Học sinh nắm được các kiến thức về giải phẩu sinh lý và vệ sinh người,đặc điểm cấu tạo của tế bào ,cơ quan,hệ cơ quan trong cơ thể trong mối quan hệ với môi trường.
- Nắm được các kiến thức về các hiện tượng sinh lý, quá trình sinh lý của các cơ quan ,hệ cơ quan trong cơ thể người.
- Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp rèn luyện cơ thể, bảo vệ tăng cường sức khoẻ, phòng chống bệnh tật.
4 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn nội dung ôn thi chọn học sinh giỏi môn Sinh vật lớp 8 cấp thành phố, áp dụng từ năm học 2011 - 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT TP BẠC LIÊU
HƯỚNG DẪN
NỘI DUNG ÔN THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN SINH VẬT LỚP 8
CẤP THÀNH PHỐ, ÁP DỤNG TỪ NĂM HỌC 2011- 2012
(Kèm theo công văn số 55/HD-GD ngày 05/3/2012)
A.NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được các kiến thức về giải phẩu sinh lý và vệ sinh người,đặc điểm cấu tạo của tế bào ,cơ quan,hệ cơ quan trong cơ thể trong mối quan hệ với môi trường.
- Nắm được các kiến thức về các hiện tượng sinh lý, quá trình sinh lý của các cơ quan ,hệ cơ quan trong cơ thể người.
- Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp rèn luyện cơ thể, bảo vệ tăng cường sức khoẻ, phòng chống bệnh tật.
2. Kỹ năng
- Giải thích được đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng.
- Giải thích các hiện tượng sinh học thực tế liên quan đến cơ thể người.
- So sánh đặc điểm cấu tạo của người với thú để thấy được sự tiến hoá.
- Kỹ năng vẽ hình cấu tạo một số cơ quan, quá trình sinh lý.
- Thiết kế thí nghiệm ,giải thích kết quả thí nghiệm.
3. Thái độ
Rèn luyện giúp cơ thể phát triển tốt,giữ gìn vệ sinh thân thể, bảo vệ cơ thể, phòng chống bệnh tật, bảo vệ môi trường.
II. NỘI DUNG
Chương I: Khái quát về cơ thể người
1. Kiến thức
- Xác định được vị trí các cơ quan trên cơ thể người và chức năng chính từng hệ cơ quan.
- Trình bày được cấu tạo và chức năng của các loại mô
- Chứng minh tế bào là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể.
- Chứng minh phản xạ là cơ sở mọi hoạt động cơ thể, phân biệt cung phản xạ với vòng phản xạ.
2. Kỹ năng
Giải thích các hiện tượng thực tế liên quan đến kiến thức trong chương, vẽ hình tế bào.
Chương II. Vận động
1. Kiến thức
- Biết được thành phần cấu tạo và chức năng của bộ xương.
- Mô tả được cấu tạo của một xương điển hình,giải thích tính chịu lực của xương và sự lớn lên của xương
- Hiểu được cấu tạo và tính chất của cơ, trình bày được đặc điểm tiến hoá của hệ cơ xương.
- Vệ sinh hệ vận động.
2. Kỹ năng
- Biết cách sơ cứu cho người bị gãy xương.
- Thiết kế thí nghiệm tìm hiểu thành phần hoá học của xương.
- Giải thích hiện tượng thực tế liên quan đến các kiến thức trong chương.
Chương III: Tuần hoàn
1. Kiến thức
- Các thành phần cấu tạo của môi trương trong cơ thể và mối quan hệ giữa các thành phần đó.
- Thành phần cấu tạo máu và chức năng của từng thành phần.
- Thành phần cấu tạo của hệ tuần hoàn máu.
- Trình bày được sự luân chuyển máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và lớn
- Cơ chế giúp máu tuần hoàn liên tục theo một chiều trong cơ thể .
- Có ý thức ,hành vi xây dựng thói quen sống khoa học để bảo vệ và rèn luyện hệ tuần hoàn.
2. Kỹ năng
- Biết cách sơ cứu cầm máu
- Vẽ sơ đồ minh hoạ sự tuần hoàn máu .
- Phân tích các thành phần của máu.
Chương IV: Hô hấp
1. Kiến thức
- Khái niệm và vai trò của hô hấp đối với cơ thể người.
- Thành phần cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong hệ hô hấp của người.
- Cơ chế của quá trình hô hấp.
- Biện pháp bảo vệ và rèn luyện hệ hô hấp tránh tác nhân có hại, tác hại của thuốc lá đối với hệ hô hấp.
