Vui chơi là một hoạt động không thể thiếu được trong trường mầm non. Căn cứ vào nhu cầu và khả năng phát triển của trẻ 3 – 4 tuổi, đây là lứa tuổi trẻ rất hiếu động tò mò, muốn học hỏi bắt chước khám phá các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Trong tất cả các hoạt động của trẻ mẫu giáo thì hoạt động vui chơi (Hoạt động góc) giữ vai trò chủ đạo không kém phần quan trọng như các hoạt động học. Khác với người lớn trẻ em thật sự học trong khi chơi, trẻ lĩnh hội các tri thức thực tiễn khoa học trong trường mầm non theo phương châm “Học bằng chơi - Chơi mà học”. Vui chơi không những làm cho trẻ thoải mái trong tiết học mà nó còn năng cao khả năng vận dộng của các cơ quan giác quan trên cơ thể. Hình thành phẩm chất đạo đức, tính nhanh nhẹn khéo léo, tính tổ chức, tính kỷ luật, tính kiên trì thật thà và lòng dũng cảm, mở rộng sự hiểu biets của trẻ về thế giới xung quanh và phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo cho trẻ rèn sức mạnh dẻo dai đoàn kết.
7 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 7002 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn trẻ 3 tuổi hoạt động vui chơi trong trường mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
x hội – Ngôn ngữ - Thẩm mĩ. Riêng hoạt động vui chơi giúp trẻ phát triển cả năm lĩnh vực, chính vì vậy tôi đã chọn đè tài “ Hướng dẫn trẻ 3 tuổi hoạt động vui chơi” góp phần thực hiện tốt phương pháp đổi mới giáo dục mầm non của trường nói riêng và của ngành học nói chung.
Thực trạng vấn đề
Muốn hoạt động tốt hoạt động vui chơi hay còn gọi là hoạt động góc thì trước hết phải có đồ chơi để phục vụ cho trẻ chơi theo góc. Ngay từ khi còn nhỏ trẻ đã biết tự tìm lấy đồ chơi để phục vụ các trò chơi của mình. Vì vậy đồ chơi là người bạn thân thiết nhất của người bạn mầm non. Muốn cho các trò chơi được sinh động, trẻ ham chơi không chán cô phải có thật nhiều đồ chơi bày theo góc, phải thường xuyên thay đổi trò chơi. Trẻ phải được chơi ở nhiều góc khác nhau, đồ chơi phải đẹp phải giống với thực tế. Việc làm đồ chơi thường gặp một số thuận lợi khó khăn sau.
* Thuận lợi
Trường mầm non Nam Nghĩa được xây dựng theo tiêu chẩn trường Quốc gia mức độ I và kiểm định chất lượng 5 năm đạt cấp độ 2 với phòng học tháng mát, trang thiết bị đồ dùng tương đối đầy đủ, sân chơi sạch sẽ, đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có nhiều đồng chí khéo tay tạo được những đồ chơi đẹp để phục vụ cho trẻ vui chơi.
Phụ huynh trẻ ngày càng hiểu biết và nhận thức đúng đắn về giáo dục mầm non nên đã quan tâm đóng góp kinh phí để mua đồ dùng đồ chơi cho trẻ.
Trường luôn tổ chức các cuộc thi đồ dùng đồ chơi tự làm để giáo viên học hỏi nhau và thăm quan học hỏi cách làm đồ dùng đồ chơi qua các hội thi miền, huyện, tỉnh. Đồ chơi ngoài chơi đã có đủ để trẻ chơi.
* Khó khăn.
Một số đồng chí giáo viên tuổi cao năng khiếu hạn chế.
Một số đồ chơi bằng nguyên vật liệu dễ kiếm nên không bền và không có tính thẩm mĩ cao.
Các phương pháp đã tiến hành.
Muốn trò chơi đạt được hiệu quả cao nhất giúp trẻ phát triển toàn diện thì cô giáo phải là người hướng dẫn, phải là người chơi cùng trẻ, phải bao quát được tất cả các góc chơi.
Khi tiến hành một hoạt động góc ha gọi là hoạt động vui chơi, cô cần phải chuẩn bị đầy đủ các đồ chơi bày theo góc, các góc trong lớp phải bố trí góc động và góc tĩnh xen kẽ nhau, không nhất thiết một giờ hoạt động góc phải tiến hành đủ 6 góc mà chỉ chơi từ 3 – 5 góc là được.
