1. Mục tiêu của việc điều chỉnh nội dung dạy học
Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy và học phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng và mục tiêu giáo dục, phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường.
Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng cắt giảm các nội dung quá khó, trùng lặp, chưa thật sự cần thiết đối với học sinh (HS), các câu hỏi, bài tập đòi hỏi phải khai thác quá sâu kiến thức lí thuyết, để giáo viên (GV), HS dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông.
2. Thời gian thực hiện
Hướng dẫn này dựa trên sách giáo khoa (SGK) của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2011 và được áp dụng từ năm học 2011 - 2012. Nếu GV và HS sử dụng SGK của các năm khác thì cần đối chiếu với SGK năm 2011 để điều chỉnh, áp dụng phù hợp.
3. Hướng dẫn thực hiện các nội dung
Ngoài các nội dung đã hướng dẫn cụ thể trong văn bản, trong cột Hướng dẫn thực hiện ở các bảng dưới đây cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:
Đối với các bài, các phần không dạy thì GV dùng thời lượng của các bài, các phần này dành cho các bài, các phần khác hoặc sử dụng để luyện tập, củng cố, hướng dẫn thực hành cho HS. Không ra bài tập và không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS vào những nội dung được hướng dẫn là ”không dạy” hoặc ”đọc thêm”. Tuy nhiên, GV, HS vẫn có thể tham khảo các nội dung đó để có thêm sự hiểu biết cho bản thân.
5 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1093 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Giáo dục công dân, cấp THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC
MÔN GDCD, CẤP THCS
(Kèm theo Công văn số...../BGDĐT-GDTrH ngày tháng 8 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
1. Mục tiêu của việc điều chỉnh nội dung dạy học
Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy và học phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng và mục tiêu giáo dục, phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường.
Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng cắt giảm các nội dung quá khó, trùng lặp, chưa thật sự cần thiết đối với học sinh (HS), các câu hỏi, bài tập đòi hỏi phải khai thác quá sâu kiến thức lí thuyết, để giáo viên (GV), HS dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông.
2. Thời gian thực hiện
Hướng dẫn này dựa trên sách giáo khoa (SGK) của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2011 và được áp dụng từ năm học 2011 - 2012. Nếu GV và HS sử dụng SGK của các năm khác thì cần đối chiếu với SGK năm 2011 để điều chỉnh, áp dụng phù hợp.
3. Hướng dẫn thực hiện các nội dung
Ngoài các nội dung đã hướng dẫn cụ thể trong văn bản, trong cột Hướng dẫn thực hiện ở các bảng dưới đây cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:
Đối với các bài, các phần không dạy thì GV dùng thời lượng của các bài, các phần này dành cho các bài, các phần khác hoặc sử dụng để luyện tập, củng cố, hướng dẫn thực hành cho HS. Không ra bài tập và không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS vào những nội dung được hướng dẫn là ”không dạy” hoặc ”đọc thêm”. Tuy nhiên, GV, HS vẫn có thể tham khảo các nội dung đó để có thêm sự hiểu biết cho bản thân.
Trên cơ sở khung phân phối chương trình của môn học, các sở GDĐT, phòng GDĐT chỉ đạo các trường và GV điều chỉnh phân phối chương trình chi tiết đảm bảo cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với điều chỉnh nội dung dạy học dưới đây.
Toàn bộ văn bản này được nhà trường in sao gửi cho tất cả GV bộ môn.
3.1. Hướng dẫn thực hiện các nội dung
3.1.1. Lớp 6
TT
Tên bài
Trang
Nội dung điều chỉnh
Hướng dẫn thực hiện
1
Bài 2. Siêng năng, kiên trì
5
Câu hỏi c (phần gợi ý truyện đọc)
Không yêu cầu HS trả lời
2
Bài 4. Lễ độ
10
Câu hỏi c (phần gợi ý truyện đọc)
Không yêu cầu HS trả lời
3
bài 9. Lịch sự, tế nhị
21
22
Nội dung mục a, b phần “Nội dung bài học”.
Bài tập a phần Bài tập.
- Dạy các biểu hiện của lịch sự, tế nhị.
- Bổ sung một số ví dụ về hành vi giao tiếp thể hiện lịch sự, tế nhị : biết chào hỏi, giới thiệu, tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, nói lời yêu cầu, đề nghị ; thể hiện lời nói, hành vi nhã nhặn, từ tốn, khéo léo ở nơi công cộng
- Không yêu cầu HS làm bài.
4
Bài 10. Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội
24
Nội dung a, b, c phần “Nội dung bài học”.
- Chỉ cần nêu được thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội.
5
Bài 11. Mục đích học tập của học sinh
28
Bài tập d phần Bài tập.
Không yêu cầu HS làm bài
6
Bài 13. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
32
35
- Tình huống 2 phần Tình huống.
- Bài tập b phần Bài tập.
- Không dạy.
- Không yêu cầu HS làm bài
7
Bài 14. Thực hiện trật tự an toàn giao thông
35
37
- Bảng Thống kê tình hình tai nạn giao thông.
- Nội dung “Trẻ em dưới 12 tuổi không được đi xe đạp người lớn” phần Nội dung bài học.
- Cập nhật số liệu mới.
- Đọc thêm.
3.1.2. Lớp 7
TT
Tên bài
Trang
Nội dung điều chỉnh
Hướng dẫn thực hiện
1
Bài 3. Tự trọng
11
Câu hỏi gợi ý b phần Truyện đọc.
