Hướng dẫn nội dung ôn thi chọn học sinh giỏi môn Địa lý lớp 8 cấp thành phố, áp dụng từ năm học 2011 - 2012

A. Nội dung, chương trình:

 I. Mục tiêu chung:

 1. Về kiến thức: Trình bày và hiểu sâu những kiến thức về:

- Các đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội, đặc điểm phát triển kinh tế chung cũng như một số khu vực của châu Á.

- Đặc điểm địa lí tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước Việt Nam.

- Thông qua những kiến thức nói trên, học sinh sẽ hiểu được tính đa dạng của tự nhiên, các mối quan hệ tương tác giữa các thành phần tự nhiên với nhau, vai trò của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế-xã hội và các tác động của con người đối với môi trường xung quanh.

 2. Kĩ năng: Sử dụng tương đối thành thạo các kĩ năng địa lí sau đây:

- Đọc, sử dụng bản đồ địa lí.

- Đọc, phân tích, nhận xét các biểu đồ địa lí.

- Đọc, phân tích, nhận xét các lát cắt địa lí.

- Đọc, phân tích, nhận xét các bảng số liệu thống kê, các tranh ảnh về tự nhiên, dân cư, kinh tế-xã hội của các châu lục, các quốc gia, khu vực trên thế giới và của Việt Nam.

 

