Kế hoạch bài dạy lớp 5 - Tuần 24 năm 2009

Tập đọc

Tiết 47. LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê - ĐÊ

I- Mục tiêu: Giúp HS:

 - Đọc lưu loát toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, trang trọng thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.

 - Hiểu ý nghĩa của bài: Người Ê- đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành cho buôn làng. Từ luật tục của người Ê- đê, HS hiểu: Xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo pháp luật.

II- Đồ dùng dạy học:

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết khoảng 5 điều hoặc khoản luật của nước ta

 - Tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên.

 

doc24 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy lớp 5 - Tuần 24 năm 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đèn pin, đồ chơi, cầu chì. III- Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Thảo luận các biện pháp phòng tránh bị điện giật. Các nhóm 4 tiến hành thảo luận: - Bạn cần làm gì và không được làm gì để tránh bị điện giật? - Khi ở nhà và ở trường bạn cần phải làm gì để tránh nguy hiểm cho bản thân và cho những người khác? Đại diện 1 số nhóm lên trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. .GV lưu ý: Cầm phích cắm điện bị ẩm ướt cắm vào ổ lấy điện cũng có thể bị giật, ngoài ra không nên chơi nghịch ổ lấy điện hoặc dây dẫn điện như cắm các vật vào ổ điện, bẻ, oắn dây điện,... vì vừa làm hỏng ổ điện và dây điện, vừa có thể bị điện giật. Hoạt động 2: Thực hành HS theo N2 đọc thông tin và trả lời câu hỏi: - Điều gì có thể xảy ra nếu sử dụng nguồn điện 12 V cho dụng cụ dùng điện có số vôn quy định là 6 V? - Vai trò của cầu chì, của công tơ điện? Một số cặp trình bày trước lớp, cả lớp nhận xét. GV cho HS quan sát một vài dụng cụ, thiết bị điện có ghi số vôn. GV cùng HS quan sát cầu chì để biết: Khi dây chì bị chảy, phải mở cầu dao điện, tìm xem có chỗ nào bị chập, sửa chỗ chập rồi thay cầu chì khác. Tuyệt đối không được thay dây chì bằng dây sắt hay đây đồng. Hoạt động 3: Thảo luận về việc tiết kiệm điện HS theo N3 thảo luận: -Tại sao ta cần sử dụng điện tiết kiệm ? - Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện? HS kết hợp lỉên hệ việc sử dụng điện ở nhà mình và trình bày trước lớp . GV chốt ý: Ta cần sử dụng điện hợp lí, tránh lãng phí. Để tránh lãng phí điện ta cần chú ý: - Chỉ dùng điện khi cần thiết, ra khỏi nhà nhớ tắt đèn, quạt, ti vi,... - Tiết kiệm điện khi đun nấu, sưởi là vì những việc này cần dùng nhiều năng lượng điện Hoạt độngnối tiếp 3: - Chơi trò chơi: Đố bạn. - GV hướng dẫn HS chơi và nhắc lại đáp án đúng về việc tiết kiện điện và an toàn khi sử dụng điện. - Dặn liên hệ thực tế.Tổng kết giờ học. Chính tả Nghe - viết: núi non hùng vĩ I. Mục tiêu: Giúp HS. - Nghe viết đúng bài chính tả: Núi non hùng vĩ. - Nắm chắc cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. (Chú ý nhóm tên người và tên địa lí vùng dân tộc thiểu số). II. Đồ dùng dạy học: bảng phụ ghi BT. III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Gọi 3 em - nghe GV đọc những tên riêng trong đoạn thơ "Cửa gió Tùng Chinh" - viết lên bảng; cả lớp nhận xét, bổ sung. