I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Đọc rành mạch ,lưu loát Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.
- Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em . ( trả lời được các câu hỏi trong SGK )
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh hoạ bài đọc.
23 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy lớp 5B Tuần 33, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người đó đi được là :
( 12 + 18 ) : 2 = 15 ( Km )
Trung bình mỗi giờ người đố đi được là :
( 12 + 18 + 15 ) : 3 = 15 ( Km )
Đáp số : 15K m
Bài 2: Giải toán
- Học sinh nêu yêu cầu của đề.
- Xác định dạng toán : tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Học sinh thảo luận. Nêu cách làm.
- Học sinh tự làm bài. Gọi học sinh lên chữa bài. ( Thảo )
- GV nhận xét chữa bài chung :
Bài giải
Nửa chu vi hình chữ nhật:
120 : 2 = 60 (m)
Chiều dài hình chữ nhật là:
(60 + 10) : 2 = 35 (m)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
35 - 10 = 25 (m)
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là:
35 x 25 = 875 (cm2)
Đáp số: 875m2
- 1HS ( yếu ) nhắc lại cách tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó.
Bài 3: Giải toán ( Hs khá giỏi ) .
- HS đọc đề, nêu dạng toán và cách làm :
Bài toán về quan hệ tỉ lệ. Có thể giải bằng cách rút về đơn vị.
- HS làm bài rồi chữa bài :
Bài giải
Khối kim loại 5,4 cm3 nặng là:
31,5 : 4,5 x 5,4 = 37,8 (g)
Đáp số : 37,8 g
3. Củng cố - Dặn dò :
- Về làm bài tập trong VBT.
Khoa học
tác động của con người đến môi trường đất
I.Mục tiêu :
- Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và thoái hoá.
- HS biết tuyên truyền bảo vệ môi trường đất nơi mình đang sinh sống.
II.đồ dùng dạy – học :
Hình trang 136, 137 SGK.
III.Hoạt động dạy – học
1. Kiểm tra bài cũ :
HS nêu tác hại của việc phá rừng.
2. Bài mới :
2.1.Hoạt động 1: quan sát và thảo luận
Bước 1: Làm việc theo 4 nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát hình 1, 2 trang 136 SGK để trả lời câu hỏi:
+ Hình 1 và 2 cho biết con người sử dụng đất trồng vào việc gì ?
+ Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đó ?
- GV đi đến các nhóm hướng dẫn và giúp đỡ.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác
bổ sung. Đáp án:
+ Hình 1 và 2 cho thấy: Trên cùng một địa điểm, trước kia, con người sử dụng đất để làm ruộng, ngày nay, phần đông ruộng hai bên bờ sông (hoặc kênh) đã được sử dụng làm đất ở, nhà cửa mọc lên san sát; hai cây cầu được bắc qua sông hoặc kênh….
+ Nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi đó là do dân số ngày một tăng nhanh, cần phải mở rộng môi trường đất ở, vì vậy diện tích đất trồng bị thu hẹp.
- HS liên hệ thực tế qua các câu hỏi gợi ý:
+ Nêu một số dẫn chứng về nhu cầu sử dụng diện tích đất thay đổi.
+ Nêu một số nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó.
Kết luận: nguyên nhân chính dẫn đến diện tích đất trồng ngày càng bị thu hẹp là do dân số tăng nhanh, con người cần nhiều diện tích đất ở hơn. Ngoài ra, khoa học kĩ thuật phát triển, đời sống con người nâng cao cũng cần diện tích đất vào những việc khác như thành lập các khu vui chơi giải trí, phát triển công nghiệp, giao thông.
2.2. Hoạt động 2: thảo luận
Bước 1: Làm việc theo nhóm đôi
HS thảo luận các câu hỏi sau:
- Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, đến môi
trường đất.
- Nêu tác hại của rác thải đối với môi trường đất.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
Kết luận: Có nhiều nguyên nhân làm cho đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái:
- Dân số gia tăng, nhu cầu chỗ ở tăng, nhu cầu lương thực tăng, đất trồng bị thu hẹp. Vì vậy, người ta phải tìm cách tăng năng suất cây trồng, trong đó có biện pháp bón phân hoá học, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,.. những việc làm đó khiến cho môi trường đất, nước bị ô nhiễm.
