Tính tới tháng 11 năm 2003 là tròn 7 năm Việt Nam trở thành sáng lập viên của Hợp tác Á - Âu (ASEM) và 5 năm là thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia các ch¬ương trình hợp tác th¬ương mại, đầu tư¬ trong APEC, ASEM, mở rộng quan hệ với từng thành viên.
Hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và quốc tế là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng IX năm 2001 đã nhấn mạnh đ¬ường lối phát triển kinh tế - xã hội là: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững.”. Để có thể hội nhập sâu rộng theo đường lối của Đảng và Nhà nước, việc nâng cao hiểu biết cho các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu và đặc biệt là các doanh nghiệp về các Diễn đàn kinh tế khu vực mà Việt Nam tham gia là rất cần thiết.
52 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái bình dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đặc biệt là việc gia nhập WTO. Ngoài ra cũng giống như những diễn đàn khu vực khác, tham gia ASEM ta sẽ có nhiều cơ hội đối thoại cấp cao bên lề hội nghị về các vấn đề vướng mắc trong quan hệ song phương với các nước thành viên ASEM.
Những khó khăn khi Việt Nam tham gia ASEM?
Do nguyên tắc cơ bản của hợp tác ASEM là tự nguyện và linh hoạt nên mức độ thách thức của Việt nam khi tham gia ASEM chưa thực sự gay gắt như WTO và ASEAN. Việc tham gia ASEM gặp phải một số thách thức, cơ bản nhất là khả năng đối thoại với các nước và khả năng khai thác, đề xuất các chương trình hợp tác có lợi cho Việt nam. Thách thức này xuất phát một phần từ trình độ phát triển của ta còn thấp, một phần từ việc ta thiếu thông tin phản hồi từ doanh nghiệp về các vấn đề trên thị trường khu vực ASEM. Ngoài ra, nguyên tắc hợp tác ASEM là quan hệ đối tác bình đẳng nên ta ít có cơ hội được hưởng các ưu đãi, tài trợ cho nước đang phát triển, điều đó cũng đặt ra áp lực ta phải tính toán hiệu quả chi phí khi tham gia bất kỳ một hoạt động ASEM nào.
Xin cho biết những lợi ích cụ thể của việc Việt Nam tham gia ASEM?
Hiện tại, ASEM đang triển khai hoạt động trong 8 lĩnh vực ưu tiên của TFAP. Tham gia ASEM, Việt Nam sẽ được hưởng các chương trình trợ giúp kỹ thuật cũng như chia xẻ kinh nghiệm của các nước phát triển nhằm tăng cường năng lực xuất khẩu của Việt Nam. Việc thực hiện minh bạch hóa các thủ tục hải quan, các quy định về vệ sinh dịch tễ, cũng như các hoạt động hài hòa hóa các tiêu chuẩn chất lượng trong một số lĩnh vực ưu tiên của ASEM sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hàng hóa của Việt Nam thâm nhập vào thị trường ASEM.
Tương tự như vậy, ASEM đang triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư trong khuôn khổ IPAP. Các hoạt động về đối thoại chính sách nhằm minh bạch hóa các luật lệ và quy định về đầu tư cũng như các nỗ lực thực hiện các biện pháp hiệu quả nhất nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và việc tháo gỡ các rào cản đối với đầu tư tại các nước thành viên ASEM sẽ góp phần tăng cường dòng đầu tư trong khu vực. Tham gia vào đối thoại về chính sách đầu tư và xúc tiến đầu tư, Việt Nam sẽ có điều kiện giới thiệu cho các thành viên ASEM tiềm năng của việc đầu tư vào các ngành sản xuất công, nông nghiệp của Việt Nam, qua đó kêu gọi đầu tư vào thị trường nội địa.
Bên cạnh các hoạt động về xúc tiến thương mại và đầu tư, các chương trình hợp tác về khoa học kỹ thuật sẽ giúp thu hẹp khoảng cách về phát triển giữa Châu Á và Châu Âu. Hiện tại trong ASEM, hợp tác về công nghệ thông tin (IT) và công nghệ kỹ thuật số cũng đang trở nên sôi động và thu hút được mối quan tâm của nhiều thành viên. Nếu các chương trình hợp tác về IT và công nghệ số được tăng cường, Việt Nam sẽ có cơ hội tranh thủ sự trợ giúp kỹ thuật của ASEM nhằm phát triển ngành công nghệ thông tin và kỹ thuật số trong nước.
Xin cho biết những đóng góp nổi bật của Việt Nam trong tiến trình hợp tác ASEM?
