Câu 1 : (3đ) Những nhiệm vụ cụ thể trong việc dạy Tập viết :
-Về tri thức : Dạy học sinh những khái niệm cơ bản về đường kẻ, dòng kẻ, toạ độ viết chữ, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh, dấu phụ, các khái niệm liên kết nét chữ hoặc liên kết chữ cái. Từ đó hình thành ở các em những biểu tượng về hình dáng độ cao sự cân bằng tính thẩm mĩ của các chữ viết.
-Về kĩ năng : Dạy học sinh những thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm kĩ năng viết nét, liên kết nét tạo chữ cái, tạo chữ ghi tiếng. Đồng thời giúp các em xác định khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vỡ kẻ ô li để hình thành kĩ năng viết đúng mẫu và cao hơn là viết nhanh đẹp. Ngoài ra còn hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày bài viết đó là một kĩ năng đặc thù của việc dạy Tập viết mà giáo viên cần phải quan tâm.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 6317 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn chấm thi viết chữ đẹp cho giáo viên (nội dung, phương pháp dạy tập viết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN CHẤM THI VIẾT CHỮ ĐẸP CHO GIÁO VIÊN
(Nội dung, phương pháp dạy Tập viết)
Câu 1 : (3đ) Những nhiệm vụ cụ thể trong việc dạy Tập viết :
-Về tri thức : Dạy học sinh những khái niệm cơ bản về đường kẻ, dòng kẻ, toạ độ viết chữ, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh, dấu phụ, các khái niệm liên kết nét chữ hoặc liên kết chữ cái. Từ đó hình thành ở các em những biểu tượng về hình dáng độ cao sự cân bằng tính thẩm mĩ của các chữ viết.
-Về kĩ năng : Dạy học sinh những thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm kĩ năng viết nét, liên kết nét tạo chữ cái, tạo chữ ghi tiếng. Đồng thời giúp các em xác định khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vỡ kẻ ô li để hình thành kĩ năng viết đúng mẫu và cao hơn là viết nhanh đẹp. Ngoài ra còn hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày bài viết đó là một kĩ năng đặc thù của việc dạy Tập viết mà giáo viên cần phải quan tâm.
Câu 2 : (2đ) Các hình thức thể hiện trong phương pháp trực quan
-Thiết bị, đồ dùng dạy học.
-Bìa chữ mẫu (bộ chữ dạy tập viết) hoặc bìa chữ do giáo viên tự làm.
-Bảng lớp, bảng con : Giáo viên viết mẫu để minh hoạ, hướng dẫn học sinh nhận xét về hình dạng qui trình viết chữ.
-Vở sạch, chữ đẹp của học sinh năm trước.
Câu 3 : (3đ) Mẫu chữ viết trong trường Tiểu học được thực hiện theo các nguyên tắc sau :
-Bảo đảm tính khoa học, tính hệ thống.
-Có tính thẩm mĩ (đẹp trong sự hài hoà khi viết liền các con chữ).
-Bảo đảm tính sư phạm (phù hợp với đặc điểm tâm lí, sinh lí lứa tuổi học sinh Tiểu học).
-Có tính kế thừa và phát triển, phù hợp với thực tiễn.
*Mẫu chữ viết trong trường TH được thể hiện ở những dạng sau :
-Chữ viết đứng, nét đều.
-Chữ viết đứng nét thanh, nét đậm.
-Chữ viết nghiêng, nét đều.
-Chữ viết nghiêng, nét thanh, nét đậm.
Câu 4 : (2đ) Cách viết hoa tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể:
Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên và các âm tiết đầu của các bộ phận tạo thành tên riêng.
Ví dụ :
-Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội.
-Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
-Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
PHÒNG GD-ĐT PHÙ MỸ HỘI THI “ GIÁO VIÊN DẠY GIỎI” CẤP TRƯỜNG
TRƯỜNG TH SỐ 1 MỸ LỢI NĂM HỌC: 2011-2012
--------------------- -------------------------
ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VỀ NĂNG LỰC HIỂU BIẾT
(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian phát đề)
Câu 1(2 điểm):
Hãy nêu những điểm mới trong kế hoạch dạy học ở Tiểu học. Trong dạy học bạn đã sử dụng những loại câu hỏi nào khi thiết kế một bài kiểm tra?
Câu 2 (2 điểm):
Thế nào là chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học. Hãy cho biết trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học gồm có bao nhiêu lĩnh vực, yêu cầu, tiêu chí?
Câu 3 (2 điểm):
Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm như thế nào trong việc đánh giá, xếp loại học sinh Tiểu học? Việc xếp loại giáo dục và xét khen thưởng cho học sinh được thực hiện vào thời điểm nào, căn cứ vào những điều kiện nào và dành cho những đối tượng nào?
Câu 4 (2 điểm):
Trong trường Tiểu học lớp học được qui định như thế nào? Hoạt động giáo dục trong trường Tiểu học bao gồm những gì?
Câu 5 (2 điểm):
a.Viết lại đoạn văn sau và dùng dấu chấm, dấu phẩy cho đúng chỗ. Sau đó xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng câu:
“ Mặt trăng tròn to và đỏ từ từ lên ở chân trời sau rặng tre đen của làng xa mấy sợi mây còn vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn trên quãng đồng rộng cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại thoang thoảng mùi hương thơm mát.”
b. Cho 2 phân số và .
Hãy cho biết 2 phân số này hơn kém bao nhiêu; Không qui đồng mẫu số hãy so sánh 2 phân số trên.
-----------------------Hết-----------------------------
PHÒNG GD-ĐT PHÙ MỸ HỘI THI “ GIÁO VIÊN DẠY GIỎI” CẤP TRƯỜNG
TRƯỜNG TH SỐ 1 MỸ LỢI NĂM HỌC: 2011-2012
--------------------- -------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI VỀ NĂNG LỰC HIỂU BIẾT
Câu1(2 điểm)
-Nêu được những điểm mới trong kế hoạch dạy học ghi 1 điểm: Biên chế năm học là 35 tuần; số ngày học trong tuần là 5 ngày( số buổi học tối thiểu là 5 buổi, khuyến khích dạy học nhiều hơn 5 buổi tiến tới học 2 buổi/ngày ); thời lượng trung bình của mỗi tiết học là 40 phút, nghỉ giữa 2 tiết là 10 phút; có phần cứng dành cho học các môn học và hoạt động bắt buộc, phần mềm dành cho các môn học tự chọn; có độï linh hoạt các trường dựa trên kế hoạch chung mà lập ra kế hoạch phù hợp; có chỉ dẫn về hai cách đánh giá kết quả học tập của học sinh: cách đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của GV ( môn Tiếng việt, Toán, Khoa học, Lịch sử, Địa lý), các môn còn lại đánh giá bằng nhận xét.
- Nêu được các câu hỏi để thiết kế một bài kiểm tra ghi 1 điểm: câu hỏi tự luận, câu hỏi đúng sai, câu nhiều lựa chọn, câu ghép đôi, câu điền, câu hỏi bằng hình vẽ.
Câu 2 (2 điểm):
-Nêu được chuẩn nghề nghiệp GV Tiểu học ghi 1 điểm: chuẩn NNGVTH là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm mà GV tiểu học cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục Tiểu học. Chuẩn NNGVTH được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, mục tiêu giáo dục ở từng giai đoạn.
- Chuẩn NNGVTH gồm có 3 lĩnh vực, mỗi lĩnh vực có 5 yêu cầu, mỗi yêu cầu có 4 tiêu chí.
Câu 3(2 điểm):
- Trách nhiệm của GVCN trong việc đánh giá xếp loại học sinh: chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá xếp loại học sinh theo qui định ;
File đính kèm:
- DE THI GVDG CAP TRUONG.doc