Kế hoạch bài dạy buổi sáng Lớp 2A1 Tuần 14 Năm học: 2012- 2013 Trường tiểu học Noong Hẹt

I. Mục tiêu:

- HS biết thực hiện các phép tính trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 55- 8, 56 – 7, 37 – 8, 68 – 9.

- Biết tìm số hạng chưa biết trong một tổng.

- Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1,2,3); Bài 2(a,b)

- Rèn tính cẩn thận chính xác khi làm bài.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Thầy: Bảng phụ, que tính

- Trò: Bảng con

 

doc15 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1093 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy buổi sáng Lớp 2A1 Tuần 14 Năm học: 2012- 2013 Trường tiểu học Noong Hẹt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
12 – 8 = 4 12 – 9 = 3 13 – 4 = 9 13 – 5 = 8 13 – 6 = 7 13 – 7 = 6 13 – 8 = 5 13 – 9 = 4 14 – 5 = 9 14 – 6 = 8 14 – 7 = 7 14 – 8 = 6 14 – 9 = 5 15 – 6 = 9 15 – 7 = 8 15 – 8 = 7 15 – 9 = 6 16 – 7 = 9 16 – 8 = 8 16 – 9 = 7 17 – 8 = 9 17 – 9 = 8 18 – 9 = 9 Bài 2/69 :Tính. 5 + 6 – 8 = 11 – 8 = 3 8 + 4 – 5 = 12 – 5 = 7 3. Củng cố - dặn dò: - Đọc thuộc bảng trừ? - Về học bài và làm bài tập vở BTT, chuẩn bị bài sau: Luyện tập. Tiết 2: Luyện từ và câu TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH. CÂU KIỂU AI LÀM GÌ? DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI I. Mục tiêu: - Mở rộng vốn từ ngữ về tình cảm gia đình. - Rèn kỹ năng đặt câu kiểu: Ai – làm gì? - Củng cố cách sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi. II. Đồ dùng day - học: - Thầy: Bảng phụ III. Các hoạt động day và học : 1. Kiểm tra: - Tìm một số từ ngữ nói về tình cảm gia đình? 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn HS làm bài tập: + Nêu yêu cầu của bài? Từng em nêu - nhận xét. + Bài 2 yêu cầu làm gì? - Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? ( in nghiêng) - Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi làm gì? ( in đậm) - Các câu bên được đặt theo mẫu câu nào? + Đọc yêu cầu của bài? - HS đọc thầm đoạn đối thoại trên. - Điền dấu chấm, dấu chấm hỏi vào chỗ nào, vì sao? - Ta sử dụng dấu chấm hỏi khi nào? *Bài1(116): Hãy tìm 3 từ nói về tình cảm thương yêu giữa anh, chị em: - Đùm bọc, đỡ đần, thương yêu... *Bài 2(116): Sắp xếp các từ ở 3 nhóm sau thành câu: Ai làm gì? Anh khuyên bảo em. Chị chăm sóc em. Em chăm sóc chị. Chị em trông nom nhau. Anh em trông nom nhau. Chị em giúp đỡ nhau. Anh em giúp đỡ nhau. *Bài 3(116) Chọn dấu chấm hay dấu chấm hỏi để điền vào ô trống. • Bé nói với mẹ: - Con xin mẹ tờ giấy để viết thư cho bạn Hà . ? Mẹ ngạc nhiên: - Nhưng con đã biết viết đâu • Bé đáp: - Không sao, mẹ ạ! Bạn Hà cũng chưa biết đọc . 3. Củng cố - dặn dò: - Những bộ phận trả lời cho câu hỏi làm gì chỉ gì? - Về học, làm bài tập và chuẩn bị bài sau: Từ ngữ về tình cảm gia đình? Tiết 4: Chính tả( tập chép) TIẾNG VÕNG KÊU I. Mục tiêu: - Chép lại chính xác, trình bày đúng khổ thơ 2 trong bài: Tiếng võng kêu. - Viết đúng: kẽo cà kẽo kẹt, bé Giang, vương vương, lặn lội, bướm... - Làm đúng các bài tập phân biệt l/ n, iê/ i, ăc/ ăt. II. Đồ dùng day - học: III. Các hoạt động dạy và học : 1. Kiểm tra: - HS viết bảng con: nên người, ấm no, lo lắng. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn nghe - viết + GV – HS đọc bài viết - Mỗi dòng thơ có mấy chữ? - bài thơ được trình bày thế nào? * Hướng dẫn viết từ khó. - GV đọc - HS viết bảng con từ khó. c) HS chép bài. - GV bao quát - GV đọc lại - GV thu chấm - chữa lỗi (4 bài) d) Luyện tập: - Nêu yêu cầu của bài? - Cho HS làm VBT. - 1 HS lên bảng làm - Nhận xét - chữa. - Mỗi dòng thơ có 4 chữ. - Các chữ cái đầu mỗi dòng thơ viết hoa và viết thẳng nhau. *Viết đúng: kẽo cà kẽo kẹt, bé Giang, vương, lặn lội, bướm. - HS chép bài - HS soát lỗi *Bài 2(118): Chọn từ nào trong ngoặc để điền vào chỗ trống: a) ( lấp, nấp): lấp lánh. b) ( tin, tiên): tin cậy. ( lặng, nặng) nặng nề. ( tìm, tiềm): tìm tòi. ( lanh, nanh):lanh lợi (kim, khiêm): khiêm tốn ( lóng, nóng): nóng nẩy ( mịt, miệt): miệt mài c) ( thắt, thắc): thắc mắc ( chắt, chắc): chắc chắn ( nhặt, nhặc): nhặt nhạnh. