Kế hoạch bài dạy lớp 5 - Tuần học 1 năm 2006

THƯ GỬI CÁC HỌC SINH (tr4)

I. Mục tiêu:

1. Đọc trôi chảy, lưu loát đúng các TN, câu trong bài. Thể hiện được tình cảm thân ái, trừu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác Hồ đối với thiếu nhi Việt Nam.

2. Hiểu các từ ngữ trong bài

- ND thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học: nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng H sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.

- Thuộc lòng 1 đoạn thư.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ SGK/4.

 

doc183 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy lớp 5 - Tuần học 1 năm 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể lại những câu chuyện về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác. 2.2. Hướng dẫn kể chuyện. a. Tìm hiểu đề bài. - Gọi HS đọc đề bài. - Phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ ngữ: được nghe, được đọc, biết sống đẹp, niềm vui, hạnh phúc. - Yêu cầu HS đọc phần gợi ý. - GV yêu cầu: Em hãy giới thiệu về câu chuyện mình định kể cho các bạn biết. b. Kể trong nhóm. - Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm. Cùng kể chuyện, trao đổi với nhau về ý nghĩa của truyện. - GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. c. Kể trước lớp. - Tổ chức cho HS thi kể. - Khuyến khích HS hỏi lại bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa hành động của nhân vật, ý nghĩa của truyện. - Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện. - Nhận xét, cho điểm HS. 3. Củng cố-dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện nghe các bạn kể cho người thân nghe. Tập đọc Ca dao về lao động sản xuất I. Mục tiêu 1. Đọc thành tiếng * Đọc đúng các tiếng, từ khó: lao động, sản xuất, nơi, cong lênh, lấy công, biển lặng,... * Đọc trôi chảy từng bài ca dao, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả. * Đọc diễn cảm từng bài ca dao. 2. Đọc-hiểu Hiểu nghĩa của các bài ca dao: Lao động vất vả trên ruộng đồng của những người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho con người. 3. Học thuộc lòng. II. Đồ dùng dạy-học Tranh minh hoạ các bài ca dao trang 168-169, SGK. Bảng phụ ghi sẵn 3 bài ca dao. III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu. 1. Kiểm tra bài cũ. - Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài Ngu Công xã Trịnh Tường và trả lời câu hỏi về nội dung bài. + Vì sao ông Lìn được gọi là Ngu Công xã Trịnh Tường. Tổ chức cho HS đọc diễn cảm các. Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi. Nhận xét và cho điểm HS. 2. Dạy-học bài mới. 2.1. Giới thiệu bài - Cho HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK và mô tả những gì vẽ trong tranh. - Giới thiệu: Lao động sản xuất trên đồng ruộng vốn là một nghề rất vất vả. Người ta thường nói : Một hạt thóc vàng chín hạt mồ hôi. Các em cùng học các bài ca dao về lao động sản xuất để thấy được nỗi vất vả cảu người nông dân khi mang lại hạt gạo cho mọi người. 2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìn hiểu bài a) Luyện đọc - Yêu cầu 3HS nối tiếp nhau đọc từng bài ca dao (3 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có). - Chú ý cách ngắt câu: Ơn trời/mưa nắng phải thì Người ta đi cấy lấy công, Tôi nay đi cấy/ còn trông nhiều bề Trông cho/ chân cứng đá mềm, Trời yên, biển lặng/mới yên tấm lòng. Yêu cầu HS luyện đọc tiếp nối cho cặp. Gọi HS đọc toàn bài. GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc sau: + Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, tâm tình. + Nhấn giọng ở những từ ngữ: Thánh thót, dẻo thơm, đắng cay, bừa cạn, cày sâu, nước bạc, cơm vàng, tấc đất, tấc vàng, trông,... b. Tìm hiểu bài - GV chia HS thành nhóm, yêu cầu các em đọc thầm và trao đổi với các em đọc thầm và trao đổi với các bạn