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài học, ghi mục.: 2. Hoạt động1: Hướng dẫn nghe viết: * GV đọc bài chính tả. HS theo dõi. - GV: Đoạn văn miêu tả vùng biên cương của Tổ quốc ta, nơi giáp gới giữa ta và Trung Quốc. - HS đọc thầm lại bài chính tả. GV nhắc các em chú ý những từ dễ viết sai: (tày đình, hiểm trở, lồ lộ, Hoàng Liên Sơn, Phan- xi- păng, Ô Quy Hồ, Sa Pa, Lào Cai) -HS luyện viết vào giấy nháp. Lưu ý các tên riêng, những từ ngữ dễ viết sai chính tả. GV đọc cho HS viết bài. * Chấm bài, chữa lỗi. 3.Hoạt động2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả: - HS đọc bài tập 2 nắm yêu cầu của đề bài ( nêu tên riêng trong đoạn thơ.) - HS tìm và nêu tên riêng, cách viết hoa. - GV kết luận và viết lên bảng các tên riêng đó. - HS đọc nội dung BT3: GV treo bảng phụ viết sẵn bài thơ. - HS theo nhóm chữa bài.GV cho đọc lại bài làm đúng. C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Nhắc HS về nhà viết lại tên 5 vị vua. Học thuộc lòng các câu đố đã học. Thứ Sáu, ngày 27 tháng 02 năm 2009 Toán Tiết 120. luyện tập chung I-Mục tiêu: Giúp HS: - Ôn tập và rèn luyện kĩ năng tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III- Hoạt động dạy học: A/ Bài cũ: - HS 1: Nêu quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật. - HS 2: Nêu quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. - HS 3: Nêu quy tắc, công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. - HS 4: Nêu quy tắc, công thức tính thể tích hình lập phương. Lớp nhận xét. GV ghi điểm. B/ Tiến hành ôn tập: Bài 1: Một HS đọc đề toán, lớp đọc thầm. * Bài toán cho gì? (Cho biết bể cá dạng hình hộp chữ nhật có các số đo là: a = 1m, b = 50cm, c = 60m) * Bài toán yêu cầu tìm gì? (Tính diện tích kính làm bể cá đó - bể không có nắp, thể tích bể cá, thể tích nước trong bể.) GV: Để làm bài toán này, trước hết ta phải làm gì? ( Ta phải đổi đơn vị đo). * Em hãy nêu các bước tính của bài toán? 2 HS lần lượt nêu,cả lớp theo dõi, nhận xét. GV chốt ý đúng: a- Tính diện tích xung quanh của bể kính. - Tính diện tích đáy của bể kính. - Tính diện tích kính để làm bể cá. b- Tính thể tích trong lòng bể kính. - Tính thể tích nước ở trong bể kính. HS giải bài toán vào vở.Sau đó, đổi chéo vở để chữa. Bài 2:(Các bước hướng dẫn HS tính hoàn toàn tương tự bài 1). HS vận dụng quy tắc tính diện tích và thể tích hình lập phương. Cho HS nhắc lại các bớc tính: - Tính diện tích hình lập phương. - Tính diện tích toàn phần hình lập phương. - Tính thể tích hình lập phương. Bài 3: HS tự giải bài toán vào vở, 1 em giải vào bảng phụ.GV treo bảng chữa bài, chốt lại cách tính: -Tính diện tích toàn phần của hình N và hình M: Hình N: a x a x 6. Hình M: (a x 3) x(a x 3) x 6 = ( a x a x 6) x ( 3 x 3 ) = ( a x a x 6) x 9. Vậy diện tích toàn phần của hình M gẩp 9 lần diện tích toàn phần của hình N. -Tính thể tích của hình N và hình M: Hình N: a x a x a. Hình M:( a x 3) x (a x 3) x( a x 3) = (a x a x a) x (3 x 3 x 3) = (a x a x a) x 27. Vậy thể tích của hình M gấp 27 lần thể tích của hình N. HS nhắc lai kết quả bài tập. C/ Củng cố dặn dò: HS nhắc lại nội dung bài ôn tập, GV khắc sâu kiến thức; Tổng kết giờ học. Tập làm văn Tiết 48. ôn tập về tả đồ vật I-Mục tiêu: Giúp HS : - Ôn luyện củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả đồ vật. - Ôn luyên kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả đồ vật - trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin II-Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, một số đồ vật quen thuộc. III-Hoạt động dạy học: A/ Bài cũ: HS1: Đọc đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi(BT2) tiết TLV trước. HS2: Nêu cấu tạo của bài văn tả đồ vật? Cả lớp lắng nghe trả lời, nhận xét, GV ghi điểm. B/ Tiến hành bài học: 1- Giới thiệu bài:ở tiết học này các em sẽ được tiếp tục ôn tập về văn tả đồ vật, củng cố kĩ năng lập dàn ý cho bài văn tả đồ vật, trình bày miệng dàn ý bài văn.