Kế hoạch bài dạy lớp 5 - Tuần học 15

Đạo đức:

TÔN TRỌNG PHỤ NỮ ( Tiết 2 )

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

Giúp HS hiểu:

- Phụ nữ giữ vai trò quan trong trong gia đình và xã hội.

- Cần phải tôn trọng và giúp đỡ phụ nữ.

- trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt trai hay gái.

2.Thái độ

- Biết đánh giá, bày tỏ thái độ tán thành hoặc không tán thành với những ý kiến hành vi tôn trọng hoặc không tôn trong phụ nữ.

3.Hành vi

- HS có hành động giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày.

 

doc52 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy lớp 5 - Tuần học 15, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 HS nhận xét bài làm của bạn, HS cả lớp theo dõi bổ sung ý kiến. - HS lắng nghe. - HS chuẩn bị bài sau bài sau. Khoa học: Cao Su I. Mục tiêu Giúp HS: - Kể tên một số đồ dùng làm bằng cao su. - Nêu được các vật liệu để chế tạo ra cao su. - Làm thí nghiệm để phát hiện ra tính chất của cao su. - Biết cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su. II. Đồ Dùng Dạy- Học. - HS chuẩn bị bóng cao su và dây chun. - Hình minh hoạ trang 62,63 SGK. III. Các Hoạt Động Dạy - Học Chủ Yếu Hoạt động dạy hoạt động học Hoạt động khởi động - Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài trước, sau đó nhận xét và cho điểm từng HS. - Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng bằng cao su của HS. - Giới thiệu: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cao su. - 2 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi sau : + HS 1: hãy nêu tính chất của thuỷ tinh ? + HS 2: Hãy nêu tên các đồ dùng được làm bằng thuỷ tinh mà em biết ? - Tổ trưởng tổ báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên. - Lắng nghe. Hoạt động 1 : Một số đồ dùng được làm bằng cao su - GV nêu yêu cầu: Hãy kể tên những đồ dùng bằng cao su mà em biết ? - GV ghi nhanh tên các đồ dùng lên bảng. Gợi ý học sinh có thể nhìn vào các hình minh hoạ trong SGK. - GV hỏi : Dựa vào những kinh nghiệm thực tế để sử dụng những đồ dùng làm bằng cao su, em thấy cao su có tính chất gì ? - GV nêu : Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều đồ dùng được làm bằng cao su. Cao su có tính chất gì ? Các em cùng làm thí nghiệm để biết được điều đó. - Tiếp nối nhau kể tên: Các đồ dùng được làm bằng cao su: ủng, tẩy, đệm, xăm xe, lốp xe, , găng tay, bóng đá, bóng truyền, chun, dây curoa, dép - HS trả lời: Cao su dẻo, bền, cũng bị mòn. - Lắng nghe. Hoạt động 2 : Tính chất của cao su - Tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm . - Yêu cầu nhóm trưởng kiểm tra để đảm bảo mỗi nhóm có : 1 quả bóng cao su, 1 dây chun, 1 bát nước. - Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn của Gv, quan sát, mô tả hiện tượng và kết quả quan sát. - Thí nghiệm 1: + Ném quả bóng cao su xuống nền nhà. -Thí nghiệm 2 : + Kém căng dây cao su hoặc dây chun rồi thả tay ra. - Thí nghiệm 3 : + Thả 1 đoạn dây chun vào bát nước. - GV đi quan sát, hướng dẫn các nhóm làm. nhắc mỗi học sinh làm mỗi thí nghiệm có thể làm lại nhiều lần để quan sát hiện tượng sẩy ra cho chính xác, sau đó gọi 3 nhóm lên mô tả hiện tượng và kết quả của từng thí nghiệm. - GV làm thí nghiệm 4 trước lớp. - GV mời 1 HS lên cầm 1 đầu sợi dây cao su, đầu kia GV bật lửa đốt. Hỏi học sinh: Em có thấy nóng tay không ? - GV hỏi: Qua các thí nghiệm trên em thấy cao su có những tính chất gì ? - Kết luận: Cao su có 2 loại, cao su tự nhiên là cao su nhân tạo. Cao su tự nhiên. Hoạt động kết thúc: - Hỏi: Chúng ta cần lưu ý điều gì khi sử dụng đồ bằng cao su ? - Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực tham