Hướng dẫn sử dụng Adobe Presenter 7.0 để tạo bài giảng e-Learning từ Powerpoint

Bối cảnh hỉện tại: Giáo viên đã rất quen và thạo soạn bài trình chiếu (presentation) bằng powerpoint. Nay, muốn chuyển qua công nghệ e-Learning một cách nhanh, tiết kiệm, dễ dàng, hợp chuẩn. Câu trả lời: chỉ cần gài bổ sung phần mềm Adobe Presenter.

Adobe Presenter giúp chuyển đổi các bài trình chiếu powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có thể câu hỏi tương tác (quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation), và tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên nghiệp.

 

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn sử dụng Adobe Presenter 7.0 để tạo bài giảng e-Learning từ Powerpoint, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hú theo dõi bài giảng. Sử dụng đa phương tiện để truyền tải bài giảng: âm thanh, video, hình ảnh... Thiết lập ban đầu cho bài trình chiếu Chọn mục Presentation Setting, cho ra màn hình như sau: Đặt tít (Title), tệp đính kèm … Xuất ra kết quả Chọn mục Publish trên menu Adobe Presenter, cho ra màn hình: Chọn My Computer nếu xuất bài giảng ra ngay máy tính của mình để xem: Mục Output Option cho thấy: Có thể xuất ra đĩa CD để tự động chạy (tuyệt vời), hoặc file nén lại (Zip files). Sau khi bấm nút Publish, máy xử lý và báo, Nháy chuột vào View Output để xem sản phẩm ra sao (Preview): Nháy vào biểu tượng này để thay đổi cách trình bày các nút và bảng điều khiển. Hãy thử xem. Nút để xem các tệp đính kèm. Các nút để điều khiển chạy slides. Bảng mục lục các slide nằm bên tay phải màn hình nói trên. Xuất bài giảng trực tiếp lên mạng qua Adobe Connect Nháy chọn Sau đó nháy chọn , nhập địa chỉ Máy sẽ hỏi tiếp tên và mật khẩu đăng nhập. Những ai đăng kí được phép mới ắp bài giảng lên phòng học ảo được. Đây là phòng học ảo và thư viện bài giảng điện tử e-Learning đã được Cục CNTT dựng lên. Xin liên hệ với CucCNTT@moet.edu.vn để tham gia tải lên (upload) bài giảng của mình vào phòng học ảo này. Thiết lập thông số ban đầu của giáo viên, báo cáo viên Thiết lập hồ sơ giáo viên hay báo cáo viên Hãy vào menu của Adobe Presenter, chọn Preference. Trong tab đầu tiên, tab Presenter, hãy nháy chuột vào mục Add, để điền các thông tin cá nhân của báo cáo viên. Thí dụ: Họ và tên, nghề nghiệp, ảnh, logo và sơ yếu lý lịch khoa học nếu muốn (Biography). Kết quả là: Chọn từ menu của Adobe Presenter: Slide Manager Chọn Sellect All, rồi Edit để chọn tên người báo cáo cho tất cả slide. Navigation name: Thay đổi tên slide để hiện thị cho gọn, nếu thấy cần. Chèn hình ảnh video giáo viên giảng bài (Xem hình trên) Bạn có thể ghi hình video giáo viên giảng bài vào mỗi slide. Hãy dùng webcam ghi video. Ghi hình trực tiếp Chèn tệp video đã có sẵn Biên tập Chèn âm thanh Từ menu của Adobe Presenter, nháy chọn các mục Audio với 4 công việc như sau: Ghi âm trực tiếp Chèn tệp âm thanh đã có sẵn Đồng bộ âm thanh với hoạt động trên slide Biên tập Nguyên lý liên quan đến âm thanh và hình ảnh: Âm thanh và hình ảnh đều gắn bó tới từng slide một. Có thể ghi âm, ghi hình trực tiếp (Record), nhưng cũng có thể chèn vào từ một file đã có (Import). Phần âm thanh và hình ảnh, các bạn hãy tự thao tác để cảm nhận. Chúng tôi không đi vào chi tiết. Tuy nhiên ưu điểm chính của âm thanh trong Adobe Presenter là đồng bộ âm thanh với các hoạt động của slide và biên tập âm thanh. Tạo câu hỏi trắc nghiệm, tương tác, vấn đáp (quizze) Đây là một ưu điểm rất mạnh của Adobe Presenter. Giáo viên cần khai thác để thể hiện trình độ sư phạm cao khi xây dựng bài giảng điện tử. Chúng tôi đưa ra khái niệm xây dựng hệ thống tương tác