. a/ Các cụm từ: • Chỉ huân chương: Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động. • Chỉ danh hiệu: Anh hùng Lao động. • Chỉ giải thưởng: Giải thưởng Hồ Chí Minh b/ Nhận xét về cách viết hoa các cụm từ: Mỗi cụm từ chỉ các huân chương, danh hiệu, giải thưởng trên đều gồm hai bộ phận. Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành các tên này đều được viết hoa. - GV đưa bảng phụ đã viết sẵn ghi nhớ về cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng lên. HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT3 - Cho HS đọc yêu cầu + đoạn văn của BT3 - GV nhắc lại yêu cầu. - GV gợi ý tên các danh hiệu trong đoạn văn được in nghiêng. Khi làm bài tập, các em dựa vào cách viết hoa tên danh hiệu để phân tích các bộ phận tạo thành tên đó. - Cho HS làm bài. GV phát giấy khổ A4 cho 3 HS. - HS trình bày kết quả. - GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng: • Anh hùng / lực lượng vũ trang nhân dân. • Bà mẹ / Việt Nam / Anh Hùng. - 1HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo. - 3 HS làm bài vào phiếu, lớp làm bài vào nháp hoặc vở bài tập. - 3HS làm bài vào giấy đem dán lên bảng lớp. - Lớp nhận xét. - 1 HS đọc nội dung ghi trên bảng phụ - 1HS đọc thành tiếng, lớp lắng nghe. - 3 HS làm bài vào giấy, lớp làm giấy nháp hoặc vở bài tập. - 3 HS làm bài vào giấy lên dán trên bảng lớp. - Lớp nhận xét. 4 Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng. Tuần 30 Ngày soạn:./../07 Ngày giảng:./../07 Nghe – viết: Cô gái tương lai I Mục tiêu, yêu cầu 1- Nghe – viết đúng chính tả bài Cô gái tương lai. 2- Tiếp tục luyện tập viết hoa các tên huân chương, danh hiệu, giải thưởng, biết một số huân chương của nước ta. II. Đồ dụng dạy – học - Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng: Tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. - Bút dạ + phiếu khổ to. - ảnh minh hoạ tên ba loại huân chương trong SGK. - 3 tờ phiếu viết bài tập 3. III. Các hoạt động dạy – học. Các bước Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiểm tra bài cũ 4’ Kiểm tra 3 HS. GV đọc Anh hùng Lao động, Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động, Giải thưởng Hồ Chí Minh. - GV nhận xét + cho điểm. - 3 HS cùng lên bảng để viết, HS còn lại viết vào giấy nháp. Bài mới 1 Giới thiệu bài 1’ Hôm nay, các em sẽ được gặp một người xem là mẫu người của tương lai. Đó là ai? Có gì đặc biệt mà được đánh già là mẫu người của tương lai? Bài chính tả Cô gái của tương lai hôm nay các em sẽ biết được điều đó. - HS lắng nghe. 2 Viết chính tả 20’-22’ HĐ1: Hướng dẫn chính tả - GV đọc bài chính tả một lượt. H: Bài Cô gái của tương lai nói gì? - Cho HS đọc thầm bài chính tả. - Luyện viết những từ ngữ dễ viết sai: In-tơ-nét, ốt-xtrây-li-a, Nghị viện thanh niên. HĐ2: HS viết chính tả - GV đọc từng câu hoặc bộ phân câu để HS viết. HĐ3: GV chấm, chữa bài - GV đọc lại một lượt toàn bài. - Chấm 5-7 bài - GV nhận xét chung - HS theo dõi trong SGK. - Bài giới thiệu Lan Anh là một bạn gái giỏi giang, thông minh, được xem là một trong những mẫu người của tương lai. - HS đọc thầm. - HS viết vào giấy nháp - HS viết chính tả. - HS soát lỗi. - HS đổi vở cho nhau để sửa lỗi ( sửa ra lề) 3 Làm BT 10’ HĐ1: HS làm bài tập 2 - GV giao việc: • Mỗi em đọc lại đoạn văn. • Gạch dưới những cụm từ in nghiêng. • Chữ nào trong cụm từ in nghiêng đấy phải viết hoa? Vì sao? - Cho HS làm bài. Gv dán phiếu đã ghi sẵn các cụm từ tin nghiêng có trong đoạn văn lên + dán phiếu ghi nhớ về cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng. - GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng các chữ trong các cụm từ cần phải viết hoa như sau: • Anh hùng Lao động ( là cụm từ gồm 2 bộ phận, ta phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận) • Anh hùng Lực lượng vũ trang ( tương tự như cụm từ trên) • Huân chương sao vàng ( như trên) • Huân chương Độc lập hạng Ba • Huân chương Lao động hạng Nhất • Huân chương Độc lập hạng Nhất HĐ2: HS làm BT3 - Cho HS đọc yêu cầu + đọc 3 câu a, b, c. - GV giao việc: • Mỗi em đọc lại 3 câu a, b, c. • Tìm tên huân chương để điền vào chỗ trống trong các câu a, b, c sao cho đúng. - Cho HS làm bài. GV phát phiếu cho 3 HS và dán ảnh minh hoạ các huân chương lên bảng. - Cho HS trình bày kết quả. - GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng tên huân chương cần điền vào chỗ trống là: a. Huân chương Sao vàng b. Huân chương Huân công c. Huân chương Lao động - 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. - HS đọc nội dung ghi trên phiếu. - 3 HS lên làm bài trên phiếu ( mỗi em sửa lại 2 cụm từ sau, nói rõ vì sao lại sửa như vậy). - Lớp nhận xét. - Nhất, Nhì, Ba viết hoa vì đó là từ chỉ hạng của huân chương. - 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. - HS quan sát ảnh. - 3 HS làm bài trên phiếu. - HS còn lại làm vào giấy nháp. - 3 HS làm bài trên phiếu lên dán trên bảng lớp. - Lớp nhận xét. 4 Củng cố, dặn dò 2’ - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ tên và cách viết các danh hiệu, huân chương ở BT2,3

File đính kèm:

  • docChinh ta 5.doc