doc4 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2672 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn nội dung ôn thi chọn học sinh giỏi môn Địa lý lớp 8 cấp thành phố, áp dụng từ năm học 2011 - 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT TP BẠC LIÊU HƯỚNG DẪN NỘI DUNG ÔN THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ LỚP 8 CẤP THÀNH PHỐ, ÁP DỤNG TỪ NĂM HỌC 2011- 2012 (Kèm theo công văn số 55/HD-GD ngày 05/3/2012) A. Nội dung, chương trình: I. Mục tiêu chung: 1. Về kiến thức: Trình bày và hiểu sâu những kiến thức về: - Các đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội, đặc điểm phát triển kinh tế chung cũng như một số khu vực của châu Á. - Đặc điểm địa lí tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước Việt Nam. - Thông qua những kiến thức nói trên, học sinh sẽ hiểu được tính đa dạng của tự nhiên, các mối quan hệ tương tác giữa các thành phần tự nhiên với nhau, vai trò của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế-xã hội và các tác động của con người đối với môi trường xung quanh. 2. Kĩ năng: Sử dụng tương đối thành thạo các kĩ năng địa lí sau đây: - Đọc, sử dụng bản đồ địa lí. - Đọc, phân tích, nhận xét các biểu đồ địa lí. - Đọc, phân tích, nhận xét các lát cắt địa lí. - Đọc, phân tích, nhận xét các bảng số liệu thống kê, các tranh ảnh về tự nhiên, dân cư, kinh tế-xã hội của các châu lục, các quốc gia, khu vực trên thế giới và của Việt Nam. - Vận dụng các kiến thức đã học để hiểu và giải thích các hiện tượng, các vấn đề về tự nhiên, kinh tế-xã hội xảy ra trên thế giới và ở Việt Nam. - Hình thành thói quen quan sát, theo dõi thu thập các thông tin, tài liệu về địa lí qua sách, báo, tranh ảnh, truyền hình..., tổng hợp và trình bày lại các tài liệu đó. - Kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. 3. Thái độ: - Có tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước thông qua việc ứng xử thích hợp với tự nhiên và tôn trọng các thành quả kinh tế-văn hóa của nhân dân Việt Nam cũng như của nhân loại. - Có niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú, say mê tìm hiểu các sự vật, hiện tượng địa lí. - Có ý chí tự cường dân tộc, niềm tin vào tương lai của đất nước, tâm thế sẵn sàng tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước; ý thức trách nhiệm và tham gia tích cực vào các hoạt động sử dụng hợp lí, bảo vệ, cải tạo môi trường; nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình, cộng đồng. II. Nội dung: 1. Phần một: Thiên nhiên, con người ở các châu lục (Châu Á). a. Về kiến thức: - Khu vực Đông Nam Á: về vị trí, giới hạn, đặc điểm tự nhiên, dân cư và kinh tế-xã hội. Mối quan hệ giữa tự nhiên với tự nhiên; tự nhiên với dân cư và kinh tế-xã hội. - Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN): quá trình thành lập, các nước thành viên, mục tiêu hoạt động, Việt Nam trong ASEAN. b. Về kỹ năng: - Đọc các bản đồ, lược đồ: tự nhiên, phân bố dân cư-kinh tế khu vực Đông Nam Á. - Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm ở khu vực Đông Nam Á. - Quan sát ảnh và nhận xét về các cảnh quan tự nhiên, một số hoạt động kinh tế ở khu vực Đông Nam Á. - Phân tích các bảng thống kê về dân số, kinh tế. - Tính toán và vẽ biểu đồ về sự gia tăng dân số, sự tăng trưởng GDP, về cơ cấu của khu vực Đông Nam Á. 2. Phần hai: Địa lí Việt Nam (Phần tự nhiên). a. Về kiến thức: - Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam. + Tọa độ địa lí (Phần đất liền); Tiếp giáp (Đất liền, biển); Diện tích (Phần đất liền, biển) + Đặc điểm vị trí địa lí về mặt tự nhiên → ảnh hưởng tự nhiên, kinh tế-xã hội. + Đặc điểm lãnh thổ (Phần đất liền và phần biển) - Vùng biển Việt Nam. + Đặc điểm chung + Mối quan hệ của vùng biển Việt Nam đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, môi trường. - Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam. + Quá trình hình thành lãnh thổ nước ta qua ba giai đoạn chính và kết quả của mỗi giai đoạn. + Ý nghĩa của Tân kiến tạo đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta hiện nay. - Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam. + Đặc điểm khoáng sản (Chủng loại, quy mô, trữ lượng, phân bố). + Mối quan hệ giữa khoáng sản với phát triển và phân bố công nghiệp. + Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản. - Đặc điểm địa hình Việt Nam. + Đặc điểm chung. + Mối quan hệ giữa địa hình với các thành phần tự nhiên (Khí hậu, sông ngòi, khoáng sản,) và phát triển kinh tế-xã hội. - Đặc điểm các khu vực địa hình + Đặc điểm về cấu trúc, phân bố của khu vực địa hình: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa. + So sánh các khu vực địa hình (Vùng núi Tây Bắc với vùng núi Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long). - Đặc điểm khí hậu Việt Nam. + Đặc điểm chung (Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm; Tính đa dạng và thất thường. Có dẫn chứng số liệu). + Mối quan hệ giữa khí hậu với các thành phần tự nhiên (Vị trí địa lí, địa hình, sông ngòi) và phát triển kinh tế-xã hội (Thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại). - Đặc điểm sông ngòi Việt Nam. + Đặc điểm chung. + Mối quan hệ giữa sông ngòi với các thành phần tự nhiên (địa hình, khí hậu) và phát triển kinh tế-xã hội. + Biện pháp phòng chống ô nhiễm, lũ lụt ở các sông ngòi Việt Nam. - Đặc điểm đất Việt Nam. + Đặc điểm chung. + Vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở nước ta. + Mối quan hệ giữa đất và các thành phần tự nhiên (địa hình, khí hậu, sông ngòi) và phát triển kinh tế-xã hội (nông nghiệp, lâm nghiệp,) - Đặc điểm sinh vật Việt Nam. + Đặc điểm chung. + Các kiểu hệ sinh thái rừng ở nước ta và phân bố của chúng. + Giá trị của tài nguyên sinh vật, nguyên nhân của sự suy giảm và sự cần thiết phải bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật ở Việt Nam. - Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam. + Trình bày và giải thích được bốn đặc điểm chung nổi bật của tự nhiên Việt Nam. + Những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với đời sống và phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta. - Các miền Địa lí tự nhiên Việt Nam. + Biết được vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ; miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ; miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. + Nêu và giải thích được một số đặc điểm nổi bật về địa lí tự nhiên của các miền + Biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường của các miền. b. Về kỹ năng: - Xác định vị trí nước ta trên bản đồ thế giới. - Sử dụng bản đồ, lược đồ khu vực Đông Nam Á, bản đồ tự nhiên Việt Nam để xác định và nhận xét. + Vị trí, giới hạn, hình dạng của lãnh thổ Việt Nam. + Vị trí, giới hạn của Biển Đông. - Sử dụng bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, các lược đồ,để xác định và trình bày: + Một số đặc điểm của vùng biển Việt Nam. + Phạm vi một số bộ phận trong vùng biển chủ quyền của nước ta. - Đọc sơ đồ các vùng địa chất kiến tạo (Phần đất liền), bản đồ địa chất Việt Nam, để: + Xác định các mảng nền hình thành qua các giai đoạn Tiền Cambri, Cổ sinh, Trung sinh, vùng sụt võng Tân sinh; các đứt gãy lớn. + Nhận biết những nơi hay xảy ra động đất ở Việt Nam. - Đọc bản đồ, lược đồ Địa chất-khoáng sản Việt Nam để: nhận xét sự phân bố khoáng sản nước ta, xác định được các mỏ khoáng sản lớn và các vùng mỏ khoáng sản trên bản đồ. - Sử dụng bản đồ, lược đồ Địa hình Việt Nam để hiểu và trình bày một số đặc điểm chung của địa hình, mô tả đặc điểm và sự phân bố các khu vực địa hình ở nước ta. - Phân tích lát cắt địa lí Việt nam để chỉ ra tính phân bậc và hướng nghiêng chung của địa hình. - Sử dụng bản đồ khí hậu Việt Nam hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để hiểu và trình bày một số đặc điểm của khí hậu nước ta và mỗi miền. - Phân tích bảng số liệu về nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm (Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh) để hiểu rõ sự khác nhau về khí hậu của các miền. - Sử dụng bản đồ khí hậu Việt Nam hoặc Atlat Địa lí Việt Nam, lược đồ các hệ thống sông lớn ở Việt Nam để trình bày các đặc điểm chung của sông ngòi và của các hệ thống sông lớn của nước ta. - Phân tích bảng số liệu, bảng thống kê về các hệ thống sông lớn ở Việt Nam. - Đọc lát cắt địa hình-thổ nhưỡng để nhận biết sự tương ứng trong phân bố đất với địa hình ở nước ta. - Sử dụng bản đồ, lược đồ thổ nhưỡng, bản đồ địa lí tự nhiên hoặc Atlat Địa lí Việt Nam: + Nhận xét sự phân bố các loại đất chính. + Giải thích sự phân bố đó. - Phân tích bảng số liệu về tỉ lệ của 3 nhóm đất chính. - Phân tích bảng số liệu về biến động diện tích rừng. - Sử dụng bản đồ địa lí tự nhiên hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để nhận biết: + Sự phân bậc độ cao địa hình. + Các hướng gió chính. + Các dòng biển, dòng sông lớn ở nước ta. - Sử dụng bản đồ, lược đồ Địa lí tự nhiên các miền hoặc Atlat Địa lí Việt Nam: + Trình bày vị trí giới hạn, các đặc điểm tự nhiên của miền. + Phân tích lát cắt địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ để thấy rõ hướng nghiêng của địa hình, một số đặc điểm địa hình của miền. + Phân tích bảng số liệu nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm trong miền để thấy rõ sự khác nhau về mùa mưa. + So sánh một số đặc điểm tự nhiên của ba miền tự nhiên ở nước ta. B. Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa, sách giáo viên Địa lí 8-Nhà xuất bản Giáo dục-Năm 2011. - Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lí THCS. - Tư liệu dạy-học Địa lí lớp 8-Nhà xuất bản Giáo dục. - Tập bản đồ địa lí các châu lục; Atlat Địa lí Việt Nam. - Thiên nhiên Việt Nam-Lê Bá Thảo-Nhà xuất bản Giáo dục-Năm 2004. - Khai thác tri thức địa lí qua biểu đồ và bảng thống kê số liệu-Trần Tuyển, Ngô Tương Đại-Nhà xuất bản trẻ-Năm 2004, - Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam (6 tập)-Lê Thông-Nhà xuất bản Giáo dục năm 2005- 2006. C. Cấu trúc đề thi: (Tự luận) - Địa lí khu vực Đông Nam Á: 1 câu/5điểm. - Địa lí Việt Nam (Phần tự nhiên): 3 câu/15điểm. Hết

File đính kèm:

  • docĐiaLý_8.doc