Tuy là một nước có trình độ phát triển kinh tế thấp nhất trong ASEM nhưng Việt Nam đã nỗ lực tham gia ASEM một cách có hiệu quả nhất trong nguồn lực hạn chế của mình, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của ASEM để phục vụ các mục đích phát triển. Có thể nói thiện cảm và sự hỗ trợ của của các nước ASEM đối với Việt Nam đã tăng đáng kể từ sau khi Việt Nam đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEM lần thứ 3 tại Hà Nội vào tháng 9/2001 và đảm nhiệm rất tích cực và sáng tạo vai trò điều phối viên kinh tế ASEM trong hai nhiệm kỳ: 2000-2002 và 2003-2004. Với vai trò điều phối viên này, Việt Nam chịu trách nhiệm điều phối thông tin cho 7 nước thành viên ASEAN trong ASEM 7 thành viên ASEAN: Brunei, Inđônexia, Ma-lai-xia, Phi-lip-pin, Singapore, Thái Lan và Việt Nam
, thay mặt các nước ASEAN để bàn thảo xây dựng các chương trình, định hướng hợp tác mới của ASEM với các điều phối viên khác khu vực EU và Đông Bắc á (cụ thể hiện nay là EC, Nhật Bản). Cụ thể là trong năm 2003, Việt Nam đã cùng EC, Nhật Bản rà soát lại toàn bộ quá trình hợp tác kinh tế ASEM trong 8 năm qua và đã hoàn thành báo cáo khuyến nghị 10 điểm trình các Bộ trưởng Kinh tế ASEM thông qua vào tháng 7/2003 vừa qua tại Đại Liên. Việc thực hiện những khuyến nghị này trong thời gian tới sẽ góp phần cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động ASEM, hướng tới một quan hệ đối tác kinh tế Á-Âu bền vững hơn, đi vào thực chất. Đây cũng là chủ đề mà Hội nghị Cấp cao ASEM lần thứ 5 vào cuối năm 2004 tại Hà Nội đang hướng tới./.
_____________________________
CÁC TỪ VIẾT TẮT
ABAC
APEC Business Advisory Council
Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC
ABTC
APEC Business Travel Card
Thẻ đi lại của doanh nhân
AEBF
Asia Europe Business Forum
Diễn đàn doanh nghiệp Á Âu
AELM
APEC Economic Leaders Meeting
Hội nghị Cấp cao APEC
AICST
APEC International Centre for Sustainable Tourism
Trung tâm quốc tế APEC về phát triển du lịch bền vững
AMM
APEC Ministerial Meeting
Hội nghị Liên Bộ trưởng Ngoại giao-Thương mại APEC
ASC
APEC Study Center
Trung tâm nghiên cứu APEC
ASEAN
Association of South-East Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEM
Asia Europe Meeting
Diễn đàn hợp tác Á Âu
ATCEG
Agricultural Technical Cooperation Experts’ Group
Nhóm chuyên gia hợp tác kỹ thuật nông nghiệp
ATF
ASEM Trust Fund
Quĩ tín thác ASEM
BMC
Budget and Management Committee
Uỷ ban quản lýý và ngân sách
CAPs
Collective Action Plans
Kế hoạch hành động tập thể
CCS
Core Characteristic Survey
Khảo sát đặc trưng cơ bản
CPDG
Competition Policy and Deregulation Group
Nhóm cạnh tranh và nới lỏng cơ chế chính sách
CTI
Committee on Trade and Investment
Uỷ ban thương mại và đầu tư
DDA
Doha Development Agenda
Chương trình nghị sự phát triển Doha
DMG
Dispute Mediation Group
Nhóm giải quyết tranh chấp
EC
Economic Committee
Uỷ ban Kinh tế
ECOTECH
Economic Technical Cooperation
Hợp tác kinh tế kỹ thuật
ECSG
E-Commerce Steering Group
Nhóm chỉ đạo về Thương mại điện tử
ESC
SOM Committee on Economic and Technical Coopertion
Uỷ ban SOM về hợp tác kinh tế kỹ thuật
EU
European Union
Uỷ ban Châu Âu
EVSL
Early Voluntary Sectoral Liberalization
Chương trình tự do hóa sớm theo ngành
EWG
Energy Working Group
Nhóm công tác về công nghiệp
FTA
Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do
FWG
Fisheries Working Group
Nhóm công tác về nghề cá
GOS
Group on Service
Nhóm dịch vụ
GPEG
Government Procurement Experts’ Group
Nhóm chuyên gia về mua sắm chính phủ
HRDWG
Human Resources Development Working Group
Nhóm công tác về phát triển nguồn nhân lực
