I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn.
Hiểu: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh.
II. ĐDDH
Bảng phụ câu: “Thì ra . tàu hoả đến”
14 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoach bài dạy Lớp 5C Tuần 32 Trường Tiểu học Số 2 Nam Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a)GTB
b) Tìm hiểu bài
HĐ1: QS và thảo luận
* Mục tiêu: Giúp HS biết nêu ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người.
+ Môi trường cung cấp cho con người những gì?
+ Môi trường nhận từ con người những gì?
+ Môi trường có ảnh hưởng gì đến đời sống của con người, cho ví dụ dẫn chứng?
+ Liên hệ môi trường ở địa phương em.
- GDHS phải biết bảo vệ môi trường như : trồng cây xanh, không vứt rác bừa bãi, vận động cha mẹ, mọi người không nên lạm dụng nhiều thuốc trừ sâu và phân bón hoá học.
* Kết luận: Môi trường cung cấp cho con người thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở, nơi làm việc, nơi vui chơi giải trí, các nguyên liệu và nhiên liệu. Hiện nay môi trường ở địa phương chúng ta bị ô nhiễm nặng nề.
HĐ2: Trò chơi
* Mục tiêu: Củng cố cho HS những kiến thức về vai trò của môi trường đối với đời sống con người đã học ở hoạt động trên.
- HDHS cách chơi.
3. Củng cố
Đọc mục Bóng đèn sáng
4. Dặn dò
Về nhà vận động gia đình bảo vệ môi trường xung quanh ta.
- 1 em
- 1 em
- Nghe
- Làm việc theo nhóm 4, thảo luận các câu hỏi bên.
+ Môi trường cung cấp cho con người thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở, nơi làm việc, nơi vui chơi giải trí, các nguyên liệu và nhiên liệu.
+ Môi trường nhận từ con người : rác thải, khói, bụi, tiếng ồn, ...
+ Môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người, cho ví dụ dẫn chứng : Nơi có không khí trong lành thì con người sẽ khoẻ mạnh. Nơi có nguồn nước uống và nguồn thức ăn bị ô nhiễm thì con người sẽ bị bệnh có khi dẫn đến chết người.
+ Liên hệ môi trường ở TT Nam Phước bị ô nhiễm nặng nề bởi bụi, khói, tiếng ồn, rác thải, nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề.
- Gồm có hai đội, mỗi đội 5 em, điền vào hai cột sau
Môi trường cho
Môi trường nhận
- Đội nào ghi được nhiều đội đó thắng.
- Cá nhân – đồng thanh.
- HS lắng nghe.
Lịch sử LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Tiết: 32
I MỤC TIÊU
Giúp cho học sinh nắm vững về di tích lịch sử cấp Tỉnh tại địa phương, qua đó giáo dục các em lòng tự hào về quê hương đất nước, có ý tức bảo vệ di tích lịch sử tại địa phương.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- Tổ chức sân chơi Em tìm hiểu Di tích lịch sử Mộ ông Lê Quý Công
- Gồm 3 đội: Mỗi đội 3 em tham gia
a) Phần khởi động: Có 4 giỏ kiến thức được đánh số 1,2,3,4. Trong mỗi giỏ có 1 câu hỏi. Mỗi câu hỏi có 15 giây suy nghĩ và trả lời .
- Các đội lần lượt lựa chọn giỏ kiến thức của mình và cả 3 đội sẽ cùng trả lời các câu hỏi trong giỏ kiến thức đó. Đội đến lượt chọn sẽ ghi được 30 điểm nếu trả lời đúng. 2 đội còn lại sẽ ghi được 20 điểm.
- Ở phần này có 1 giỏ kiến thức dành cho khán giả, được chơi sau khi cả 3 đội đã hoàn thành phần chơi này.
Câu 1/ Di tích lịch sử do Liên đội nhận chăm sóc có tên là:
a. Mộ Lê Quý Công b. Mộ Tiền Hiền Mỹ Xuyên
c. Cả a và b ( đáp án c)
Câu 2/ Di tích lịch sử Mộ Lê Quý Công nằm ở đâu?
a. Đội 2 thôn Xuyên Đông b. Đội 3 thôn Xuyên Đông
c. Đội 4 thôn Xuyên Đông ( đáp án b)
Câu 3/ Khuôn viên của di tích là:
a. dài 20m rộng 8m b. dài 28m rộng 5m
c. dài 25m rộng 8m ( đáp án c)
Câu 4/ Mộ Lê Quý Công thuộc loại hình di tích nào?
a. Lịch sử b. văn hóa c. cả 2 đều sai ( đáp án a)
b) Phần Vượt chướng ngại vật:
Có 11 ô chữ hàng ngang và 1 ô chữ chìa khoá. Mỗi đội sẽ có 3 lựa chọn. Lần lượt các đội chơi được quyền chọn từng ô chữ hàng ngang. Có 30 giây suy nghĩ và trả lời. Nếu giải đúng ghi được 20 điểm.