gia xây dựng bài. - Dặn HS về nhà học thuộc mục bạn cần biết và ghi lại vào vở, chuẩn bị một đồ dùng bằng nhựa vào tiết sau. - 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm, hoạt động dưới sự điều khiển của nhóm trưởng. - Nghe GV hướng dẫn. - Làm thí nghiệm trong nhóm. Thư kí ghi lại kết quả quan sát của các bạn. - Đại diện của 3 nhóm lên làm lại thí nghiệm, mô tả hiện tượng xảy ra, các nhóm khác bổ sung và đi đến ý kiến thống nhất: - Làm thí nghiệm trong nhóm. Thư kí ghi lại kết quả quan sát của các bạn. - Đại diện của 3 nhóm lên làm lại thí nghiệm, mô tả hiện tượng xảy ra, các nhóm khác bổ sung và đi đến ý kiến thống nhất: + Thí nghiệm 1 : Khi ta ném quả bóng cao su xuống nền nhà, ta thấy quả bóng nảy lên. Chỗ quả đập xuống nền nhà bị lõm lại 1 chút rồi lại trở về hình dáng ban đầu. Thí nghiệm chứng tỏ cao su có tính đàn hồi. + Thí nhiệm 2 : Dùng tay kéo căng sợi dây cao su, ta thấy sợi dây dãn ra nhưng khi ta buông dây ra thì sợi dây lại trở về hình dáng ban đầu. Thí nghiệm chứng tỏ cao su không tan trong nước. - HS quan sát và trả lời: khi đốt 1 đầu sợi dây, đầu kia không bị nóng, chứng tỏ cao su dẫn nhiệt rất kém. - HS nêu: Cao su có tính đàn hồi tốt, không tan trong nước, cách nhiệt - Lắng nghe. - HS nêu theo hiểu biết: Khi sử dụng đồ dùng bằng cao su cần lưu ý không để ngoài nắng, không để hoá chất dính vào, không để ở nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. - HS lắng nghe. - HS chuẩn bị bài sau. Mĩ thuật: Vẽ trang trí: Đề tài Quân đội Gv: đinh thị hồng Tập làm văn: luyện tập tả người (Tả hoạt động) I. Mục tiêu * Lập được dàn ý chi tiết chi bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập nói, tập đi. * Chuyển một phần của dàn ý đã lập thành một đoạn văn miêu tả hoạt động của em bé. Ii. đồ dùng dạy - học Tranh ảnh về em bé. Giấy khổ to, bút dạ. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - Chấm đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến. - Nhận xét ý thức học bài ở nhà của HS. 2. Dạy - học bài mới 2.1 Giới thiệu bài: - GV nêu : Để chuẩn bị tốt cho một bài văn tả người. Tiết học hôm nay giúp các em lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người bạn hay tả em bé đang tuổi tập nói, tập đi, viết đoạn văn tả hoạt động của em bé từ dàn ý đã lập. 2.2 Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - Yêu cầu HS tự lập dàn ý. - 3 HS mang đoạn văn lên cho GV chấm. - HS nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học. - 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. Gợi ý HS - Mở bài : Giới thiệu em bé định tả : em bé đó là bé trai hay bé gái ? Tên bé là gì ? Bé mấy tuổi. Bé là con nhà ai ? Bé có nét gì ngộ nghĩnh đáng yêu ? - Thân bài : Tả bao quát về hình dáng của bé. + Thân hình bé như thế nào ? + Mái tóc. + Khuôn mặt (Miệng, má, răng) + Tay chân. Tả hoạt động của bé : Nhận xét chung về bé. Em thích nhất bé làm gì ? Em tả những hoạt động của bé : khóc, cười, tập đi, tập nói, đòi ăn, chơi đồ chơi, làm nũng mẹ, xem phim hoạt hình, đùa nghịch. Kết bài : Nêu cảm nghĩ của em về bé. + Yêu cầu HS làm vào giấy dán lên bảng, GV cùng HS cả lớp đọc, nhận xét, bổ sung để hoàn thành một dàn ý hoàn chỉnh. - Gọi HS dưới lớp đọc dàn ý của mình. GV chú ý sửa chữa. - Cho điểm HS làm bài đạt yêu cầu. Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS : Dựa vào dàn ý em đã lập và hoạt động của em bé đã xác định để viết đoạn văn sao cho câu văn sinh động, tự nhiên, cố gắng thể hiện nét ngộ nghĩnh đáng yêu của bé và tình cảm của em dành cho bé. - Yêu cầu HS viết vào giấy dán bài lên bảng, đọc đoạn văn. GV bổ sung, sửa chữa - Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn mình viết. - Cho điểm cho HS viết đạt yêu cầu. 3. