Kế hoạch bài dạy lớp 5 Tuần 33 - Phan Thị Báu

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:- Thuộc công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học. - Làm các BT : 2, 3. HSKG :BT1.

2. Kĩ năng: - Vận dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế.

3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng dạy- học: + GV: - Bảng phụ, bảng hệ thống công thức tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

 + HS: Bảng con, nháp,sgk.

2. Phương pháp: Vấn đáp, thực hành, thảo luận nhóm,

 

doc45 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy lớp 5 Tuần 33 - Phan Thị Báu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2 : Giá trị 1 phần B3 : Số bé B4 : Số lớn -Học sinh tự giải vào vở. Nam: Nữ: 35 học sinh Giải Tổng số phần bằng nhau: 4 + 3 = 7 (phần) Giá trị 1 phần 35 : 7 = 5 (học sinh) Số học sinh nam: 5 ´ 3 = 15 (học sinh) Số học sinh nữ: 5 ´ 4 = 20 (học sinh) Số học sinh nữ nhiều hơn số hs nam là: 20 - 15 = 5 (hs) ĐS: 5 học sinh Bài 3: Đọc đề, xác định yêu cầu của đề. -Tự giải vào vở. Giải Ô tô đi 75 km thì tiêu thụ hết số lít xăng là: 12 : 100 ´ 75 = 9 (l) Đáp số: 9 l *Bài 4. Đọc đề, xác định yêu cầu của đề. - Tự giải vào vở. Giải Tỉ số phần trăm hs khá của trường Thắng Lợi là: 100% - 25% - 15% = 60% Mà 60% hs khá là 120 hs. Số hs khối lớp 5 của trường là: 120 : 60 ´ 100 = 200 ( hs) Số hs giỏi là: 200 : 100 ´ 25 = 50 (hs) Số hs trung bình là: 200 : 100 ´ 15 = 30 (hs) Đáp số: Hs giỏi: 50 Hs trung bình: 30 Tập làm văn: Tả người (Kiểm tra viết) I. Mục đích - yêu cầu 1. Kiến thức: - Viết được bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK. Bài văn rõ nội dung miêu tả, đúng cấu tạo bài văn tả người đã học. - Giáo dục học sinh yêu quý cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo. II. Chuẩn bị: + GV: - Dàn ý cho đề văn của mỗi học sinh (đã lập ở tiết trước). III. Các hoạt động dạy-học: GV HS Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ: ( 2p ) Hoạt động 2. Bài mới: ( 33- 35p) 1. Giới thiệu bài mới: Các đề bài của tiết Viết bài văn tả người hôm nay cũng là đề của tiết Lập dàn ý, làm văn miệng cuối tuần 32. Trong tiết học trước, các em đã trình bày miệng 1 đoạn văn theo dàn ý. Tiết học này các em sẽ viết hoàn chỉnh cả bài văn. Một tiết làm văn viết (viết hoàn chỉnh cả bài) có yêu cầu cao hơn, khó hơn nhiều so với tiết làm văn nói (một đoạn) vì đòi hỏi các em phải biết bố cục bài văn cho hợp lí, dùng từ, đặt câu, liên kết câu đúng, bài viết thể hiện những quan sát riêng, câu văn có hình ảnh, cảm xúc. 2.Hướng dẫn học sinh làm bài. Đề bài : Chọn một trong các đề sau: 1.Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp. 2.Tả một người ở địa phương em sinh sống (chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng …) 3.Tả một người em mới gặp một lần nhưng đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc. 3.Cho học sinh làm bài. - YC học sinh viết bài vào giấy kiểm tra. -Hết thời gian thu bài. Hoạt động 3: Dặn dò (2-3p) - Yêu cầu học sinh về xem lại bài văn tả cảnh. - 2 học sinh đọc 2 lượt. - Viết bài theo dàn ý đã lập. - Đọc soát lại bài viết để phát hiện lỗi, sửa lỗi trước khi nộp bài. Khoa học: Tác động của con người đến môi trường đất I. Mục đích-yêu cầu 1. Kiến thức: - Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc môi trường đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát,ý thức bảo vệ môi trường đất. 3. Thái độ; - Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học. II. Chuẩn bị: 1.Đồ dùng dạy học: + GV: -Bút dạ , bảng phụ, giấy để HS làm bài tập - Hình vẽ trong SGK trang 136, 137. - Sưu tầm thông tin về sự gia tăng dân số ở địa phương và các mục đích sử dụng đất trồng trước kia và hiện nay. +HS: SGK, bút dạ, giấy khổ rộng. 2. Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải, thuyết trình, thảo luận nhóm, thực hành,… III. Các hoạt động dạy-học: GV HS Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ: ( 2-3 p) Nêu các nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng. Hoạt động 2. Bài mới: ( 30p) 1.Giới thiệu bài: Tác động của con người đến môi trường đất. 2.Tìm hiểu bài: a/ Con người sử dụng môi trường đất như thế nào. - YC học sinh qs hình trang 136, trả lời câu hỏi theo nhóm : + Con người sử dụng đấy trồng vào việc gì? + Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đó? - Yêu cầu học sinh liên hệ thực tế qua các câu hỏi gợi ý sau : + Nêu một số dẫn chứng về nhu cầu sử dụng diện tích đất thay đổi. + Phân tích các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó. ® Giáo viên kết luận: Nguyên nhân chính dẫn đến diện tích đất trồng bị thu hẹp là do dân số tăng nhanh, cần nhiều diện tích đất ở hơn. b/ Tác động của con người đến môi trường đất( BVMT) - YC làm bài theo nhóm. + Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu ... đối với môi trường đất. + Nêu tác hại của rác thải đối với môi trường đất. ® Kết luận: Để giải quyết việc thu hẹp diện tích đất trồng, phải áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật cải tiến giống vật nuôi, cây trồng, sử dụng phân bón hoá học, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,…Việc sử dụng những chất hoá học làm cho môi trường đất bị ô nhiễm, suy thoái. Việc xử lí rác thải không hợp vệ sinh gây nhiễm bẩn môi trường đất. Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò: - Gọi hs đọc lại toàn bộ nội dung ghi nhớ của bài học. - Nêu nguyên nhân làm cho đất trồng bị thu hẹp. - Nhắc nhở HS cần giữ gìn môi trường. - Chuẩn bị: “Tác động của con người đến môi trường không khí và nước”. - 2 HS trả lời. - Nhóm trưởng điều khiển quan sát hình 1 và 2 trang 126 SGK. Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung. + Hình 1 và 2 cho thấy con người sử dụng đất để làm ruộng, ngày nay phần đồng ruộng hai bên bờ sông được sử dụng làm đất ở, nhà cửa mọc lên san sát. + Nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi là do dân số ngày một tăng nhanh. Nhu cầu lập khu công nghiệp, nhu cầu độ thị hoá, cần phải mở thêm trường học, mở thêm hoặc mở rộng đường - Thảo luận nhóm, hỏi và trả lời các câu hỏi của bạn: -Người nông dân ở địa phương bạn đã làm gì để tăng năng suất cây trồng? Việc làm đó có ảnh hưởng gì đến môi trường đất trồng? Phân tích tác hại của rác thải đối với môi trường đất ? * Thảo luận nhóm và viết vào giấy khổ rộng. - Làm cho nguồn nước, đất bị ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái, một số động vật có ích bị tiêu diệt. - Gây ô nhiễm môi trường đất. + Đại diện 2 nhóm trình trên bảng lớp. Ôn luyện Tiếng Việt: Ôn tập về dấu câu I.Mục tiêu : - Củng cố cho HS những kiến thức về dấu câu. - Rèn cho học sinh có kĩ năng lập dàn bài tốt. - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn. II.Chuẩn bị : Nội dung ôn tập. III.Hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ôn định: 2. Kiểm tra: 3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài. - GV cho HS đọc kĩ đề bài. - Cho HS làm bài tập. - Gọi HS lần lượt lên trình bày - GV giúp đỡ HS chậm. - GV chấm một số bài và nhận xét. Bài tập 1: Tìm dấu hai chấm dùng sai trong đoạn văn sau và ghi lại cho đúng: Tuấn năm nay 11 tuổi. Vóc dáng Tuấn: mảnh dẻ, nước da: trắng hồng, môi đỏ như môi con gái. Mái tóc: hơi quăn, mềm mại xõa xuống vầng trán rộng. Đôi mắt đen sáng ánh lên vẻ thông minh, trung thực. Tính tình Tuấn: khiêm tốn, nhã nhặn rất dễ mến. Bạn ấy học giỏi đều các môn. Bài tập 2: Đặt câu: a) Câu có dấu hai chấm báo hiệu lời tiếp theo là nói trực tiếp của người khác được dẫn lại? b) Câu có dấu hai chấm báo hiệu lời tiếp theo là lời giải thích, thuyết trình? Bài tập 3: Viết một đoạn văn ngắn theo chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng dấu hai chấm? - GV cho HS viết vào vở. - GV gợi ý cho HS chậm viết bài. - Cho HS trình bày miệng nối tiếp. - Cả lớp nhận xét và đánh giá. 4. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau. - HS trình bày. - HS đọc kĩ đề bài. - HS làm bài tập. - HS lần lượt lên trình bày Đáp án: Bỏ tất cả các dấu hai chấm đó đi. Ví dụ: - Hôm qua, Hà bảo: “ Cậu hãy xin lỗi Tuấn đi vì cậu sai rồi”. - Cô giáo nói: “ Nếu các em muốn học giỏi, cuối năm được xét lên lớp thì các em phải cố gắng siêng năng học tập”. - Cho HS viết vào vở. - HS thực hiện theo gợi ý của GV. - HS trình bày miệng nối tiếp. - HS chuẩn bị bài sau. Hoạt động ngoài giờ: Tìm hiểu về chiến thắng 30 tháng 4 I. MỤC TIÊU - HS có hiểu biết về chiến thắng 30 – 4, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. - HS biết tự hào về lòng dũng cảm, truyền thống đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Có thể thực hiện theo qui mô lớp hoặc khối lớp. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Các tranh, ảnh, tài liệu, bài báo … về chiến thắng 30 – 4. - Phần thưởng cho các cá nhân/ nhóm có tổng số điểm cao nhất. - Câu hỏi và đáp án. - Cây hoa và các bông hoa cắt bằng giấy màu, trên mỗi bông hoa có ghi một câu hỏi. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị - Trước khoảng 2 tuần, GV phổ biến trước cho HS nắm được về cuộc thi: + Nội dung thi: Tìm hiểu về chiến thắng 30 – 4, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. + Hình thức: Thi hái hoa dân chủ hoặc trò chơi “Rung chuông vàng”. - HS chuẩn bị đọc các tài liệu có liên quan đến chủ đề cuộc thi. Bước 2: Tiến hành thi - Lớp được kê theo hình chữ U. Ở giữa có đặt một cây xanh. Trên các cành cây có cài những bông hoa bằng giấy màu, mỗi bông hoa có ghi một câu hỏi. - Lần lượt các HS xung phong lên hái hoa và trả lời câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng hoàn toàn được tính 10 điểm. Lưu ý: Nếu sử dụng hình thức Rung chuông vàng, hãy tham khảo cách tổ chức ở hoạt động 3, tháng. Bước 3: Tổng kết – Đánh giá - Công bố HS có tổng số điểm cao nhất và trao giải thưởng. - GV nhận xét chung và nhắc nhở HS hãy học tập theo gương chiến đấu dũng cảm của các chiến sĩ trong chiến thắng 30 – 4. Sinh hoạt tập thể: Nhận xét tuần I. Mục đích yêu cầu : - Học sinh thấy được ưu và nhược điểm của mình trong tuần qua. - Từ đó sửa khuyết điểm, phát huy những ưu điểm, nắm được phương hướng tuần sau. - Giáo dục học sinh thi đua học tập. II. Các hoạt động lên lớp : 1. Ổn định tổ chức. 2.Sinh hoạt lớp. a Lớp trưởng nhận xét. b. Giáo viên nhận xét. - Tổ trưởng nhận xét, đánh giá, xếp loại các thành viên trong lớp. - Tổ viên có ý kiến. - Các tổ thảo luận, tự xếp loai tổ mình,chọn một thành viên tiến bộ tiêu biểu nhất. * Lớp trưởng nhận xét đánh giá tình hình lớp tuần qua->xếp loại các tổ. b. Giáo viên nhận xét chung.( Theo sæ theo dâi) - Nề nếp :- Học tập :- Đạo đức :- Thể dục ,vệ sinh : III. Phương hướng tuần 34 -Ôn tập để thi cuối năm. -Nghỉ lễ 30/4 và 1/5. - Duy trì nề nếp ra vào lớp. - Tiếp tục thực hiện nội qui nề nếp của trường lớp đã đề ra. - Vệ sinh cá nhân,trường lớp sạch sẽ. - Tham gia nhiệt tình các hoạt động của trường - Thực hiện tốt an toàn giao thông.

File đính kèm:

  • docGIAO AN 2 BUOI LOP 5 TUAN 33 CO CKTKN.doc
Giáo án liên quan