Nếu sai thì 2 đội còn lại được bấm chuông dành quyền trả lời ngay sau hiệu lệnh của MC và ghi được 10 điểm nếu có câu trả lời đúng. Sau khi giải được 9 ô chữ hàng ngang, khi có hiệu lệnh của MC các đội bấm chuông dành quyền được giải ô chữ chìa khoá và nếu đúng sẽ ghi được 40 điểm. 2 ô chữ hàng ngang còn lại dành cho khán giả.
Ông Lê Quý Công làm quan dưới thời này ( Lê)
Ông Lê Quý Công đã dẹp loạn giặc này ( Chiêm)
Nhiệm vụ của chúng ta đối với di tích này ( Chăm sóc)
Một việc không nên làm khi đến di tích ( không phá phách)
Nơi gia phả tộc họ con cháu ông Lê Quý Công đang sinh sống ( Hội An)
Ông Lê Quý Công được phong hàm này ( Hùng Long Hầu)
Ông Lê Quý Công được phong tước này ( Chành Đề Đốc)
Quê của ông Lê Quý Công ở tỉnh này( Thanh Hóa)
Quê của ông Lê Quý Công ở làng này( Mỹ Xuyên)
Ông Lê Quý Công làm quan dưới triều này ( Hồng Đức)
Tên huyện ta thời ông Lê Quay Công( Hy Giang)
Hàng dọc: LÊ CÔNG CHUNG ( tên gọi khác của ông Lê Quý Công)
c)Phần tăng tốc:
Có 6 bông hoa. Trong mỗi bông hoa có 1 câu hỏi. Mỗi đội có 2 lựa chọn bông hoa của mình và cả 3 đội sẽ lựa chọn đáp án để trả lời. Mỗi câu hỏi có 30 giây suy nghĩ. Nếu trả lời đúng được 30 điểm; có thể sử dụng ngôi sao hy vọng để gấp đôi số điểm (trả lời sai bị trừ 5 điểm). Các đội còn lại nếu trả lời đúng được 20 điểm.
Câu 1/ Mộ Lê Quý Công được xếp hạng di tích cấp nào?
a. thị trấn b. huyện c. tỉnh d. quốc gia ( đáp án c)
Câu 2/ Trong khu di tích có bao nhiêu câu đối?
a. 1 b. 2 c. 3 d. 4 ( đáp án b)
Câu 3/ Ông Lê Quý Công đã khai khẩn bao nhiêu mẫu ta đất?
a. 1000 b. 1200 c. 1500 d. 1700 ( đáp án d)
Câu 4/ Ông Lê Quý Công làm quan đời vua nào?
a. Trần Thái Tông b. Lê Thái Tông
c. Trần Thánh Tông d. Lê Thánh Tông ( đáp án d)
d) Phần Về đích:
Có 6 câu hỏi khác nhau. Các đội sẽ phải bấm chuông dành quyền trả lời, đội nào có tín hiệu trước sẽ được quyền trả lời. Trong thời gian 30 giây, mỗi câu trả lời đúng ghi được 30 điểm; nếu sai bị trừ 10 điểm và quyền trả lời thuộc về hai đội còn lại. Trả lời đúng ghi được 20 điểm, nếu sai sẽ bị trừ 5 điểm
Câu 1/ Tại sao Ông Lê Quý Công lập nên xã hiệu lấy tên là Mỹ Xuyên? ( … để ghi nhớ làng Mỹ Xuyên quê hương ông ở Thanh Hóa)
Câu2/ Vì sao làng Mỹ Xuyên 30 đời nay không có tranh chấp vị thế? ( …Vì ông Lê Quý Công chia đều 1700 mẫu ta đất cho dân mà không sở hữu một mảnh đất tư điền tư thổ nào)
Câu 3/ Hãy nêu 2 câu đối ở 2 bên tấm bia
( Văn võ uyên thâm Hùng Long Hầu hàm tước.
Đức tài siêu Việt Chánh Đề đốc sắc phong)
Câu 4/ Hãy nêu 2 câu đối sau phàn mộ?
( Bia đá nhớ ơn Người sáng nghiệp
Lửa hương tưởng niệm bậc khai nguyên)
Câu 5/Ông Lê Quý Công là vị quan trấn thủ ở đâu, thời, triều, đời vua nào? ( … trấn thủ huyện Hy Giang thời Lê, Triều Hồng Đức, đời Vua Lê Thành Tông)
Câu 6/ Mộ Lê Quý Công được trùng tu vào thời gian nào? ( … năm Quý Sửu 1913)
Ngày soạn: 16/4/2014 Thứ Sáu ngày 21 tháng 4 năm 2014
Luyện từ và câu ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu hai chấm) Tiết: 64
I. MỤC TIÊU
- Hiểu được tác dụng của dấu hai chấm (BT1).
- Biết sử dụng đúng dấu hai chấm (BT2)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
2. Kiểm tra bài cũ
- Đặt câu có dấu phẩy và nêu tác dụng của dấu đó.
- Nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới
HĐ1: GTB
HĐ2: HD luyện tập
* Bài 1/ 90 VBT: Làm cá nhân
- Yêu cầu HS đọc đọc đề bài.
- Nêu tác dụng của dấu hai chấm?
* Bài 2/ 90 VBT: Làm cá nhân
- Yêu cầu HS đọc đọc 3 câu của đề bài.
- Đặt dấu hai chấm vào chỗ nào trong khổ thơ, câu văn?
* Bài 3/ 91 VBT: Nhóm 2
- Ông khách viết tin nhắn như thế nào?
- Người bán hàng hiểu lầm ý của khách như thế nào ? Để người bán ghi hàng khỏi hiểu lầm, ông khách cần thêm dấu gì vào tin nhắn, dấu đó đặt sau chữ nào ?
5. Dặn dò
Về nhà nắm lại dấu câu: (Dấu chấm, phẩy, chấm hỏi, chấm than)
- 2 em
- Nghe
+ 1HS đọc đề bài
- HS trả lời:
a) Dấu hai chấm đặt cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
b) Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
+ 1HS đọc đề bài
- 3 HS đọc nối tiếp 3 phần
a) Thằng giặc cuống cả chân
Nhăn nhó kêu rối rít:
- Đồng ý là tao chết.
b) Tôi đã ngửa cổ suốt một thời….tha thiết cầu xin: “Bay đi, diều ơi ! Bay đi !”
c) Từ Đèo Ngang nhìn về ... kì vĩ: phía tây lã dãy Trường Sơn …
+ 1HS đọc đề bài và thảo luận nhóm đôi:
- Tin nhắn của khách: “Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.”
- Người bán hàng hiểu lầm nên ghi: “Kính viếng bác X. Nếu còn chỗ, linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.”
(hiểu là nếu còn chỗ trên thiên đàng)
- Cần thêm dấu hai chấm sau chữ “chỗ”.
- Nghe.
TOÁN LUYỆN TẬP Tiết: 160
I. MỤC TIÊU
- Biết tính chu vi, diện tích các hình đã học.
- Biết giải các bài toán liên quan đến tỉ lệ.
- BT 1,2,4
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Bài cũ
- Sửa bài 2 SGK
- Nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới
HĐ1: GTB
HĐ2: HD luyện tập
Bài 1: Giải toán
- Cho HS đọc đề, tìm hiểu rồi giải
- Để HS tự làm bài
- HDHS sửa bài
Bài 2:
- Tiến hành tương tự bài 1
* Giao bài 4,5 vở BTTH cho HSG
- Cho HS đọc đề, tìm hiểu rồi giải
- Gọi một em nhắc lại cách tính diện tích hình chữ nhật.
Bài 4: Giải toán
4. Củng cố
Viết công thức tính diện tích hình thang.
5. Dặn dò
BTVN : Bài 4/ SGK.
2 em
- Nghe
- Một em làm ở bảng, lớp làm vào vở
Giải
Chiều dài sân bóng thực tế:
11 X 1000 = 11000 (cm) = 110m
Chiều rộng sân bóng thực tế :
9 X 1000 = 9000 (cm) = 90m
Chu vi sân bóng: (110 + 90) X 2 = 400 (m)
Diện tích sân bóng: 110 X 90 = 9900 (m2)
Giải
Cạnh cái sân gạch: 48 : 4 = 12 (m)
Diện tích sân gạch: 12 X 12 = 144 (m2)
- HSG làm bài
Giải
Chiều rộng thửa ruộng:
100 X = 60 (m)
Diện tích thửa ruộng: 100 X 60 = 600 (m2)
Số thóc thu được tên thửa ruộng:
600 : 100 X 55 = 330 (kg)
- Nhóm 2 – thảo luận cách giải bài toán.
- 1 HS làm bảng, cả lớp làm vở.
Diện tích hình vuông cũng chính là diện tích hình thang là : 10 X 10 = 100 (cm2)
Chiều cao của hình thang là :
100 X2 : (12 + 8) = 10 (cm)
Đáp số : 10 cm.
Làm bảng con: Cả lớp.
SINH HOẠT ĐỘI
I. Nhận xét tuần qua
Chi đội trưởng nhận xét tuần qua.
GV bổ sung:
- Học sinh cả lớp phát biểu, đóng góp xây dựng.
- Vệ sinh trường, lớp sạch sẽ.
- Em Liêm, Trung có tiến bộ.
II. Công tác tuần đến
- Nhắc học ôn tập để chuẩn bị kiểm tra cuối năm
- Trực nhật tốt hơn. Đem đầy đủ dụng cụ học tập.
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Chăm sóc công trình măng non : tưới nước, nhổ cỏ trong bồn hoa mới trồng lại.
- Ôn tập các môn khoa, sử, địa để kiểm tra cuối năm đạt kết quả.
III. Sinh hoạt ngoài trời
Múa hát tập thể, ôn nghi thức đội.
File đính kèm:
- Giao an tong hop lop 5 Tuan 32.doc