Đối với phân môn tập làm văn ở tiểu học thì thể lọai văn miêu tả mang tính trọng tâm nhất. Thể loại văn này đã được các em luyện tập và nâng cao dần từ khối lớp 3 đến lớp 5. Vậy mà năm học nào cũng vậy là giáo viên giảng dạy lớp 5 nhận thấy rằng đa số học sinh chưa làm tốt được một bài văn miêu tả, học sinh đạt tỷ lệ rất thấp, chỉ có khoảng 30% học sinh là biết làm văn miêu tả ở mức độ tương đối chính xác, đúng thể loại, còn lại bài làm của các em rơi vào truờng hợp nội dung sơ sài, bố cục không chặt chẽ. Nhìn chung, lý do chủ yếu là do các em viết văn ít dùng từ ngữ giàu hình ảnh, khô khan, vốn từ các em quá nghèo nàn, nội dung mang tính qua loa lấy lệ.
6 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 8903 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn học sinh lập dàn ý tốt trong văn miêu tả để nâng cao chất lượng môn tập làm văn ở tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ằng đa số học sinh chưa làm tốt được một bài văn miêu tả, học sinh đạt tỷ lệ rất thấp, chỉ có khoảng 30% học sinh là biết làm văn miêu tả ở mức độ tương đối chính xác, đúng thể loại, còn lại bài làm của các em rơi vào truờng hợp nội dung sơ sài, bố cục không chặt chẽ. Nhìn chung, lý do chủ yếu là do các em viết văn ít dùng từ ngữ giàu hình ảnh, khô khan, vốn từ các em quá nghèo nàn, nội dung mang tính qua loa lấy lệ. Một số bài ý lặp nhiều mà vẫn không làm nổi bật được nội dung trọng tâm yêu cầu của đề bài. Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy rằng đa số các em làm văn không lập được dàn bài, vả lại có làm thì ở mức độ sơ sài coi đây là bước không quan trọng. Vậy để giúp các em nâng cao dần chất lượng môn tập làm văn nói chung và biết làm một bài văn miêu tả một cách hoàn hảo. Vì thế giáo viên lần lượt hướng dẫn học sinh các bước để lập một dàn bài tốt trước khi viết một bài văn. Đồng thời cho các em nhận biết rằng bước lập dàn ý là bước quan trọng nhất để làm tốt một bài văn miêu tả.
II- CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1- Hướng dẫn học sinh lập dàn ý cho phần mở bài
Để làm tốt phần này yêu cầu học sinh phải xác định đúng đối tượng miêu tả cụ thể là các em phải đọc kỹ đề (đọc nhiều lần và và gạch chân dưới từ ngữ trọng tâm).
Ví dụ: Tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em rất kính yêu (cụ già đó có thể là ông, bà em hoặc một người em quen).
* Đối tượng miêu tả: Một cụ già em rất kính yêu.
Mở bài theo kiểu trực tiếp
Giới thiệu bao quát đối tượng sẽ miêu tả
I. Mở bài
Mở bài theo kiểu gián tiếp
2- Hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng miêu tả để lập dàn ý cho phần thân bài
Tả hình dáng, từng bộ phận
Thân bài
Tả hoạt động, tính tình
- Hướng dẫn cho học sinh quan sát đối tượng miêu tả không chỉ dừng lại ở thị giác mà điều cần thiết giúp các em làm tốt văn miêu tả là phải kết hợp quan sát với nhiều giác quan như: thính giác (tai), khứu giác, xúc giác, vị giác…
- Hướng dẫn học sinh quan sát làm nổi bật bản chất của đối tượng miêu tả mà không nhất thiết phải theo một trình tự nhất định như từ trên xuống dưới hay từ ngoài vào trong, từ xa lại gần…
* Cùng với việc quan sát trên giáo viên cho học sinh thấy được để miêu tả một đối tượng nào đó còn một lúc cần sử dụng nhiều giác quan.
Ví dụ: để miêu tả thành công cảnh đẹp của một đêm trăng rằm ở một làng quê đồng nội, tác giả đã cùng một lúc sử dụng nhiều giác quan để quan sát. Chính vì vậy, Thạch Lam đã để lại trong lòng chúng ta một cảnh đẹp tuyệt vời của đêm trăng với hương vị ngọt ngào sâu lắng của làng quê Việt Nam.
* Thị giác: Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. Mặt trăng tròn to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn.
* Khứu giác: Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại thoang thoảng mùi hương thơm mát.
