Hướng dẫn nội dung ôn thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8 cấp thành phố, áp dụng từ năm học 2011- 2012

A. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

I. Mục tiêu chung:

1.Về kiến thức

Về lịch sử thế giới:

Nắm vững những sự kiện chính, cơ bản về quá trình phát triển lịch sử thế giới từ các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên đến khi chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc ở thời kì này học sinh cần tập trung vào mấy chủ điểm sau:

- Các cuộc cách mạng tư sản lần lượt thắng lợi, đánh đổ chế độ phong kiến trên phạm vi thế giới, CNTB được xác lập, phát triển rồi chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.

- Phong trào công nhân và chủ nghĩa xã hội khoa học, sự thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga năm1917 mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người- thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH.

- Phong trào giải phóng dân tộc nổ ra ở các nước thuộc địa, phụ thuộc của chủ nghĩa tư bản thực dân để giành độc lập dân tộc.

Về lịch sử Việt Nam:

Nắm được quá trình từ khi thực dân Pháp xâm lược đến khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc giai đoạn này hs cần tập trung mấy chủ điểm sau:

- Cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược.

- Những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XXvà phong trào giải phóng dân tộc thời kì này.

- Những sự kiện chính của lịch sử địa phương trong sự phát triển chung của lịch sử dân tộc.

 