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn và quan sát hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé đang tuổi tập nói, tập đi. + Nhận xét, bổ sung. - 3 HS nối tiếp nhau đọc dàn ý của mình. - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - 1 HS làm vào giấy, HS cả lớp làm vào vở. - Bổ sung, sửa chữa đoạn văn của bạn. - 3 đến 5 HS đọc đoạn văn. - HS lắng nghe. - HS chuẩn bị bài sau. Kĩ thuật: Lợi ích của việc nuôI gà I. mục tiêu HS cần phải: - Nêu được lợi ích của việc nuôi gà. - Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi. II. đồ dùng dạy học . - Tranh ảnh minh họa các lợi ích của việc nuôi gà ( làm thực phẩm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm, xuát khẩu, cung cấp phân bón. . .) - Phiếu học tập: 1.Em hãy kẻ tên các sản phẩm của chăn nuôi gà 2 Nuôi gà đem lại những lợi ích gì? 3 Nêu các sản phẩm được chế biến từ thịt gà và trứng gà - Giấy hoặc bảng có kích thước tương đương khổ A4, bút dạ. - Phiếu đánh giá kết quả học tập. III các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1, Giới thiệu bài Giáo viên giới thiệu và nêu mục đích tiết học. 2, Hoạt động 1: Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi gà - Nêu cách thực hiện hoạt động: Thảo luận nhóm về lợi ích của việc nuôi gà. - Giáo viên giới thiệu nội dung phiếu học tập, cách thức ghi kết quả yêu cầu: đọc sách giáo khoa, quan sát các hình ảnh trong bài học và liên hệ với thực tiễn nuôi gà ở gia đình, dịa phơng. - Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Nhóm trởng điều khiển các bạn thỏa luận cử th kí ghi chép lại các ý kiến vào giấy. - Nêu thời gian thảo luận (15 phút) - Gọi đại diện từng nhóm nêu kết quả. Giáo viên bổ xung và giải thích minh họa một số lợi ích chủ yếu của việc nuôi gà theo nội dung ở sách giáo khoa và tóm tắt, kết luận.hiểu ýrảuận - Học sinh lắng nghe. Các nhóm về vị trí được phân công và thảo luận: Học sinh trả lời theo ý hiểu sau đó làm bài ở vở bài tập. Học sinh báo cáo kết quả bài học. Các sản phẩm của nuôi gà -Thịt gà, trứng gà - Lông gà - Phân gà Lợi ích của việc nuôi gà - Gà lớn nhanh và có khả năng đẻ nhiều trứng trong năm - Cung cấp thịt, trứng để làm thực phẩm hằng ngày. Trong thịt gà, trứng gà có nhiều chất bổ, nhất là đạm. Từ thịt gà có thể chế biến thành nhiêù món ăn khác nhau. - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm. - Đem lại nguồn thu nhập kinh tế chủ yếu của nhiều gia đình ở nông thôn.Nuôi gà tận dụng đợc nguồn thức ăn sẵn có tronh thiên nhiên. - Cung cấp phân bón cho trồng trọt. 3. Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập - Giáo viên dựa vào câu hỏi và bài tập sau để đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Lợi ích của việc nuôi gà là gì? - Gọi học sinh nêu đáp án. Giáo viên đánh giá kết quả bài học của học sinh. - Học sinh trả lời câu hỏi Sinh hoạt: Nhận xét Tuần 15 I. Mục tiêu - Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 15. - Đề ra phương hướng kế hoạch tuần 16. II. Nội Dung. 1. Các tổ trưởng báo cáo. 2. Lớp trưởng sinh hoạt. 3. GV chủ nhiệm nhận xét - Nhìn chung đã có nhiều cố gắng, thi đua trong học tập. Học và làm bài trước khi đến lớp. Trong giờ hăng hái phát biểu xây dựng bài, có cố gắng, như: Vương Hưng, Hùng, Linh, Huyền C - Bên cạnh đó còn một số em chưa chịu khó học bài, làm bài ở nhà, có làm bài cũng chỉ là chống đối nên chất lượng chưa cao, trong giờ học hay nói chuyện như : Trà , Hiếu... 4. Phương hướng tuần tới: - Ôn tập chuẩn bị thi học kì I - Khắc phục tồn tại tuần 14.

File đính kèm:

  • doctuan 15.doc
Giáo án liên quan