* Thính giác: Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, trăng đã nhô lên khỏi rặng tre … Ánh trăng trong chảy khắp nhành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xóa…
* Hướng dẫn học sinh biết chọn những nét tiêu biểu nhất khi lập dàn ý ở thân bài
- Hướng dẫn học sinh biết rằng để làm nổi bật được bản chất của đối tượng miêu tả, ta không nhất thiết phải chọn lựa nét tiêu biểu để đưa vào bài văn, có làm được việc này thì bài văn mới sinh động mới khắc sâu vào lòng người đọc, điều này đa số các em chưa làm tốt được.
Ví dụ: Để làm nổi bật hình ảnh tiêu biểu của người bà một con người gần gũi và kính yêu nhất nhà văn Mác-Xim Gor Ki đã tả:
* Bà tôi ngồi cạnh tôi, chải đầu. Tóc bà tôi còn đen, dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xõa xuống ngực xuống đầu gối… giọng nói bà tôi đặc biệt trầm bỗng nghe như tiếng chuông đồng… Khi bà tôi mĩm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả. Đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui và không bao giờ tắt. Mặt dù trên đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn tươi trẻ. Lưng hơi còng bà tôi đi lại vẫn nhanh nhẹn.
* Hướng dẫn học sinh sử dụng biện pháp nghệ thuật
Muốn làm được một bài văn hay thì yêu cầu trong bài làm phải sử dụng kết hợp nhiều nghệ thuật ví dụ: nghệ thuật nhân hóa, so sánh, ẩn dụ…Có như vậy, thì nội dung bài văn mới sinh động, câu văn giàu hình ảnh mới làm rung động sâu sắc lòng người. Việc hiểu và sử dụng các biện pháp nghệ thuật giáo viên không những cung cấp ví dụ trong các tiết làm văn mà còn cho các em cảm thụ nghệ thuật qua các câu ví dụ ở các phân môn khác của Tiếng Việt như kể chuyện, luyện từ và câu. Đặc biệt là ở những bài tập đọc.
Ví dụ:
Bác thợ rèn cao lớn, cao lớn nhất vùng, vai cuộn khúc, cánh tay ám đen khói lửa lò và bụi búa sắt. Bác có đôi mắt lọt trong khuôn mặt vuông vức, dưới rừng tóc rậm dày, đôi mắt trẻ to, xanh trong ngời như thép… những tiếng thở rền vang như ngáy giống như nhịp thở thì phò của ống bễ (“người thợ rèn” của Ê Min Dôla)
Vậy ta thấy rằng để tả thành công dáng vóc khỏe mạnh của người thợ rèn nhà văn Ê Min Dôla đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa so sánh để khắc họa một cách rõ nét.
3- Hướng dẫn học sinh lập phần kết bài
Trong dạy Tập làm văn nói chung và văn miêu tả nói riêng, việc dạy cho học sinh viết mở bài, xây dựng các đoạn thân bài là quan trọng, thì việc giúp học sinh viết đoạn kết bài cũng là khâu không kém phần quan trọng, đòi hỏi học sinh phải tư duy linh hoạt, huy động thích hợp các kiến thức và khả năng đã có vào các cách viết khác nhau để nêu cảm xúc, suy nghĩ của mình về đối tượng mình miêu tả. Kết bài có nhiệm vụ nêu cảm xúc, suy nghĩ ấn tượng tốt đẹp của đối tượng miêu tả ở thân bài. Kết bài đòi hỏi ngắn gọn, ít ý nhưng phải rõ ràng, kết lại nội dung. Nếu kết bài nói đâu đâu tách rời thân bài thì nội dung cả bài văn cũng vô nghĩa chẳng để lại ấn tượng cho người đọc, người nghe.
Kết bài có hai cách: Kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng.
Kết bài theo kiểu không mở rộng
Kết bài theo kiểu mở rộng
Kết bài
Nêu nhận xét và
Cảm nghĩ của người viết
Kết bài không mở rộng là kết thúc vấn đề mình đã tả. Với kiểu kết bài này, học sinh bình thường cũng dễ dàng làm được đúng yêu cầu.
Kết bài mở rộng là nói lên được tình cảm của người tả với đối tượng miêu tả hoặc nêu lên tác dụng, ích lợi của đối tượng miêu tả với mình và mọi người.
Cách kết bài mở rộng khó hơn, vì ngược với cách trên nó đòi hỏi học sinh phải có tình cảm, phải hiểu sâu về đối tượng miêu tả thì lúc đó mới thể hiện được ở kết bài.
Nhiệm vụ của người giáo viên là phải giúp cho học sinh biết khai thác các cách viết kết bài, giúp học sinh từng bước phát triển năng lực viết văn.
4- Hình thành thói quen lập dàn ý:
Từ những bước quan sát đối tượng, biết chọn những nét tiêu biểu nhất để làm văn miêu tả, hướng dẫn học sinh làm dàn ý.
* Mở bài: giới thiệu đối tượng miêu tả:
- Học sinh phải xác định được yêu cầu của đề bài.