IAP
Individual Action Plan
Kế hoạch hành động quốc gia
IEG
Investment Experts’ Group
Nhóm chuyên gia đầu tư
IEGBM
Informal Experts’ Group on Business Mobility
Nhóm chuyên gia về đi lại của doanh nhân
IMF
International Monetary Fund
Quĩ tiền tệ quốc tế
IPAP
Investment Promotion Action Plan
Kế hoạch hành động xúc tiến đầu tư
IPEG
Intellectual Property Experts’ Group
Nhóm chuyên gia sở hữu trí tuệ
ISTWG
Industrial Science and Technology Working Group
Nhóm công tác về khoa học công nghệ công nghiệp
IT
Information Technology
Công nghệ thông tin
MAG
Market Access Group
Nhóm thâm nhập thị trường
MBPG
Mobility Business and People Group
Nhóm đi lại của doanh nhân
MRCWG
Marine Resource Conservation Working Group
Nhóm công tác bảo tồn nguồn tài nguyên biển
MRT
Meeting of APEC Ministers Responsible for Trade
Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC
OAA
Osaka Action Plan
Kế hoạch hành động Osaka
PECC
Pacific Economic Cooperation Council
Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương
RTA
Regional Trade Agreement
Hiệp định thương mại khu vực
SCCP
Sub-Committee on Customs Procedures
Tiểu ban thủ tục hải quan
SCSC
Sub-Committee on Standards and Conformance
Tiểu ban tiêu chuẩn và hợp chuẩn
SDT
Special and Differential Treatment
Đối xử đặc biệt và khác biệt
SMEs
Small and Medium Enterprises
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
SMEWG
Small and Medium Enterprises Working Group
Nhóm công tác về doanh nghiệp vừa và nhỏ
SOM
Senior Officials’ Meeting
Hội nghị các quan chức cao cấp
SOMTI
Senior Official Meeting on Trade and Investment
Hôi nghị các quan chức cao cấp thương mại và đầu tư
STAR
Secure Trade in the APEC Region
Sáng kiến thương mại an toàn trong khu vực APEC
TEL
Telecommunications and Information Working Group
Nhóm công tác về viễn thông và thông tin
TFAP
Trade Facilitation Action Plan
Kế hoạch hành động thuận lợi hóa thương mại
TILF
Trade and Investment Liberalization and Facilitation
Quĩ tự do hóa thuận lợi hóa thương mại và đầu tư
TPO
Trade Promotion Organizations
Tổ chức xúc tiến thương mại
TPWG
Trade Promotion Working Group
Nhóm công tác xúc tiến thương mại
TPTWG
Transportation Working Group
Nhóm công tác về giao thông vận tải
TREATI
Trans-Regional EU-ASEAN Trade Initiative
Sáng kiến mới về hợp tác liên khu vực với ASEAN
TRIM
Trade Related Investment Measures
Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại
TRIPS
Trade Related Aspects of Intellectual Property Rights
Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại
TWG
Tourism Working Group
Nhóm công tác về du lịch
UN
United Nations
Liên hợp quốc
WTO
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới
WGTP
Trade Promotion Working Group
Nhóm công tác về xúc tiến thương mại
WTOCB
WTO Capacity Building
Xây dựng năng lực WTO
MỤC LỤC
Lời nói đầu
PHẦN I. DIỄN ĐÀN HỢP TÁC KINH TẾ CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG (APEC)
I. Khái quát chung
II. Các hoạt động hợp tác
III. Các hoạt động của các nhóm công tác
IV. Nhóm câu hỏi liên quan đến doanh nghiệp
V. Quá trình tham gia của Việt Nam
PHẦN II. DIỄN ĐÀN HỢP TÁC Á - ÂU (ASEM)
I. Khái quát chung
II. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động
III. Các chương trình hợp tác của ASEM
IV. Viễn cảnh ASEM
V. Quá trình tham gia của Việt Nam
CÁC TỪ VIẾT TẮT
Biên tập nội dung:
Nguyễn Thị Hoàng Thúy
Phạm Quỳnh Mai
Bùi Hồng Dương
Nguyễn Tiến Trung
Từ Thu Hiền
Hồ Thị Kim Chi
Nguyễn Chiến Thắng
Trịnh Mai Hương
Hiệu đính:
Trần Thị Thu Hằng
Nguyễn Thị Hoàng Thúy
File đính kèm:
- Hoi dap ve Dien dan hop tac kinh te Chau A ThaiBinh Duong.doc