Một giờ hoạt động góc được tiến hành theo các góc sau:
* Bước 1: Thỏa thuận chơi: Bước này chủ yếu cô và trẻ cùng trò chuyện, cô gợi ý để trẻ tự kể tên các góc mà trẻ thích chơi. Cô hỏi ở góc đó con sẽ chơi trò chơi gì? Cô không nên gò ép, bắt buộc hoặc ấn định góc chơi cho trẻ, mà chỉ gọi ý khéo léo để trẻ chọn góc chơi phù hợp với khả năng của trẻ, nhưng chỉ nên cho trẻ chơi ở góc đó 2 buổi trên 1 tuần để trẻ không chán giúp trẻ phát triển hài hòa về: Thể chất – Nhận thức – Ngôn ngữ - Thẩm mĩ và quan hệ tình cảm với bạn bè trong lớp. Vì thế trong 1 tuần trẻ phải được chơi từ 3 – 5 góc.
* Bước 2: Quá trình chơi: Đây là bước chiếm nhiều thời gian nhất trong hoạt động và là bước mà trẻ phát triển được các lĩnh vực nhiều nhất nên cô giáo cần tận dụng các cơ hội để trò chuyện gợi ý và hướng dẫn trẻ ở tất cả các góc sao cho đạt kết quả tốt nhất. Với bước này cô phải là người linh hoạt nhanh nhạy khi hướng dẫn trẻ vì mỗi góc chơi đều có các trò chơi và cách chơi khác nhau. Ví dụ: Góc xây dựng lắp ghép cô phải cùng trẻ thỏa thuận bầu ra một cháu chủ trì nhóm chơi. Trẻ phải bàn bạc phận công nhau mỗi bạn chịu trách nhiệm một việc, có như vậy trẻ mới sắp xếp xây dựng được những công trình như: Nhà cửa, trường học, công viên, vườn cây, ao cá…thật hài hòa và đẹp mắt. Khác với góc xây dựng và góc phân vai là trẻ thể hiện các vai khác nhau, trẻ bắt chước thể hiện lại những cử chỉ lời nói, việc làm, hành động….của người lớn. Vì vậy cô giáo phải quan sát nghe trẻ thể hiện vai của mình, chú ý sửa cho trẻ từng cách nói năng, cách giao tiếp, cách bắt chước lại những việc làm của người lớn.
Ví dụ: Như trẻ chơi phân vai gia đình trẻ phải thể hiện được sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái. Sự kính trọng vâng lời của con cái đối với cha mẹ. Hoặc trò chơi bán hàng trẻ phải thể hiện được thái độ niềm nở của cô bán hàng đối với khách và cách mua hàng, trả tiền của người mua hàng. Với góc chơi này cô phải hướng dẫn trẻ thể hiện từng vai vì trẻ chưa ý thức được lời nói và việc làm của mình. Qua các vai chơi trẻ sẽ hình thành dần những đức tính tốt đẹp nên rất cần sự giúp đỡ của cô giáo.
Nếu góc xây dựng lắp ghép giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng sáng tạo, sự khéo léo sắp xếp của trẻ thì góc phân vai các vai chơi cũng giúp trẻ hình thành những nhân cách, phẩm chất đạo đức và giúp trẻ ý thức được những việc làm đúng, sai của mình. Còn góc nghệ thuật cũng giúp trẻ khéo léo tạo hình từ những thỏi đất, que tăm, hột hạt, giấy sáp màu, len vải vụn, sách báo cũ…trẻ tạo được những sản phẩm có hồn theo mẫu, theo đề tài hoặc theo ý thích của trẻ. Với góc này cô không chỉ nói, gợi ý mà phải làm mẫu, phải chơi cùng trẻ, phải nhận xét tuyên dương, khích lệ những trẻ tạo được các sản phẩm giống với thực tế.Nếu góc xây dựng ồn ào và nhộn nhịp bao nhiêu thì ngược lại là góc sách truyện cần sự yên tĩnh, trật tự bấy nhiêu vì ở góc này trẻ xem tranh, đọc truyện hoặc tự kể chuyện khi quan sát 1 số bức tranh vẽ, vì vậy góc được đặt ở chỗ có ánh sáng và rộng để trẻ vừa xem truyện vừa suy luận ra nội dung truyện.Với góc này cô phải có nhiều cuốn truyện, câu chuyện phù hợp với chủ đề và phù hợp với lứa tuổi mầm non của trẻ, chuyện nào cũng phải có tranh vẽ. Trong tuần cô nên đổi hình thức có thể cho xem tranh, xem chữ tự bịa ra nội dung chuyện và đọc hoặc cô cho trẻ cắt, vẽ, xé, dán các con vật, cây cỏ, hoa lá, người trong ảnh….để dán lại thành chuyện hoặc có thể đọc trẻ nghe một vài mẩu chuyện nhỏ để trẻ hứng thú khi tham gia góc chơi này.
