TẬP ĐỌC:
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Hiểu được các từ ngữ trong đoạn bài, diễn biến câu chuyện.
- Ý chính: qua tình cảm chân thành giữa một công nhân Việt Nam với một chuyên gia nước bạn, bài văn ca ngợi vẻ đẹp của tình hữu nghị, của sự hợp tác giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.
2. Kĩ năng: - Đọc lưu loát toàn bài.
- Đọc đúng các từ ngữ: A-lếch-xây, nhạt loãng, hòa sắc.
- Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện.
- Đọc đúng lối đối thoại, thể hiện giọng nói của từng nhân vật.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu hòa bình, tình đoàn kết hữu nghị.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Tranh phóng to (SGK) - Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ: cầu Mỹ Thuận, nhà máy thuỷ điện Hòa Bình.
37 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy lớp 5 - Tuần 5 năm 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài mới:
Thực hành: Nói “Không !” đối với rượu, bia, thuốc lá, ma tuý
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Trò chơi “Chiếc ghế nguy hiểm”
- Hoạt động cả lớp, cá nhân
Phương pháp: Trò chơi, đàm thoại, thảo luận
+ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- Học sinh nắm luật chơi: “Đây là một chiếc ghế nguy hiểm vì nó đã bị nhiễm điện cao thế, ai chạm vào sẽ bị chết”. Ai tiếp xúc với người chạm vào ghế cũng bị điện giật chết. Chiếc ghế này được đặt ở giữa cửa, khi từ ngoài cửa đi vào cố gắng đừng chạm vào ghế. Bạn nào không chạm vào ghế nhưng chạm vào người bạn đã đụng vào ghế cũng bị điện giật.
- Sử dụng ghế của giáo viên chơi trò chơi này.
- Chuẩn bị thêm 1 khăn phủ lên ghế để chiếc ghế trở nên đặc biệt hơn
- Nêu luật chơi.
+ Bước 2:
- Giáo viên yêu cầu cả lớp đi ra ngoài hành lang
- Học sinh thực hành chơi
- Giáo viên để ghế ngay giữa cửa ra vào và yêu cầu cả lớp đi vào.
-Dự kiến:
+ Có em cố gắng không chạm vào ghế
+ Có em cố ý đẩy bạn ngã vào ghế
+ Có em cảnh giác, né tránh bạn đã bị chạm vào ghế ...
+ Bước 3: Thảo luận cả lớp
- Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận
+ Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế?
- Rất lo sợ
+ Tại sao khi đi qua chiếc ghế, một số bạn đi chậm lại và rất thận trọng để không chạm vào ghế?
- Vì sợ bị điện giật chết
+ Tại sao có người biết là chiếc ghế rất nguy hiểm mà vẫn đẩy bạn, làm cho bạn chạm vào ghế?
- Chỉ vì tò mò xem nó nguy hiểm đến mức nào.
+ Tại sao khi bị xô đẩy có bạn cố gắng tránh né để không ngã vào ghế?
- Vì biết nó nguy hiểm cho bản thân.
Giáo viên chốt: Việc tránh chạm vào chiếc ghế cũng như tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma tuý ® phải thận trọng và tránh xa nguy hiểm.
* Hoạt động 2: Đóng vai
- Hoạt động nhóm, lớp
Phương pháp: Thảo luận, trò chơi
+ Bước 1: Thảo luận
- Học sinh thảo luận, trả lời.
- Giáo viên nêu vấn đề: Khi chúng ta từ chối ai đó một đều gì, các em sẽ nói những gì?
Dự kiến:
+ Hãy nói rõ rằng mình không muốn làm việc đó.
+ Giải thích lí do khiến bạn quyết định như vậy
+ Nếu vẫn cố tình lôi kéo, tìm cách bỏ đi khỏi nơi đó
+ Bước 2: Tổ chức, hướng dẫn, thảo luận
- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm hoặc 6 nhóm.
- Các nhóm nhận tình huống, HS nhận vai
+ Tình huống 1: Lân cố rủ Hùng hút thuốc ® nếu là Hùng bạn sẽ ứng sử như thế nào?
- Các vai hội ý về cách thể hiện, các bạn khác cũng có thể đóng góp ý kiến
+ Tình huống 2: Trong sinh nhật, một số anh lớn hơn ép Minh uống bia ® nếu là Minh, bạn sẽ ứng sử như thế nào?