doc4 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1664 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn nội dung ôn thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8 cấp thành phố, áp dụng từ năm học 2011- 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT TP BẠC LIÊU HƯỚNG DẪN NỘI DUNG ÔN THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 8 CẤP THÀNH PHỐ, ÁP DỤNG TỪ NĂM HỌC 2011- 2012 A. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH I. Mục tiêu chung: 1.Về kiến thức Về lịch sử thế giới: Nắm vững những sự kiện chính, cơ bản về quá trình phát triển lịch sử thế giới từ các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên đến khi chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc ở thời kì này học sinh cần tập trung vào mấy chủ điểm sau: - Các cuộc cách mạng tư sản lần lượt thắng lợi, đánh đổ chế độ phong kiến trên phạm vi thế giới, CNTB được xác lập, phát triển rồi chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. - Phong trào công nhân và chủ nghĩa xã hội khoa học, sự thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga năm1917 mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người- thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH. - Phong trào giải phóng dân tộc nổ ra ở các nước thuộc địa, phụ thuộc của chủ nghĩa tư bản thực dân để giành độc lập dân tộc. Về lịch sử Việt Nam: Nắm được quá trình từ khi thực dân Pháp xâm lược đến khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc giai đoạn này hs cần tập trung mấy chủ điểm sau: - Cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược. - Những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XXvà phong trào giải phóng dân tộc thời kì này. - Những sự kiện chính của lịch sử địa phương trong sự phát triển chung của lịch sử dân tộc. 2. Về tư tưởng - Củng cố bước đầu về tính quy luật của sự phát triển lịch sử về đấu tranh giai cấp - động lực phát triển xã hội trong các xã hội có đối kháng giai cấp. - Giáo dục truyền thống dân tộc nổi bật là lòng yêu nước, tinh thần quốc tế chân chính, thể hiện cụ thể ở quyết tâm bảo vệ tổ quốc, ủng hộ cuộc đấu tranh chống áp bức, giành độc lập, tiến bộ xã hội, chống chiến tranh phi nghĩa , yêu chuộng hào bình. - Xây dựng niềm tin vào sự thắng lợi tất yếu của CNXH cũng như sự diệt vong không tránh khỏi của CNTB. 3. Kĩ năng - Biết sử dụng SGK và tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học chủ yếu có liên quan đến chương trình. - Phát huy tính tích cực, sáng tạo trong học tập của hs trong việc rèn luyện các kĩ năng bộ môn gắn "học với hành" liên hệ kiến thức quá khứ với hiện tại. Có ý thức và kĩ năng tạo một số đồ dùng trực quan cần thiết cho việc học tập bộ môn. - Bước đầu có ý thức kĩ năng sưu tầm thu thập tài liệu nhất là tài liệu địa phương. - Biết trình bày phân tích so sánh đối chiếu các sự kiện cơ bản để đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử rút ra kết luận và bài học lịch sử, vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống. II. Nội dung LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (TỪ GIỮA TK XVI ĐẾN NỬA SAU TK XIX) Chương III:Châu á thế kỉ XVIII- Đầu thế kỉ XX a. Về kiến thức - Tình hình đất nước Ấn Độ thế kỉ XVIII- XX. - Tình hình Trung Quốc giữa thế kỉ XI X- đẩu XX. - Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XI X- đầu tk XX. - Nhật Bản giữa thế kỉ XI X- đầu XX. b. Kĩ Năng - Biết sử dụng khai thác tranh ảnh lịch sử để hiểu những vấn đề kinh tế- xã hội. -Rèn luyện tư duy lô gích, khả năng nhận thức và so sánh các sự kiện lịch sử để lí giải sự khác biệt trong hệ quả của các sự kiện đó. c. Tư tưởng: - Thấy được bản chất bóc lột của các nước đế quốc nó là nguyên nhân dẫn đến các cuộc các mạng. - Giáo dục tinh thần, thái độ học tập cho học sinh. Chương IV: Chiến tranh thế giới thứ nhất(1914-1948) a. Về kiến thức - Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918). - Ôn tập lịch sử thế giới cận đại. b. Kĩ Năng - Rèn kĩ năng phân tích đánh giá một số vấn đề liên quan đến một sự kiện lịch sử quan trọng và tác động của sự kiện đó đối với tình hình thế giới. - Khả năng khái quát hoá sự kiện. c. Tư tưởng: Thấy được tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh từ đó giáo dục các em thái độ học tập tích cực. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (TỪ 1917-1945) Chương II. Châu Âu và nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới(1918-1939) a. Về kiến thức - Những nét khái quát về tình hình Châu Âu trong những năm 1918-1939:kinh tế, cao trào cách mạng , cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933. - Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít Đức, Italia. Nhật Bản. - Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939. b. Tư tưởng: - Giúp HS thấy rõ được tính chất phản động và nguy hiểm của CNPX, từ đó bồi dưỡng ý chí căm thù chế độ phát xít, bảo vệ hoà bình. - Nhận thức được bản chất của CNTB Mĩ,những mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội tư bản Mĩ. c. Kĩ Năng - Biết sử dụng khai thác tranh ảnh lịch sử để hiểu những vấn đề kinh tế- xã hội - Rèn luyện tư duy lô gích, khả năng nhận thức và so sánh các sự kiện lịch sử để lí giải sự khác biệt trong hệ quả của các sự kiện đó. Chương III Châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất(1918-1939) a. Về kiến thức - Khái quát về tình hình kinh tế-xã hội Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất. - Những nguyên nhân chính dẫn đến quá trình phát xít hoá ở Nhật và hậu quả của quá trình này đối với lịch sử Nhật Bản cũng như lịch sử thế giới. - Những nét lớn về phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á trong những năm 1918-1939. - Cách mạng Trung Quốc 1919-1939. - Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở khu vực Đông Nam Á. b. Tư tưởng: - Bồi dưỡng nhận thức về tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân,chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc thuộc địa,phụ thuộc nhằm giành lại độc lập dân tộc. - Giúp Hs nhận rõ bản chất phản động hiếu chiến tàn bạo của CNPX. c.. Kĩ Năng Bồi dưỡng khả năng sử dụng khai thác tư liệu, tranh ảnh lịch sử để hiểu những vấn đề lịch sử. ChươngIV Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) a. Về kiến thức Những nguyên nhân chính dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai , những diễn biến chính của chiến tranh , kết cục chiến tranh và hậu quả của nó: + Về tư tưởng Giúp Hs nhận thức đúng về hậu quả của cuộc chiến tranh đối với toàn nhân loại,bảo vệ hoà bình bảo vệ sự sống của con người và nền văn minh nhân loại. + Về kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích đánh giá một số vấn đề liên quan đến một sự kiện lịch sử quan trọng và tác động của sự kiện đó đối với tình hình thế giới. Phần lịch sử Việt Nam(1858-1918) Chương I Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ 1858-cuối thế kỉ XIX a. Về kiến thức - Các sự kiện chính có liên quan đến cuộc xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta từ 1858-1897; âm mưu và quá trình xâm lược Đà Nẵng của thực dân Pháp và đánh chiếm Gia Định; phong trào chống Pháp của nhân dân ta ở Đà Nẵng (1858), Nam Kỳ(1859-1874) và trên toàn quốc(1873-1884); nguyên nhân mất nước- trách nhiệm của nhà Nguyễn. - Sự phát sinh, phát triển của phong trào chống Pháp từ 1858-1896. b. Tư tưởng: - Giúp HS nhận thức bản chất tham lam, tàn bạo, hiếu chiến của chủ nghĩa thực dân Tinh thần bất khuất, kiên cường chống ngoại xâm của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược cũng như thái độ yếu đuối, bạc nhược của giai cấp phong kiến. - Củng cố lòng tự hào dân tộc trước những chiến công hiển hách của cha ông. c. Kĩ Năng Rèn kĩ năng quan sát tranh ảnh, sử dụng bản đồ, các tư lỉệu lịch sử, văn học để minh hoạ, khắc sâu nội dung cơ bản của bài học B. Tài liệu tham khảo Sách giáo khoa lịch sử lớp 8 đang sử dụng hiện hành (2012) C . Cấu trúc đề thi - Dạng bài 100% tự luận - Mức độ: + Biết 02 câu / 4 điểm; + Hiểu 02 câu / 6 điểm; +Vận dụng 02 câu/ 10 điểm. + Tổng điểm 20 (LSTG 10 = LSVN 10 ) *Lưu ý :(Phần giảm tải GV vẫn phải ôn tập cho HS dự thi) Hết

File đính kèm:

  • docLỊCH SỬ 8.doc