I. MỤC TIÊU:
Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
Hs khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: 4 tranh minh họa trong SGK.
- Học sinh: 1 thỏi sắt, 1 chiếc kim khâu, 1 khăn đội đầu, 1 cây bút và tờ giấy, để học sinh phân vai dựng lại câu chuyện.
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 965 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kể chuyện Tuần 1 Kế hoạch bài học bài: có công mài sắt có ngày nên kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỂ CHUYỆN Thứ haingày 10 tháng8 năm 2009
Tuần 1
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Bài: CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM
MỤC TIÊU:
Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
Hs khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: 4 tranh minh họa trong SGK.
Học sinh: 1 thỏi sắt, 1 chiếc kim khâu, 1 khăn đội đầu, 1 cây bút và tờ giấy, để học sinh phân vai dựng lại câu chuyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1/ Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài : Trong tiết học kể chuyện hôm nay, chúng ta sẽ kể lại câu chuyện “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
- GV ghi tựa bài lên bảng
2/ Bài mới
* Hoạt động 1: Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh
- Giáo viên nêu yêu cầu của câu 1.
Yêu cầu hs nêu nội dung từng tranh.
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh quan sát từng tranh trong
SGK, đọc thầm lời gợi ý dưới mỗi tranh.
- 1.Cậu bé học bài, ngáp dài, ngáp ngắn.
- 2.Cậu bé thấy bà cụ đang mài thỏi sắt.
-3 .Bà cụ nói mài thỏi sắt này thành kim để khâu vá quần áo.
- 4.Cậu bé đang học bài.
- Học sinh tiếp nối nhau kể từng đoạn của câu chuyện.
- Giáo viên yêu cầu học sinh kể lại chuyện trước lớp.
- Nhiều học sinh xung phong lần lượt kể.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên nên khuyến khích học sinh kể bằng ngôn ngữ tự nhiên, tránh đọc thuộc lòng câu chuyện trong sách.
* Hoạt động 2: Kể toàn bộ câu chuyện
- Giáo viên yêu cầu học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc kể nối tiếp nhau.(G)
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Lớp nhận xét về các mặt nội dung (ý, trình tự), diễn đạt (từ, câu, sáng tạo), cách thể hiện (kể tự nhiên với điệu bộ, nét mặt, giọng kể).
- Đối Với học sinh khá, giỏi giáo viên cho các em dựng lại câu chuyện theo vai.
- 3 học sinh xung phong đóng 3 vai:
Nhận xét
4. Củng cố - dặn dò:
GV yêu cầu hs nêu nội dung câu chuyện.
Giáo viên nhận xét tiết học.
- VN: Kể lại câu chuyện cho người thân nghe, nhớ và làm theo lời khuyên bổ ích của câu chuyện
- Chuẩn bị bài mới
@ DUYỆT :
………………………………………………………………………………………………………………………………
TỔ TRƯỞNG HIỆU TRƯỞNG
File đính kèm:
- TUAN 1.doc