trong nhóm để trả lời các câu hỏi của bài. - Mời 1 HS khá lên điều khiển các bạn báo cáo kết quả tìm hiểu bài. Theo dõi để hỏi thêm, giảng thêm khi cần. - Các câu hỏi tìm hiểu bài: + Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả, lo lắng của người nông dân trong sản xuất. + Người nông dân làm việc rất vất vả trên ruộng đồng, họ phải lo lắng nhiều bề nhưng họ vẫn lạc quan, hi vọng vào một vụ mùa bội thu. Những câu thơ nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân? + Tìm những câu thơ ứng với mỗi nội dung: Khuyên nông dân chăm chỉ cấy cày. Thể hiện quyết tâm trong lao động sản xuất. Nhắc nhở người ta nhớ ơn người làm ra hạt gạo. c. Đọc diễn cảm, học thuộc lòng. - Yêu cầu 3 HS đọc tiếp nối từng bài ca dao. HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay. - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm bài ca dao thứ ba: + Treo bảng phụ có viết bài chọn hướng dẫn đọc diễn cảm + Đọc mẫu. + Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. Người ta đi cấy lấy công, Tôi nay đi cấy/ còn trông nhiều bề. Trông trời, trông đất, trông mây, Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm, Trông cho/ chân cứng đá mềm, Trời yên, biển lặng/mới yên tấm lòng. Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. Nhận xét, cho điểm từng HS. Tổ chức cho HS học thuộc lòng bài ca dao. Nhận xét, cho điểm từng HS. 3. Củng cố-dặn dò. - Hỏi: Ngoài các bài ca dao trên em còn biết bài ca dao nào về lao động sản xuất? Hãy đọc cho các bạn cùng nghe. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc lòng các bài ca dao. Thứ năm ngày 14 tháng 12 năm 2007 Tập làm văn Ôn tập về viết đơn I. Mục tiêu * Điền đúng nội dung vào đơn in sẵn. * Viết được một lá đơn theo yêu cầu. II. Đồ dùng dạy-học. *Mẫu đơn xin học (đủ dùng cho HS) * Giấy khổ to, bút dạ. III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu 2 HS đọc lại biên bản về việc cụ ún trốn viện. - Gọi HS nhận xét bài bạn làm. - Nhận xét, cho điểm từng HS. 2. Dạy-học bài mới. 2.1. Giới thiệu bài - Tiết học hôm nay các em cùng ôn luyện cách viết đơn. Có những lá đơn viết theo mẫu thì các em chỉ cần điền những thông tin còn thiếu, có những lá đơn mà chúng ta phải tự viết. Viết đúng một lá đơn là thể hiện được trình độ và khả năng của mình. Các em hãy cố gắng ôn luyện. 2.2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - Phát mẫu đơn sẵn cho từng HS. Yêu cầu học sinh tự làm. - Gọi HS đọc lá đơn hoàn thành. GV chú ý sửa lỗi cho từng HS. Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Yêu cầu HS viết đơn. - Gọi HS đọc bài làm của mình. GV nhận xét cho điểm từng HS. 3. Củng cố – dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ mẫu đơn đã học và hoàn thành Đơn xin học môn tự chọn. Thứ năm ngày 14 tháng 12 năm 2007 Luyện từ và câu Ôn tập về câu I. Mục tiêu Ôn tập về : câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến. Ôn tập về các kiểu câu kể: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? Xác định đúng các thành phần: chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong từng câu. II. Đồ dùng dạy – học Mẩu chuyện vui Nghĩa của từ “cũng” viết sẵn trên bảng lớp Giấy khổ to, bút dạ. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu 3 HS lên bảng đặt câu lần lượt với các yêu cầu: + Câu có từ đồng nghĩa. + Câu có từ đồng âm. + Câu có từ nhiều nghĩa. Yêu cầu HS dưới lớp làm miệng bài tập 2, 3, 4 trang 167. Gọi HS nhận xét bài bạn làm miệng. Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng. Nhận xét chung và cho điểm HS. 2. Dạy-học bài mới. 2.1. Giới thiệu bài. GV nêu: Tiết học hôm nay các em cùng ôn tập về các kiểu câu, luyện tập thực hành về cách xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu. 2.2. Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1 Yêu cầu HS đọc nội dung của bài tập. Hỏi: + Câu hỏi dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu hỏi bằng dấu hiệu gì? + Câu kể dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu kể bằng dấu hiệu gì? + Câu khiến dùng để làm gì? Có thể nhận gia câu khiến bằng dấu hiệu gì? + Câu cảm dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu cảm bằng dấu hiệu gì? Nhận xét câu trả lời của HS. Treo bảng phụ, có ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ như đã chuẩn bị ở Đồ dùng dạy –học và yêu cầu HS đọc. Yêu cầu HS tự làm bài tập. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. Yêu cầu nhóm làm ra giấy dán lên bảng, đọc kết quả làm việc của nhóm mình. GV cùng HS cả lớp bổ sung (nếu cần). Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 2 Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. Hỏi: + Có những câu kể nào? Chủ ngữ, vị ngữ trong kiểu câu đó trả lời cho câu hỏi nào? Treo bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ và yêu cầu HS đọc. Yêu cầu HS tự làm bài tập trong nhóm. Gợi ý HS cách làm bài: + Viết riêng từng câu kể trong mẩu chuyện. + Xác định kiểu câu kể đó. + Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong từng câu bằng cách: gạch 2 gạch cheo// giữa trạng ngữ và thành phần chính của câu, gạch 1 gạch chéo/ giữa chủ ngữ và vị ngữ. 3. Củng cố – dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài chuẩn bị bài sau. Tập làm văn Trả bài văn tả người. I. Mục tiêu * Hiểu được nhận xét chung của GV về kết quả bài viết của các bạn để liên hệ với bài làm của mình. * Biết sửa lỗi cho bạn và lỗi của mình trong đoạn văn. * Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn. II. Đồ dùng dạy-học. Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về: chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp,... cần chữa chung cho cả lớp. III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu. 1. Kiểm tra bài cũ. - Chấm điểm Đơn xin học môn tự chọn của 3 HS. - Nhận xét ý thức học bài của HS. 2. Dạy-học bài mới. 2.1. Nhận xét chung bài làm của HS. - Gọi HS đọc lại đề tập làm văn. - Nhận xét chung. *Ưu điểm: + HS hiểu bài, viết đúng yêu cầu của đề như thế nào? + Bố cục của bài văn. + Diễn đạt câu, ý. + Dùng từ láy, nổi bật lên hình dáng, hoạt động, tính tình của người được tả. + Thể hiện sự sáng tạo trong cách dùng từ, dùng hình ảnh miêu tả hình dáng, tính tình, hoạt động của người được tả. + Chính tả, hình thức trình bày văn bản. GV nêu tên những HS viết bài đúng yêu cầu, lời văn sinh động, chân thật, có sự liên kết giữa mở bài, thân bài, kết bài, giữa hình dáng để khắc hoạ tính nết,... * Nhược điểm: + GV nêu nỗi điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, cách trình bày văn bản, lỗi chính tả. + Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến. Yêu cầu HS thảo luận, phát hiện lỗi, tìm cách sửa lỗi. Trả bài cho HS. 2.2. Hướng dẫn làm bài tập. - Yêu cầu HS tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn bện cạnh, về nhận xét của cô giáo, tự sửa lỗi bài của mình. - GV đi giúp đỡ từng cặp HS. 2.3. Học tập những bài văn hay, những đoạn văn tốt. GV gọi một số HS có đoạn văn hay, bài văn được điểm cao đọc cho các bạn nghe. Sau mỗi HS đọc, GV hỏi HS để tìm ra: cách dùng từ hay, lối diễn đạt hay, ý hay. 2.4. Hướng dẫn viết lại một đoạn văn. - Gợi ý HS viết lại một đoạn văn khi: + Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả. + Đoạn văn lủng củng diễn đạt chưa rõ ý. + Đoạn văn dùng từ chưa hay. + Mở bài, kết bài đơn giản. Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lịa. Nhận xét. 3. Củng cố-dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà mượn bài của bạn được điểm cao và viết lại bài văn (nếu được điểm dưới 7). - Dặn HS chuẩn bị bài sau.

File đính kèm:

  • docGiao an TV L5.T1.doc
Giáo án liên quan