thông minh. Các câu hỏi trắc nghiệm khi đi thi tốt nghiệp THPT hay thi đại học có nhiệm vụ đánh giá năng lực thí sinh một cách máy móc: đúng thì được điểm, sai thì thôi. Vì vậy mẫu câu hỏi là “khô cứng”, đơn điệu. Trái lại, các câu hỏi trắc nghiệm trong Adobe Presenter được thiết kế nhằm mục đích giúp người học học được kiến thứ, có hỗ trợ xử lý tình huống, gợi ý. Trong một số trường hợp, CNTT giúp cho mẫu câu hỏi phong phú đa dạng, thí dụ máy phát ra giọng đọc tiếng Anh để người học luyện nghe, rồi điền câu trả lời. Adobe Presenter giúp giáo viên thiết kế hệ thống câu hỏi tương tác thông minh, xử lý theo tình huống, có nhiều loại, nhiều dạng câu hỏi khác nhau. Từ menu của Adobe Presenter, nháy chọn mục Quizze Manager. Thêm câu hỏi trắc nghiệm với nhiều loại khác nhau Thuyết minh: Câu hỏi lựa chọn Câu hỏi đúng/sai Điền vào chỗ khuyết Trả lời ngắn với ý kiến của mình. Ghép đôi Đánh giá mức độ. Không có câu trả lời đúng hay sai. Bổ sung thêm loại câu hỏi và xử lý cách làm bài của học viên Quiz Setting xác lập tên loại câu hỏi, học viên có thể nhảy qua câu hỏi này, phản ứng sau khi học viên trả lời: Lùi lại, hiện thị kết quả… ----------------------------- Cho phép làm lại Cho phép xem lại câu hỏi Bao gồm slide hướng dẫn Hiện thị kết quả khi làm xong Hiện thị câu hỏi trong outline (danh mục, mục lục) Trộn câu hỏi Trộn câu trả lời Các bạn có thể khai thác nhiều tính năng khác trong phần làm câu hỏi trắc nghiệm này. Thiết lập bố trí mặt bằng Trong menu của Adobe Presenter 6, chọn mục Theme Editor. Trong Menu của Adobe Presenter 7, chọn mục Presenting Preference Nháy chọn Theme Editor để có hình dưới đây: Hãy quan sát các lựa chọn. Tốt nhất là chọn hết như hình dưới đây (ngầm định). Tìm hiểu kỹ thêm qua mục Help Tham gia diễn đàn cộng đồng e-Learning Có hai loại diễn đàn cộng đồng Câu Lạc Bộ e-Learning: Nhóm email: Hãy đăng kí tham gia thảo luận trong diễn đàn nhóm email về e-Learning bằng cách gửi email đến địa chỉ eL@moet.edu.vn. Ưu điểm của đăng kí vào nhóm email: Các thành viên Câu lạc Bộ e-Learning có thể trao đổi, nhận thông tin qua email một cách nhanh chóng. Đây thực chất là nhóm email trên nền Google. Các bạn có thể đưa bài lên nhóm email này như là diễn đàn của Câu Lạc Bộ. Diễn đàn giáo dục mục e-Learning. Dự thảo: Trình tự làm một bài giảng điện tử Phần thiết bị: Cần có webcam, microphone. Phần mềm: Lựa chọn phần mềm phù hợp. Thí dụ: Adobe Presenter, Moodle là một lựa chọn phù hợp hiện nay. Soạn bài trình chiếu dạng powerpoint. Cố gắng tận dụng những gì powerpoint đã có. Soạn thông tin về mình (là báo cáo viên, giáo viên…). Xây dựng giáo án, kịch bản cho giờ học, bài học: Cần làm gì, chuẩn bị gì, trình tự ra sao … Xuất ra kết quả bài giảng điện tử trên máy tính, tự chạy, trên mạng, trên tệp pdf. Lưu ý sự khác nhau về khái niệm: Giáo án là kế hoạch lên lớp giảng một bài nào đó. (Xin xem Các bài trình chiếu banừg powerpoint không phải là giáo án. Thảo luận về tiêu chuẩn đánh giá một bài giảng điện tử Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử: Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn. Đề cao tính có thể tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập. Giúp người học có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc. Kĩ năng trình bày: Mầu sắc không lòe loẹt, Không có âm thanh ồn ào, nhạc nổi lên lia lịa. Chữ đủ to, rõ, không bé quá. Không ghi nhiều chữ chi chít. Mỗi slide nên có tít chủ đề. Có slide ngăn cách khi chuyển chủ đề lớn. Kĩ năng thuyết trình: Tránh không thao thao bất tuyệt từ đầu đến cuối, Hãy đặt câu hỏi trao đổi, khuyến khích người học phát biểu. Trước khi đi thuyết