- Hướng dẫn học sinh biết đặt câu hỏi về yêu cầu của đề bài định tả để đi đến mở bài.
Ví dụ: tả cảnh sum họp của gia đình em vào buổi tối. Học sinh đặt câu hỏi và tự trả lời.
+ Bài văn yêu cầu tả cảnh gì? Tả cảnh sum họp của gia đình vào buổi tối.
+ Diễn ra ở đâu? Quây quần quanh bàn để ăn cơm.
+ Vào ngày thứ mấy trong tuần: Thứ bảy.
Vì sao: Bố công tác về, chị anh đi học ở xa cũng có mặt.
Học sinh tự sắp xếp ý trên để hình thành mở bài.
Thân bài: Với đề bài trên có thể hướng dẫn học sinh dưới hình thức trò chơi vấn đáp
Tổ 1 (hỏi)
Tổ 2+3 (trả lời)
- Những ai có mặt trong buổi sinh hoạt đầm ấm của gia đình em?
- Đầy đủ các thành viên trong gia đình, đặc biệt có cả ba và anh chị mà hằng ngày đã đi xa không có mặt.
- Không khí chung lúc bắt đầu diễn ra cảnh sum họp như thế nào?
- Ngoài trời trăng sáng vằng vặc.
- Trong nhà ấm cúng vui vẻ.
- Từng người đang làm gì? Ở đâu? Có liên quan gì với nhau?
- Bố: hỏi chuyện học của con.
- Mẹ: vá áo cho con.
- Chị và anh chuyện trò vui vẻ.
- Giữa những người trong gia đình có hoạt động gì chung?
- Tiếp xúc thân mật cùng nhau thể hiện sự quan tâm lẫn nhau như hỏi chuyện, tâm sự.
- Không khí chung của buổi sum họp như thế nào?
- Vui vẻ, hạnh phúc
- Cảnh thiên nhiên lúc này có tác dụng gì đối vớ gia đình…
- Tăng thêm niềm hạnh phúc cho gia đình.
- Học sinh dựa vào dàn ý để sắp xếp thành thân bài.
* Kết luận: cảnh sum họp đầm ấm của gia đình gợi cho em những cảm nghĩ gì? (học sinh tự trả lời theo ý riêng của mình).
** Cùng với việc hướng dẫn học sinh lập dàn bài kỹ còn khuyến khích học sinh nên có sổ tích lũy văn học mỗi tuần các em có thể ghi vào sổ của mình vài câu văn hay sinh động, 4 – 5 từ ngữ miêu tả hay, các từ láy miêu tả âm thanh, màu sắc… các câu văn hay, từ ngữ phong phú các em được cảm thụ qua các môn học. Nhằm giúp cho các em có một vốn kiến thức phong phú để học văn tốt hơn đặc biệt trong văn miêu tả.
III- KẾT LUẬN
Với cách làm như trên nên chất lượng học sinh đã đạt được những yêu cầu nhất định trong môn học tập làm văn.
Học sinh có thói quen lập dàn ý trước khi làm bài
Học sinh biết tự tìm hiểu đề, biết lựa chọn từ ngữ thích hợp để viết văn.
Bài văn các em không còn nghèo ý khô khan như trước đây, các em đã biết quan sát đối tượng miêu tả bằng nhiều giác quan. Phát huy được trí tưởng tượng và sáng tạo của học sinh.
Các em biết chọn lọc hình ảnh đặc trưng để đưa vào bài văn làm cho nội dung bài văn sinh động phong phú.
IV- BÀ I HỌC KINH NGHIỆM
Từ những việc làm và kết qủa đạt được, chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Khi làm văn miêu tả nếu học sinh không tự lập dàn ý trước khi viết văn mà chỉ ngồi tưởng tượng ra để viết thì bài làm sẽ nghèo ý, khô khan nội dung không lôgic,ý lặp.
- Lập dàn ý là bước quan trọng cơ bản trong các dạng tập làm văn. Đó cũng là bước khởi đầu làm tiền đề giúp học sinh làm văn miêu tả ở mức độ hoàn hảo hơn.
- Giáo viên phải cung cấp một số vốn từ cho học sinh trong biết chuẩn bị lập dàn ý.
- Hướng dẫn học sinh lập dàn ý trong văn miêu tả đòi hỏi giáo viên phải nhiệt tình, yêu thương học sinh tạo cho học sinh cách học văn thoải mái không gò ép.
- Trên đây là báo cáo tham luận giúp cho học sinh biết lập dàn ý trong bài văn miêu tả. Rất mong sự đóng góp của quý thầy cô để bài tham luận đạt kết quả hơn.
File đính kèm:
- tham luan day TLV.doc