Mỗi góc chơi đều có những tác dụng riêng để giúp trẻ hình thành các đức tính, kĩ năng, kĩ sảo, sự sáng tạo thông minh khi tham gia chơi. Một giờ hoat động góc ở lớp đổi mới ít nhất phải được diễn ra từ 3 – 6 góc. Góc mà được trẻ chăm sóc cây xanh, được qua sát sự nảy mầm của hạt, được chơi với cát, nước, được đong đếm cân đo. Khi quan sát cá bơi trẻ biết được cá cần gì để sống và chăm sóc cá như thế nào?
Cô cần kết hợp giáo dục ý thức bảo vệ đồ chơi cũng như tài sản của lớp trong khi trẻ chơi. Tất cả các góc chơi đều cần đến sự giúp đỡ của cô nên cô không chỉ ở một góc mà liên tục di chuyển từ góc này đến góc kia để hướng dẫn gợi ý cho trẻ hoạt động, sao cho các trò chơi đều phản ánh đúng chủ đề đang thực hiện mà lại đạt được kết quả cao, trẻ chơi thoải mái hồn nhiên và đoàn kết. Nhưng trong buổi chơi cô không nên để trẻ chơi cố định ở góc nào trẻ đã chọn mà cô phải gợi ý để trẻ ở các góc chơi liên kết với nhau bằng cách thăm quan mua bán, trao đổi giữa các nhóm. Có như vậy trẻ mới phát huy hết các khả năng của mình và hòa mình với tập thể, phát huy tinh thần đoàn kết giữa các trẻ trong lớp.
* Bước 3: Kết thúc buổi chơi: Với bước này cô giáo cũng cần phải nhẹ nhàng khéo léo không nên kết thúc đột ngột làm cho trẻ mất hứng thú. Cô đi đến các góc phân vai, nghệ thuật, sách truyện….trừ góc xây dựng và gợi hỏi xem trẻ chơi có vui không, các con đã làm được những gì? Có bán được nhiều hàng không? Các bác chế biến được những món gì…? Cô nói ở góc xây dựng, các bác thợ đã xây dựng được ngôi trường chủ đề mầm non, vườn cây ăn quả, chủ đề thực vật, một khu vườn bách thú – chủ đề động vật…Các bác hãy nghỉ tay và đến chỗ tham quan khu xây dựng xem các bác thợ xây những gì? Và có đẹp không? Bằng hình thức đó vừa thu hút được trẻ và kích thích sự tò mò khám phá cho trẻ vừa tao cho trẻ tinh thần đoàn kết giữa các nhóm trong khi chơi và còn được khám phá một thế giới xung quanh được thu nhỏ trong trò chơi. Sau khi đã khám phá và quan sát khu xây dựng cô kết hợp nhận xét, giáo dục cho trẻ tự thu dọn đồ chơi để vào nơi quy định.
Hiệu quả của sáng kiến.
Qua nhiều năm áp dụng cách hướng dẫn trẻ hoạt động vui chơi theo cách đã nêu trên tôi thấy hiều trẻ tiến bộ rõ rệt. Từ những trẻ còn nhút nhát cũng mạnh dạn hẳn lên, nhiều trẻ thân thiết gắn bó đoàn kết với bạn bè hơn, các kĩ năng, kĩ sảo như: Tô, vẽ, nặn, cắt, dán…tiến bộ rõ rệt, trẻ thích hoạt động theo nhóm chứ không chơi một mình.
Thông qua các buổi trò chuyện thì ngôn ngữ của trẻ phát âm cũng chuẩn và chính xác hơn. Cứ sau mỗi giờ hoạt động góc tinh thần của trẻ lại thoải mái hơn và không có trẻ nào không muốn tham gia. Nhiều trẻ khi tham gia vào góc sách truyện cũng tự nghĩ ra những câu chuyện và kể theo tranh vẽ ngeh rất ngộ nghĩnh.
Sáng kiến do chính tôi viết ra đã được áp dụng trong trường và được các đồng chí giáo viên đưa vào dạy hoạt động góc ở các độ tuổi nhưng phần thỏa thuận phải chỉnh phù hợp theo các lứa tuổi. Trên đây là những cách hướng dẫn trẻ hoạt động góc mà tôi đã áp dụng dạy trẻ 3 tuổi tại trường đạt kết quả. Tôi xin nêu ra đây mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo là những người dày dặn kinh nghiệm và đồng nghiệp góp ý kiến cho tôi để tôi học hỏi được những phương pháp dạy ngày càng hoàn hảo hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Nghĩa An, ngày 20 tháng 5 năm 2014
Người viết báo cáo
Hoàng Thị Nhị
CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG ĐỀ TÀI
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
File đính kèm:
- SKKN HD GOC 3 TUOI.doc