trình, giảng bài, cần tìm hiểu đối tượng nghe giảng là ai ? tâm lý và mong muốn có họ ? Cố gắng hãy nói cái họ cần hơn là nói cái mình có. Đáp ứng tiêu chí tự học: Có nội dung phù hợp. Có tính sư phạm. Kĩ năng Multimedia: Có âm thanh Có video ghi giáo viên giảng bài. Có hình ảnh, video clips minh họa về chủ đề bài giảng. Công nghệ: Chuẩn SCORM, AICC, công cụ dễ dùng, có thể online hay offline… (Giải quyết vấn đề mọi lúc, mọi nơi). Soạn các câu hỏi: Các câu hỏi ở đây không phải là để thi cử, lấy điểm. Các câu hỏi được xây dựng nhằm kích thích tính động não của người học, thực hiện phương châm lấy người học làm trung tâm, chú trọng tính chủ động. Có những nội dung không nên giảng luôn, mà chuyển sang thảo luận, trả lời câu hỏi gợi ý. Có nguồn tư liệu phong phú liên quan đến bài học. Tài liệu, website tham khảo để người học tự chủ đọc thêm. Tuy nhiên cũng nên tránh việc trích dẫn tràn lan. Từ khóa: để gợi ý người học đặt từ khóa để tìm trên mạng. Tốt nhất có cả tiếng Anh và tiếng Việt. Thí dụ: làm thế nào để biết cách tách âm thanh ra khỏi đĩa CD, DVD ? Mấu chốt nằm ở chỗ từ khóa: Ripper. Mua phần mềm Câu hỏi 1: Phần mềm này hay! Vậy mua ra sao ? Trả lời: Nếu mua đơn lẻ, giá rất đắt. Nếu mua tập trung, có thể đàm phán giá rất rẻ. Xem tham khảo: Thông tư số 22 /2008/TT-BTC ngày 10/3/2008 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Quy chế tổ chức mua sắm tài sản, hàng hoá từ ngân sách nhà nước theo phương thức tập trung ban hành kèm theo Quyết định số 179/2007/QĐ-TTg ngày 26/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ. (Có thể tra cứu các văn bản này tại Thí dụ: Có phần mềm giá bán quốc tế 500 USD. Bộ Giáo dục của Malaixia đã đàm phán thành công với giá chỉ còn 25 USD x số lượng 60.000 bản cho giáo viên. Có phần mềm giá lẻ 150 USD, đàm phán mua tập trung còn 2 USD/năm. Điểm chính là với số lượng càng lớn, giá càng giảm và phụ thuộc vào cuộc đàm phán. Câu hỏi 2: Mua phần mềm nào ? Trả lời: Một số định hướng khuyến cáo: Tính hợp chuẩn Đáp ứng chuẩn tiếng Việt unicode. Đáp ứng chuẩn e-Learning: SCORM, AICC. Nên tham vấn và có xác nhận hợp chuẩn của Cục CNTT để tránh dùng các phần mềm kém, không hợp chuẩn, sau này không tận dụng, không phát triển tiếp, không giao lưu quốc tế được. Tính sư phạm. Tính dễ gài đặt và sử dụng: Mọi giáo viên có thể tự gài đặt mà không cần “cầu cứu” trợ giúp kĩ thuật từ các cán bộ kĩ thuật CNTT. Tính tương hợp với các định dạng phổ biến: Không nên sáng tác thêm các định dạng mới. Nên tận dụng các định dạng phổ biến trên thế giới đã có sẵn. Thí dụ về định dạng phổ biến: Powerpoint của Microsoft, Presentation của bộ Open Office, định dạng Flash của Adobe, cũng như pdf, avi, mp3 … Bộ cần thống kê, đánh giá tất cả các phần mềm cùng nhóm loại để lựa chọn những phần mềm thích hợp. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật bổ sung bài viết này. Tham khảo trước về Lecture Maker Cục CNTT đã và đang tập huấn cho các Sở hệ thống e-Learning Adobe Presenter và Lecture Maker, phòng họp và phòng học ảo Adobe Connect, phần mềm quản lý học tập và rèn luyện, hỗ trợ xếp thời khóa biểu… Trước mắt xin tham khảo sơ đồ về Lecture Maker, một công cụ soạn bài giảng e-Learning multimedia. Chúng tôi sẽ cung cấp tài liệu và phần mềm cho các Sở với số lượng bản quyền có hạn. Xin tải về dùng thử tại Sang tháng 3/2009, Bộ GD và ĐT sẽ phát động và hướng dẫn cuộc thi bài giảng điện tử e-Learning với các công cụ như Adobe Presenter, Lecture Maker và Adobe Connect, Moodle … Bộ GD&ĐT sẽ có công văn hướng dẫn thực hiện.

File đính kèm:

  • docSu dung Adobe Presenter 70 de tao bai giang eLearningtu Powerpoint.doc