- Dân số tăng, lượng rác thải tăng, việc xử lý rác thải không hợp vệ sinh cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất.
3. Củng cố,dặn dò :
GV dặn HS sưu tầm một số tranh ảnh, thông tin về tác động của con người đến môi trường đất và hậu quả của nó .
Luyện từ và câu
ôn tập về dấu câu
( Dấu ngoặc kép )
I.Mục đích yêu cầu :
- Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép và làm được BT thực hànhvề dấu ngoặc kép .
- Viết được đoạn văn khoảng 5 câu có dùng dấu ngoặc kép.( BT3 )
II .đồ dùng dạy – học :
- Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về 2 tác dụng của dấu ngoặc kép .
- 2 bảng phụ ghi đoạn văn ở BT1; đoạn văn ở BT2.
iii. các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ
- Hai HS làm miệng lại BT 4 tiết LTVC Mở rộng vốn từ : Trẻ em
2. Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài :
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. 2. Hướng dẫn HS ôn tập
Bài tập 1: Có thể đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ trống nào trong đoạn văn sau
- Một HS đọc yêu cầu của BT1. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- 1 HS nhắc lại 2 tác dụng của dấu ngoặc kép . GV treo bảng phụ, mời 1 HS (yếu) đọc lại:
1. Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. Nếu là nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta phải thêm dấu hai chấm.
2. Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
- GV nhắc HS: đọc kĩ từng câu văn, phát hiện chỗ nào thể hiện lời nói trực tiếp của nhân vật, chỗ nào thể hiện ý nghĩ của nhân vật để điền dấu ngoặc kép cho đúng.
- HS làm bài vào VBT.
- HS phát biểu ý kiến.
- 1 HS chữa bài trên bảng phụ.
- GV nhận xét, giúp HS chỉ rõ tác dụng của từng dấu ngoặc kép.Lời giải:
- Dấu ngoặc kép đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.
- Dấu ngoặc kép đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
- GV giải thích thêm: ý nghĩ lời nói trực tiếp của Tốt - tô - chan là những câu văn trọn vẹn nên trước dấu ngoặc kép có dấu hai chấm.
Bài tập 2: Có thể đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ trống nào trong đoạn văn sau
- HS đọc nội dung bài tập.
- GV nhắc HS chú ý: Đoạn văn đã cho có những từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt nhưng chưa được đặt trong dấu ngoặc kép. Nhiệm vụ của em là đọc kĩ, phát hiện ra những từ đó, đặt các từ này trong dấu ngoặc kép.
- HS làm bài .
- 1HS lên bảng chữa bài .Lớp nhận xét , GV chốt kq.
Bài tập 3: Viết một đoạn văn khoảng 5 câu thuật lại một phần cuộc họp của tổ em, trong đó có dùng dấu ngoặc kép...
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS suy nghĩ, viết đoạn văn vào VBT.
- Một số HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn – nói rõ những chỗ dùng dấu ngoặc kép, tác dụng của dấu ngoặc kép. GV chấm vở một số em.
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ tác dụng của dấu ngoặc kép để sử dụng đúng khi viết bài.
Kĩ thuật
Lắp ghép mô hình tự chọn
( Tiết1 )
I - Mục tiêu
- Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
- Lắp được một mô hình tự chọn.
II - Đồ dùng dạy học
- Lắp sẵn 1 hoặc 2 mô hình đã gợi ý trong SGK .
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III - Các hoạt động dạy – học
1.Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới
2.1..Hoạt động 1. HS chọn mô hình lắp ghép
- GV cho các nhóm HS tự chọn mô hình lắp ghép theo gợi ý trong SGK hoặc tự sưu tầm.
- GV yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu kĩ mô hình và hình vẽ trong SGK hoặc hình vẽ tự sưu tầm.
23. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học - Dặn HS chuẩn bị giờ sau thực hành
Thứ sáu ngày 25 tháng 4 năm 2014
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu :
- Biết giải một số bài toán có dạng đã học .