2. Kỹ năng
- Biết cách hô hấp nhân tạo
- Giải thích hiện tượng thực tế liên quan đến kiến thức trong chương.
Chương V: Tiêu hoá
1. Kiến thức
- Khái niệm tiêu hoá và vai trò của tiêu hoá .
- Liệt kê được các cơ quan trong hệ tiêu hoá
- Trình bày được quá trình biến đổi thức ăn ở khoang miệng, dạ dày, ruột non.
- Quá trình hấp thụ và vận chuyển chất dinh dưỡng
- Vai trò của gan trong tiêu hoá và hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Chứng minh đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Xây dựng các thói quen ăn uống khoa học bảo vệ hệ tiêu hoá
2. Kỹ năng
- Thiết kế thí nghiệm và phân tích kết quả thí nghiệm tìm hiểu hoạt động của ezim trong tuyến nước bọt.
- Phân tích sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong hệ tiêu hóa.
Chương VI: Trao đổi chất và năng lượng
1. Kiến thức
- Phân biệt được trao đổi chất ở cấp độ tế bào và cấp độ cơ thể, mối quan hệ giữa hai cấp độ này.
- Quá trình đồng hoá và dị hoá , mối quan hệ .
- Cơ chế điều hoà thân nhiệt
- Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, nguyên tắc lập khẩu phần.
2. Kỹ năng
Biết lập khẩu phần.
Chương VII: Bài Tiết
1. Kiến thức
- Khái niệm bài tiết, vai trò của bài tiết đối với cơ thể.
-Thành phần cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu
- Quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận .
- Xây dựng thói quen sống khoa học bảo vệ hệ bài tiết.
2. Kỹ năng
Giải thích các hiện tượng sinh học liên quan đến kiến thức trong chương.
Chương VIII: Da
1. Kiến Thức
- Trình bày được cấu tạo và chức năng các thành phần cấu tạo của da.
- Các biện pháp bảo vệ và rèn luyện da.
2. Kỹ Năng
Giải thích các đặc điểm cấu tạo của da phù hợp với chức năng.
Chương IX: Thần kinh và giác quan
1. Kiến thức
- Đặc điểm cấc tạo và chức năng của nơron.
- Thành phần cấu tạo và chăc năng của các bộ phận trong hệ thần kinh.
- Phân biệt hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.
- Phân biệt phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm.
Phân biệt PXCĐK và PXKĐK, ý nghĩa của phản xạ có điều kiện trong đời sống.
- Xác định thành phần cấu tạo và chức năng của các cơ quan phân tích thị giác và thính giác.
- Vệ sinh hệ thần kinh và các cơ quan phân tích.
2. Kỹ năng
- Giữ vệ sinh tai ,mắt ,hệ thần kinh.
- Vẽ hình nơron, cung phản xạ.
- Giải thích các hiện tượng liên quan đến các kiến thức trong chương.
Chương X: Nội tiết
1. Kiến thức
- Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết ,lấy ví dụ chứng minh.
- Kể tên và xác định vị trí của các tuyến nội tiết chính trong cơ thể, hoocmon của mỗi tuyến.
- Tính chất và vai trò của hoomon.
- Vai trò của hệ nội tiết.
- Giải thích được nguyên nhân làm phát sinh một số bệnh do mất cân bằng trong hoạt động nội tiết và biện pháp phòng tránh (có thể).
2. Kỹ năng
- Ghi nhớ tên các hoomôn của mỗi tuyến nội tiết và chức năng.
- Giải thích một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết.
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Hướng dẫn học và ôn tập sinh học 8 (nhà xuất bản GD)
- Bồi dưỡng sinh học lớp 8 (nhà xuất bản ĐHQG TP.Hồ Chí Minh).
C. CẤU TRÚC ĐỀ THI
Chương
Biết
Hiểu
Vận dụng
Ghi chú
Chương 2:Vận động
1 câu/2 điểm
Chương 3: Tuần hoàn
1 câu/ 4 điểm
Chương 4: Hô hấp
1 câu/ 2 điểm
Chương 5:Tiêu hoá
1 câu/ 4 điểm
Chương 6: Trao đổi chất và năng lượng
1 câu/ 3 điểm
Chương 7: Bài Tiết + chương 8:Da
1 câu/ 2 điểm
Chương 9:Thần kinh và giác quan
1 câu/ 3 điểm
Tổng cộng
2 câu/
4 điểm
3 câu/
10 điểm
2câu/
6 điểm
7 câu/
20 điểm
Hết
File đính kèm:
- ÔN TẬP HSG-SINH 8(1).doc