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét – trả bài viết HS - Về luyện viết, chuẩn bị bài sau: Hai anh em. Ngày dạy: Thứ sáu ngày 30 tháng 11 năm 2012 Tiết 1: Toán LUYỆN TẬP( trang 70) I. Mục tiêu: - Củng cố phép trừ có nhớ( tính nhẩm và tính viết). Vận dụng làm tính và giải toán. - Củng cố cách tìm số hạng và số bị trừ. - Tiếp tục làm quen với việc ước lượng độ dài đoạn thẳng. II. Đồ dùng day - học: III. Các hoạt động dạy và học : 1. Kiểm tra: - HS đọc thuộc các bảng trừ đã học. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Giới thiệu các phép trừ: 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. + Nêu yêu cầu của bài? - HS làm miệng - Nhận xét - chữa. - 3 HS đọc yêu cầu của bài? + Nêu cách đặt tính, tính? - HS làm vào bảng con - Nhận xét – Chữa. + Nêu yêu cầu của bài? - Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào? - HS làm bảng con – nhận xét. + HS đọc bài toán - Bài toán cho biết gì, hỏi gì? - Muốn tìm số đường của thùng bé ta làm thế nào? - 1 HS lên bảng làm bài *Bài 1(70): Tính nhẩm. 18 – 9 = 9 16 - 8 = 8 14 – 7 = 7 17 – 9 = 8 17 – 8 = 9 15 – 7 = 8 13 – 6 = 7 12 – 8 = 4 16 – 7 = 9 14 – 6 = 8 12 – 5 = 7 16 – 6 = 10 15 – 6 = 9 13 – 5 = 8 11 – 4 = 7 14 – 5 = 9 12 – 3 = 9 12 – 4 = 8 10 – 3 = 7 11 – 3 =8 * Bài 2(70): Đặt tính rồi tính *Bài 3(70): Tìm x b) 8 + x = 42 x = 42 – 8 x = 34 *Bài 4(70): Tóm tắt: 45 kg đường Thùng to : 6 kg Thùng bé : ? kg đường Bài giải: Thùng bé có số kg đường là: 45 – 6 = 39 (kg) Đáp số: 39 kg đường. 3. Củng cố - dặn dò: - Đọc bảng công thức 13,15,16… trừ đi một số. - Về học và làm bài tập, xem trước bài mới 100 trừ đi một số) Tiết 3. Tập làm văn QUAN SÁT TRANH TRẢ LỜI CÂU HỎI. VIẾT NHẮN TIN I. Mục tiêu: + Rèn kĩ năng nghe và nói: - Quan sát tranh trả lời đúng các câu hỏi về nội dung tranh. + Rèn kĩ năng viết: - Biết viết một mẩu tin nhắn ngắn gọn đủ ý. II. Đồ dùng dạy- học: - Tranh trong SGK III. Các hoạt động dạy và học : 1. Kiểm tra: - Nêu các thao tác khi gọi điện thoại? 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn làm bài tập: + Nêu yêu cầu của bài? - Bạn nhỏ đang làm gì? - Mắt bạn nhìn búp bê như thế nào? - Tóc bạn như thế nào? - Bạn mặc áo màu gì? - Nhận xét - chữa + Đọc yêu cầu của bài? - HS làm bài vào vở. - Từng em đọc bài. - Nhận xét – chữa bài. *Bài 1(118): Quan sát tranh trả lời câu hỏi. - Bạn nhỏ đang bế và bón cho búp bê ăn. - Mắt bạn nhìn búp bê âu yếm. - Tóc bạn buộc thành hai bím thắt nơ thật đẹp. - Bạn mặc áo màu xanh dương trông rất nổi. - Dựa vào tranh và câu hỏi kể lại nội dung bức tranh. Bài 2(118): Bà đến nhà đón em đi chơi. Hãy viết một vài câu nhắn để lại cho bố mẹ biết. 14 giờ ngày 28/ 11 Bố mẹ ơi, Bà ngoại đến chơi. Bà đợi lâu mà bố mẹ chưa về. Bà đón con về nhà ông bà chơi, 18 giờ con về. Con của bố mẹ Thái Bảo 3. Củng cố - dặn dò: - Nêu yêu cầu khi viết tin nhắn? - Về học bài và chuẩn bị bài sau: Chia vui, kể về anh chị em. Tiết 4: Tập viết CHỮ HOA: M I. Mục tiêu: - Viết đúng chữ hoa M (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) chữ và câu ứng dụng + Miệng (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) + Miệng nói tay làm (3 lần) - GDHS tính cẩn thận; ý thức luyện chữ viết. II. Chuẩn bị: - Mẫu chữ M. - Viết sẵn mẫu cớ chữ nhỏ trên dòng kẻ li: Miệng (dòng 1); Miệng nói tay làm (dòng 2) III.Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: - Gọi 2 học sinh lên bảng, cả lớp viết bảng con chữ L hoa - Gọi1 HS nhắc lại câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách. - Nhận xét . 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: * Hướng dẫn hs quan sát và nhận xét chữ M - 2 học sinh viết trên bảng, cả lớp viết bảng con chữ L hoa, chữ Lá - Yêu cầu HS nhận xét về độ cao, bề rộng … chữ M + Cách viết : nêu cách viết: Nét 1: Đặt bút trên dòng kẻ 2, viết nét móc từ dưới lên lượn qua phải, dừng bút ở đường kẻ 6. Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1 đổi chiều bút, viết thẳng nét đứng xuống đường kẻ 1. Nét 3: Từ điểm dừng bút của đường kẻ 2, đổi chiều bút, viết một nét thẳng xiên hơi lượn ở hai đầu lên đường kẻ 6. Nét 4: từ điểm dừng bút của nét 3, đổi chiều bút viết nét móc ngược phải dừng bút ở đường kẻ. - Giáo viên hướng dẫn viết. + Giáo viên vừa viết vừa nêu lại cách viết. *Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng - Giới thiệu cụm từ ứng dụng. - Miệng nói tay làm có nghĩa là: Nói đi đôi với làm. - Hướng dẫn quan sát và nhận xét. + Độ cao của các chữ cái cao 2,5 li + Độ cao của các chữ cái cao 1,5 li + Độ cao của các chữ cái cao 1 li + Khoảng cách giữa các chữ. + Cách nối nét giữa các chữ - Hướng dẫn HS viết chữ Miệng vào bảng con - Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết + Yêu cầu HS viết vào vở 1 dòng chữ M cỡ vừa, 1 dòng chữ M cỡ nhỏ, 1 dòng chữ Miệng cỡ vừa, cỡ nhỏ, 1 dòng ứng dụng cỡ nhỏ. - Chấm bài nhận xét. 3. Củng cố- Dặn dò: - Nhận xét bài chính tả; - Nhận xét tiết học - Về nhà hoàn thành nốt bài tập viết - Quan sát, nhận xét: Cao 5 li, rộng 5 li, được viết bởi 4 nét: Nét ngược trái, nét thẳng đứng, thẳng xiên, ngược phải. - Theo dõi cách viết. - Viết bảng con: chữ hoa M - Đọc cụm từ ứng dụng: Miệng nói tay làm - Chữ: M, g, l, y - Chữ: t - Chữ: i,ê,n,o,a. - Bằng khoảng các viết một chữ cái o. - Nét móc vủa M nối với nét hất của i. - HS viết vào bảng con chữ Miệng - M M M M M M Miệng Miệng Miệng Miệng nói tay làm Tiết 5: Sinh hoạt lớp NHẬN XÉT TUẦN 14 I. Mục tiêu: - HS nắm được ưu, nhược điểm trong tuần 14. - Biết khắc phục tồn tại, sửa chữa, phát huy. - Nắm được phương hướng tuần 15. II. Nội dung. 1.Ổn định tổ chức: Lớp hát. 2. Nội dung sinh hoạt: * Đánh giá nhận xét hoạt động tuần 14. + Đạo đức: các em ngoan ngoãn lễ phép với các thầy giáo, cô giáo, người trên tuổi, đoàn kết hoà nhã với các bạn trong và ngoài lớp, không nói tục. + Học tập: các em đi học đều và đầy đủ, trong lớp chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu xây dựng bài. - Tuyên dương : Nam, Trần Linh, Nhật Linh, Mạnh, Bảo a, Nguyệt, Bắc, … - Song bên cạnh đó vẫn còn em lười học: Hương, Quang. + Các hoạt động khác: - Duy trì tốt hoạt động thể dục, vệ sinh. Các em có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và trường lớp sạch sẽ. Tuy nhiên một số em vẫn chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh như: Tâm. Một số em vẫn để GV phải nhắc nhở mới tự giác tham gia VS cùng các bạn. - Nền nếp ca múa hát đầu và giữa giờ duy trì đều đặn. - Nền nếp truy bài đầu giờ được duy trì tốt. III. Phương hướng tuần 15. - Tiếp tục duy trì tốt đạo đức lễ giáo cho học sinh biết kính thầy yêu bạn. - Tiếp tục thi đua tiết học tốt, ngày học tốt, tuần học tốt. - Duy trì nền nếp các hoạt động sân trường. - Duy trì nền nếp học tập, đi học đúng giờ, học bài làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, có đủ đồ dùng học tập . - Thực hiện tốt việc kiểm tra cuối tháng đảm bảo, đúng chất lượng. - Giữ gìn tốt vệ sinh cá nhân môi trường

File đính kèm:

  • doctuần 14 dọc.doc
Giáo án liên quan