+ Tình huống 3: Tư bị một nhóm thanh niên dụ dỗ và ép hút thử hê-rô-in. Nếu là Tư, bạn sẽ ứng sử như thế nào?
- Các nhóm đóng vai theo tình huống nêu trên.
* Hoạt động 3: Củng cố
- Giáo viên nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận
- Học sinh thảo luận:
+ Việc từ chối hút thuốc lá, uống rượu, bia, sử dụng ma tuý có dễ dàng không?
+ Trường hợp bị dọa dẫm, ép buộc chúng ta nên làm gì?
+ Chúng ta nên tìm sự giúp đỡ của ai nếukhông giải quyết được.
Giáo viên kết luận: chúng ta có quyền tự bảo vệ và được bảo vệ ® phải tôn trọng quyền đó của người khác. Cần có cách từ chối riêng để nói “Không !” với rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
5. Tổng kết - dặn dò:
- Xem lại bài + học ghi nhớ
- Chuẩn bị: Dùng thuốc an toàn
- Nhận xét tiết học
TOÁN: TIẾT 25
MI-LI-MÉT VUÔNG
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH
I-MỤC TIÊU
Giúp hs :
Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mm2. Quan hệ giữa mm2và cm2.
Củng cố về tên gọi, mối quan hệ, kí hiệu giữa các đơn vị đo diện tích.
Biết chuyển đổi các số đo diện tích từ đơn vị này sang đơn vị khác.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1cm
Bảng kẻ sẵn các cột như phần b SGK nhưng chưa viết chữ và số.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1-KIỂM TRA BÀI CŨ
-2 hs lên bảng làm bài tập 4/27
-Cả lớp nhận xét, sửa bài .
2-DẠY BÀI MỚI
2-1-Giới thiệu bài
-Giới thiệu trực tiếp.
2-2-Giới thiệu đơn vị đo diện tích mm2
a)Hình thành biểu tượng về mm2
-Gv treo hình vuông minh họa như SGK
-Tính diện tích hình vuông có cạnh dài 1mm ?
- mm2 là gì ?
-Nêu kí hiệu của mm2 ?
b)Tìm mối quan hệ giữa mm2và cm2.
-Diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm gấp bao nhiêu lần diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm ?
-1 cm2 = ? mm2.
2-3-Bảng đơn vị đo diện tích
-Gv treo bảng phụ
-Em hãy nêu các đơn vị đo từ bé đến lớn ?
-1 m2 = ? dm2 ; = ? dam2
-Hs đọc đề, phân tích đề và về nhà làm bài.
-Hs lên bảng điền tương tự với các đơn vị khác để hình thành bảng b/SGK/27.
-Nhận xét gì về bảng trên ?
2-4-Luyện tập, thực hành
Bài 1
a) Gv viết số đo diện tích, hs đọc .
b) Gv đọc số đo diện tích, hs viết
Bài 2
Bài 3
-Về nhà làm.
-1 mm2
-Là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm .
-Gấp 100 lần .
-1 cm2 = 10 mm2
-1 m2 = 100 dm2 = dam2
-Hai đơn vị đo diện tích liền nhau thì hơn hoặc kém nhau 100 lần .
a) 5 cm2 = 500 mm2
12 km2 = 1200 hm2
1 hm2 = 10000 m2
7 hm2 = 70000 m2
b) 800 mm2 = 8 m2
12000 hm2 = 120 km2
150 cm2 =1 dm2 50 cm2
1 mm2 = cm2 ; 1 dm2 = m2
8 mm2 = cm2 : 7 mm2 = m2
29 mm2 = cm2 : 34 dm2 = m2
3-CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Học sinh nhắc lại bảng đơn vị đo diện tích từ lớn đến bé và ngược lại.
- Học sinh nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền kề nhau.
- Làm bài nhà
- Chuẩn bị: Đơn vị đo diện tích: a - ha
- Giáo viên dặn học sinh chuẩn bị bài ở nhà
- Nhận xét tiết học
AN TOÀN GIAO THÔNG
BÀI 4: NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN GIAO THÔNG
Mục đích yêu cầu:
HS nắm được nguyên nhân gây tai nạn giao thông
Rèn thói quen chấp hành luật lệ giao thông
Có ý thức phòng tránh tai nạn giao thông
Chuẩn bị:
GV: Tranh ảnh minh họa về những hành vi, vi phạm luật lệ an toàn giao thông
HS: Sách giáo khoa và các dụng cụ liên quan đến tiết học
Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiểm tra bài cũ:
+ Con đường thế nào là con đường an toàn ?