Không yêu cầu HS trả lời
2
Bài 4. Đạo đức và kỉ luật
12 - 14
Cả bài
Hướng dẫn HS đọc thêm
3
Bài 5. Yêu thương con người
16
Câu hỏi gợi ý b Phần Truyện đọc.
Không yêu cầu HS trả lời
4
Bài 7. Đoàn kết, tương trợ.
22
Câu hỏi gợi ý c Phần Truyện đọc.
Không yêu cầu HS trả lời
5
Bài 14. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
42 - 45
Phần Thông tin, sự kiện.
Cập nhật số liệu mới.
6
Bài 15. Bảo vệ di sản văn hóa
48
50
Câu hỏi gợi ý e phần Quan sát ảnh.
Bài tập a
- Không yêu cầu HS trả lời.
- Không yêu cầu HS làm bài
7
Bài 16. Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo
52
Câu hỏi gợi ý b, d, đ phần Thông tin, sự kiện.
- Không yêu cầu HS trả lời
8
Bài 17. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
55
56
58
58
58, 59
- Thông tin 2 phần Thông tin, sự kiện.
- Sơ đồ phân công bộ máy nhà nước.
- Câu hỏi gợi ý b, c, d, đ phần Sơ đồ phân cấp Bộ máy nhà nước.
- Câu hỏi gợi ý b sau Sơ đồ phân công bộ máy nhà nước.
- Bài tập b, c, đ
- Đọc thêm
- Đọc thêm
- Không yêu cầu HS trả lời
- Không yêu cầu HS trả lời.
- Không yêu cầu HS làm
3.1.3. Lớp 8
TT
Tên bài
Trang
Nội dung điều chỉnh
Hướng dẫn thực hiện
1
Bài 2. Liêm khiết
7
Câu hỏi gợi ý b phần Đặt vấn đề.
Không yêu cầu HS trả lời
2
Bài 7. Tích cực tham gia các hoạt động chính trị-xã hội
18 - 20
Cả bài
Chuyển sang hoạt động ngoại khóa.
3.1.4. Lớp 9
TT
Tên bài
Trang
Nội dung điều chỉnh
Hướng dẫn thực hiện
1
Bài 3. Dân chủ và kỉ luật
10
11
- Câu hỏi gợi ý b Phần Đặt vấn đề.
- Bài tập 3
- Không yêu cầu HS trả lời
- Không yêu cầu HS làm
2
Bài 4. Bảo vệ hòa bình
15
Mục 3 Phần Nội dung bài học.
- Đọc thêm
3
Bài 9. Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả
32
Câu hỏi gợi ý a phần Đặt vấn đề.
Không yêu cầu HS trả lời
4
Bài 10. Lí tưởng sống của thanh niên
34 - 36
Không dạy trên lớp
- Chuyển sang hoạt động ngoại khóa.
5
Bài 11. Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
37 - 40
Cả bài
- Đọc thêm
6
Bài 14. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
50
Bài tập số 4
Không yêu cầu HS làm
7
Bài 15. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân
53
55
- Khái niệm về từng loại trách nhiệm pháp lí
- Bài tập 3
- Khi dạy về các loại vi phạm pháp luật thì gắn luôn với các loại trách nhiệm pháp lí tương ứng.
- Không yêu cầu HS làm
8
Bài 16. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân
60
- Bài tập 4
- Bài tập 6
Không yêu cầu HS làm
3.2. Hướng dẫn khung phân phối chương trình
Các trường chủ động phân phối thời lượng cho từng bài, từng chương sao cho phù hợp với khung phân phối chương trình dưới đây.
Lớp 6
Cả năm: 37 tuần (35 tiết)
Học kì I: 19 tuần (18 tiết)
Học kì II: 18 tuần (17 tiết)
Kiểm tra 1 tiết : 2 bài (mỗi học kì 1 bài)
Kiểm tra học kì : 2 bài (mỗi học kì 1 bài)
Kết thúc học kì I học hết 11
Kết thúc năm học học hết chương trình, SGK.
Lớp 8
Cả năm: 37 tuần (35 tiết)
Học kì I: 19 tuần (18 tiết)
Học kì II: 18 tuần (17 tiết)
Kiểm tra 1 tiết : 2 bài (mỗi học kì 1 bài)
Kiểm tra học kì : 2 bài (mỗi học kì 1 bài)
Kết thúc học kì I học hết bài 12
Kết thúc năm học học hết chương trình, SGK.
Lớp 7
Cả năm: 37 tuần (35 tiết)
Học kì I: 19 tuần (18 tiết)
Học kì II: 18 tuần (17tiết)
Kiểm tra 1 tiết : 2 bài (mỗi học kì 1 bài)
Kiểm tra học kì : 2 bài (mỗi học kì 1 bài)
Học kỳ I dạy đến hết bài 11
Kết thúc năm học học hết chương trình, SGK.
Lớp 9
Cả năm: 37 tuần (35 tiết)
Học kì I: 19 tuần (18 tiết)
Học kì II: 18 tuần (17 tiết)
Kiểm tra 1 tiết : 2 bài (mỗi học kì 1 bài)
Kiểm tra học kì : 2 bài (mỗi học kì 1 bài)
Kết thúc học kì I học hết bài 10
Kết thúc năm học học hết chương trình, SGK.
__________________________________
File đính kèm:
- Giam tai cua mon Giao duc cong dan Cac luop 6789moi.doc