(GV ghi mục) 2-Hướng dẫn HS luyện tập: Bài 1: - Chọn đề bài: Một HS đọc 5 đề bài trong SGK. GV: Các em cần chọn trong 5 đề văn đã cho 1 đề phù hợp với mình. GV kiểm tra HS đã chuẩn bị nh thế nào cho tiết học( chọn đồ vật sẽ lập dàn ý, quan sát trớc đồ vật đó); mời HS nói đề bài các em chọn. . - Lập dàn ý: 1 HS đọc gợi ý trong SGK. Hớng dẫn HS dựa vào gợi ý để viết nhanh dàn ý bài văn. Cho 5 em hoàn thành 5 dàn ý cho 5 đề khác nhau vào bảng phụ. HS gắn lần lợt dàn ý lên bảng, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh các dàn ý. HS tự sửa dàn ý bài viết của mình. Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề bài và gợi ý,GV hớng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài: Trình bày miệng bài văn miêu tả mà em vừa lập dàn ý. -HS dựa vào dàn ý đã lập, trình bày miệng bài văn tả đồ vật của mình theo nhóm 4. - GV tới từng nhóm giúp đỡ, uốn nắn HS, nhắc các em trình bày dàn ý ngắn gọn nhng diễn đạt thành câu. - Đại diện các nhóm thi trình bày miệng dàn ý bài văn trớc lớp, cả lớp trao đổi, thảo luận về cách chọn đồ vật để miêu tả, cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày .GV chấm điểm dàn ý hay. C/ Củng cố dặn dò: * HS nhắc lại nội dung bài học, GV chốt kiến thức toàn bài. * Dặn những HS viết dàn ý cha đạt về viết lại.Tổng kết giờ học và dặn tiết sau quan sát, chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn miêu tả một đồ vật. Kể chuyện Tiết 24. kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia I. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng nói: - HS tìm được một câu chuyện nói về một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết. - Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện có đầu có cuối. Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ. Biết trao đổi cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 2. Rèn kĩ năng nghe: - Chăm chú nghe bạn kể chuyện, biết nhận xét đúng lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy- học: - Bảng lớp viết đề bài của tiết KC - Một số tranh ảnh về bảo vệ an toàn giao thông, đuổi bắt cướp, phòng cháy chữa cháy. III. Hoạt động dạy- học: A. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Một, hai HS kể lại một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: (1 phút) Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ kể một câu chuyện mình biết trong đời thực về việc làm tốt của một người hoặc việc làm của chính em góp phần bảo vệ trật tự, an ninh. 2.Hoạt động1: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài: (12 phút) - Một HS đọc đề bài, phân tích đề bài. - GV gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài: Hãy kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết. - GV: Câu chuyện các em kể phảI là những việc làm tốt mà các em đã biết trong đời thực; củng có thể là câu chuyện các em đã thấy trên ti vi. - Bốn HS tiếp nỗi nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3, 4 trong SGK - GV kiểm tra HS chuẩn bị nội dung cho tiết KC, mời một số HS nói chủ đề câu chuyện của mình. - HS gạch nhanh trên giấy nháp dàn ý câu chuyện định kể. 3. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hành KC, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện (18 phút) a) KC trong nhóm: - Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, cùng trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. GV đến từng nhóm theo dõi, giúp đỡ. b) KC trước lớp: - Đại diện các nhóm thi kể. - Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn KC hay nhất, bạn có tiến bộ nhất . - GV nhận xét, cho điểm một số em. 4. Củng cố, dặn dò: (2 phút) - GV nhận xét tiết học, khen những HS biết chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. - Dặn HS chuẩn bị cho tiết KC "Vì muôn dân"tuần 25. Hoạt động tập thể Tiết 24. sinh hoạt lớp cuối tuần (Cô Liễu phụ trách)

File đính kèm:

  • docGIAO AN 5 TUAN 24(1).doc
Giáo án liên quan