* Ghi chú : Bài tập cần làm : Bài 1, Bài 2, Bài 3.
+ HS K - G hoàn thành tất cả các bài tập trong SGK.
II .đồ dùng dạy – học :
- Bảng phụ vẽ hình bài tập 1, 4 (TR - 171 SGK)
III. Các hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ
- 1 HS nhắc lại các dạng toán giải đã ôn tiết trước.
2. Hướng dẫn thực hành
Bài 1: Giải toán
- Học sinh đọc đề. Xác định dạng toán : “tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.
- HS trao đổi cùng bạn tìm cách làm, 1 số em nêu cách làm.
- HS làm bài vào vở . Lớp cùng GV nhận xét ,chữa bài trên bảng lớp
Bài giải
Diện tích hìng tam giác BEC là:
13,6 : (3 - 2 ) x 2 =27,2 ( cm2)
Diện tích hình tứ giác ABED là:
27,2+ 13,6 = 40,8 (cm2)
Diện tích hình tứ giác ABCD là:
40,8 + 27,2 = 68(cm2)
Đáp số: 68cm2
- 1 HS ( yếu ) nhắc lại cách tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
Bài 2: Giải toán
- HS đọc đề ,nêu yêu cầu của đề, nêu dạng toán.
- Học sinh tự làm bài.
- Một học sinh lên bảng làm.
- H S Lớp nhận xét ,GV chốt kết quả :
Bài giải
Số học sinh nam là :
35 : ( 3 + 4 ) x 3 = 15 ( học sinh )
Số học sinh nữ là :
35 – 15 = 20 ( học sinh
Số học sinh nữ hơn số học sinh nam là :
20 – 15 = 5 ( em )
Đáp số : 5 em
- 1 HS ( TB ) nhắc lại cách tìm hai số biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Bài 3: Giải toán
- HS nêu yêu cầu của bài tập .Xác định dạng toán
( Đây là dạng toán về quan hệ tỉ lệ, có thể giải bằng cách “rút về đơn vị” )
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- 1HS lên bảng chữa bài.
- GV cùng HS chốt kết quả:
Bài giải
1 Km ô tô tiêu thu hết số lít xăng là :
12 : 100 = 0,12 ( lít )
75 Km tiêu thu hết số lít xăng là :
0,12 x 75 = 9 ( lít )
Đáp số: 9 lít
Bài 4: Giải toán ( HS khá giỏi làm bài tập ) .
- Học sinh tự tóm tắt, xác định dạng toán.
- Thảo luận tìm cách giải.Làm bài vào vở.
- 1HS lên bảng chữa bài.HS dưới lớp đổi chéo vở chữa bài cho nhau.
Kết quả : HS khá:120 (học sinh) ; HS trung bình : 30 (học sinh) ; HS Giỏi: 50 (HS)
3. Củng cố - Dặn dò
- HS nhắc lại các dạng toán đã ôn. Về làm bài tập trong VBT.
Tập làm văn
Tả người
( Kiểm tra viết )
I. Mục đích, yêu cầu :
Viết được bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK. Bài văn rõ nội dung miêu tả, đúng cấu tạo bài văn tả người đã học.
II. đồ dùng dạy – học :
- Dàn ý cho đề văn của mỗi HS (đã lập từ tiết trước) .
iii. các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ :
2. Bài mới :
2.1. Giới thiệu bài :
- GV giới thiệu bài trực tiếp .
2.2. Hướng dẫn HS làm bài
- Một HS đọc 3 đề trong SGK.
- GV nhắc HS :
+ Ba đề văn đã nêu là 3 đề của tiết lập dàn ý trước.
+ Các em nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập. Tuy nhiên, nếu muốn, các em vẫn có thể thay đổi – chọn một đề bài khác với sự lựa chọn ở tiết học trước.
+ Dù viết theo đề bài cũ, các em vẫn cần kiểm tra lại dàn ý, chỉnh sửa .Sau đó, dựa vào dàn ý, viết hoàn chỉnh bài văn.
3. HS làm bài.
- GV theo dõi quán xuyến chung.
3.Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học .
File đính kèm:
- TUAN 33 LOP 5.doc