+ Con đường thế nào là con đường chưa an toàn ?
- 4 em
- GV nhận xét đánh giá
Bài mới:
* Giới thiệu bài: Tìm hiểu về các “ nguyên nhân gây tai nạn giao thông”
- Nhắc lại tựa bài
* Khai thác nội dung:
+ Nguyên nhân gây tai nạn giao thông:
- Treo lần lượt các bức ảnh lên bảng hướng dẫn HS quan sát và nêu nội dung của từng bức tranh.
- HS quan sát để tìm hiểu nội dung
- Bức tranh thứ nhất vẽ cảnh gì ?
- Cảnh một con đường
- Nêu nội dung cụ thể của từng bức tranh ?
- Nội dung vẽ về một con đường phố có nhiều xe qua lại, có những xe chở vật dụng làm cản trở giao thông và xe mô tô vượt xe cơ giới không đúng luật.
- Bức tranh còn lại vẽ một chiếc xe gắn máy chở quá số người quy định.
- Vậy theo em có những nguyên nhân nào gây tai nạn giao thông ?
- Do phương tiện giao thông, do đường, do thời tiết, do con người
+ Phòng tránh tai nạn giao thông:
- Phát phiếu học tập
- Chia lớp thành 4 nhóm
- Để phòng tránh tai nạn giao thông ta cần chú ý những gì ?
- Tập trung chú ý khi tham gia giao thông, luôn chấp hành tốt luật lệ giao thông, luôn kiể tra điều kiện an toàn của các phương tiện giao thông.
- Đại diện nhóm báo cáo trước lớp, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Chốt lại những ý đúng
- HS chú ý lắng nghe
Củng cố dặn dò:
+ Nêu nguyên nhân gây tai nạn giao thông và cách phòng tránh tai nạn giao thông ?
- Vài em nêu
+ Luôn áp dụng vào thực tế, Chuẩn bị bài: Em làm gì để giữ gìn an toàn giao thông
- HS chú ý lắng nghe
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 5
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp HS nhận ra ưu khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp.
Kỹ năng: Rèn tính tự giác, mạnh dạn, tự tin.
Thái độ: Giáo dục tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn
II. CHUẨN BỊ:
GV : Công tác tuần.
HS: Bản báo cáo thành tích thi đua của các tổ.
III. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
Giáo viên
Học sinh
Ổn định: Hát
Nội dung:
GV giới thiệu:
Phần làm việc ban cán sự lớp:
GV nhận xét chung:
Ưu: Vệ sinh tốt,sách vở khá đầy đủ, biết tham gia các hoạt động đoàn thể
Tồn tại: Học sinh học bài quá yếu, về nhà cần cố gắng học bài nhiều hơn nữa
Gv tặng phần thưởng cho tổ hạng nhất, cá nhân xuất sắc, cá nhân tiến bộ
Công tác tuần tới:
Vệ sinh trường lớp..
Học tập trên lớp cũng như ở nhà.
Thăm hỏi phụ huynh học sinh yếu..
* Bài hát kết thúc tiết sinh hoạt
Hát tập thể
- Lớp trưởng điều khiển
- Tổ trưởng các tổ báo cáo về các mặt :
+ Học tập
+ Chuyên cần
+ Kỷ luật
+ Phong trào
+ Cá nhân xuất sắc, tiến bộ
---- - Tổ trưởng tổng kết điểm sau khi báo cáo. Thư ký ghi điểm sau khi cả lớp giơ tay biểu quyết.
Ban cán sự lớp nhận xét
+ Lớp phó học tập
+ Lớp phó kỷ luật
Lớp trưởng nhận xét
Lớp bình bầu :
+Cá nhân xuất sắc:.
+Cá nhân tiến bộ:
Thư ký tổng kết bảng điểm thi đua của các tổ.
Tuyên dương tổ đạt điểm cao.
HS chơi trò chơi sinh hoạt, văn nghệ,theo chủ điểm tuần, tháng .
Cả lớp hát
File đính kèm:
- GIAO AN 5 T5.doc