Hỏi đáp về dạy học toán 2

 1.Tự phát hiện và tự giải quyết nhiệm vụ bài học.

 VD: Khi dạy học bài “ 11 trừ một số” : GV hướng dẫn HS sử dụng các bó que tính và que tính rời (hoặc quan sát tranh vẽ trong SGK) để HS tự nêu được; chẳng hạn: Có 1 bó 1 chục que tính và 1 que tính tức là có 11 que tính, lấy bớt đi 5 que tính thì còn lại mấy ưue tính? ( Tức là 11 -5 =? ). Tiếp tục hướng dẫn HS thực hiện các thao tác trên que tính(hoặc quan sát hình vẽ trong SGK ) để HS tự nêu : Để bớt đi 5 que tính lúc đầu ta bớt đi 1 que tính rời ( 11 -1 = 10), sau đó tháo bó que tính ra để có 10 que tính rời, ta tiếp tục bớt đi 4 que tính nữa còn lại 6 que tính ( 10 -4 = 6), như vậy 11 -5 = 6.

 Tương tự như trên cho HS tự tìm kết quả của các phép trừ: 11-2; 11-3; 11-4.

 

doc15 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hỏi đáp về dạy học toán 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(hình tứ giác ABIE) 4 -Hình tứ giác nào gồm 3 hình có đánh số? D C (có 2 hình: hình 2+ 3 +5 tức hình tứ giác ABCE; hình 1+ 2+ 3 tức là hình tứ giác ABDE) -Hình tứ giác nào gồm 4 hình có đánh số? (có 1 hình là hình 2+3+4+5 tức là hình tứ giác BCDE ) Vậy tất cả có 4 hình tứ giác(0 + 1 +2 +1 = 4) Lưu ý: Ở lớp 2 chỉ yêu cầu HS đếm được số hình( trả lời đúng số lượng hình cần đếm là được) chưa yêu cầu HS viết cách giải thích như trên. *Câu 16: Yêu cầu về giải toán “nhiều hơn”, “ít hơn”ở sách Toán 2 là gì? Ở lớp 1, HS đã được làm quen khái niệm “nhiều hơn”, “ít hơn” thông qua “so sánh”số lượng của 2 nhóm đối tượng bằng nhau bằng cách nối tương ứng (tương ứng 1 -1), chẳng hạn: -Số trái tim “ít hơn” số hoa (ít hơn 1 cái) ....................... -Số hoa “nhiều hơn” trái tim (nhiều hơn 1 cái) -Vận dụng hiểu biết trên vào bài toán về “nhiều hơn”, ...................... “ít hơn” ở lớp 2, HS được biết thêm ý nghĩa thực tiển của các khái niệm “nhiều hơn”, ‘ít hơn” với mối quan hệ “so sánh” biểu thị như sau: số lớn: ? m số bé: a phần “nhiều hơn”hoặc “ít hơn” *Như vậy yêu cầu về nội dung bài toán “nhiều hơn” chủ yếu là: cho “số bé” và phần “nhiều hơn”, tìm “số lớn” (bằng cách lấy “số bé” + phần “nhiều hơn”). VD: Bài toán: Hàng trên có 5 quả cam, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 quả cam. Hỏi hàng dưới có mấy quả cam? Ta có:Số bé của bài toán này là 5 quả cam, phần nhiều hơn của bài toán này là 2 quả cam; số lớn của bài toán này là số cam của hàng dưới( chưa biết). Từ đó có cách giải: Số cam của hàng dưới là: 5 + 2 = 7 (quả cam) *Yêu cầu về nội dung bài toán “ít hơn” chủ yếu là: cho “số lớn” và phần “ít hơn”, tìm “số bé” (bằng cách lấy “số lớn” - phần “ít hơn”). số lớn: b số bé: m ? VD: Hàng trên có 7 quả cam, hàng dưới có ít hơn hàng trên 2 quả cam. Hỏi hàng dưới có mấy quả cam? Ta có: “Số lớn” ở bài này là 7 quả cam, phần ít hơn của bài toán là 2 quả cam, số bé của bài này là số cam ở hàng dưới( chưa biết). Từ đó có cách giải: Số cam ở hàng dưới là: 7 - 2 =5( quả cam) *Lưu ý: -Ở lớp 2 ở diện đại trà chưa yêu cầu HS giải bài toán về “nhiều hơn”, “ít hơn” bằng cách “gián tiếp”, chẳng hạn: cho biết “số lớn” và phần “nhiều hơn”; phần “số bé” và phần “ít hơn”; tìm “số lớn” (bằng cách cộng “số bé” với phần “ít hơn”.). -Bài toán so sánh hơn , kém nhau mấy đơn vị “ tức là bài toán cho biết “số lớn” và “số bé”, tìm “phần nhiều hơn” hoặc “phần ít hơn” (bằng cách lấy “số lớn” trừ đi “số bé”) không được học chính thức thành bài riêng ở Toán 2 ( có thể có 1 ; 2 bài tập đơn giản về loại này mang tính chất chuẩn bị cho sau này). *Câu 17: Thế nào là bài toán có “một phép tính”? Thế nào là bài toán có “một bước tính”? -Bài toán có “một phép tính” chính là các bài toán “đơn” được học ở lớp 1, lớp 2 với cách hiểu là bài toán mà khi giải ta cần một phép tính9cộng, trừ, nhân, chia) là tìm ra kết quả. - Thuật ngữ “bước tính” trong bài toán giải có lời văn, được hiểu là gồm có “câu lơìo giải” và “phép tính” tương ứng kèm theo. Như vậy bài toán “một bước tính” là bài toán mà khi giải ta chỉ cần thực hiện 1 bước tính là hoàn thành bài giải. VD 1: Một con gà có 2 chân. Hỏi 6 con gà có bao nhiêu chân? Bài giải: 6 con gà có số chân là: 2 x 6 = 12 (chân) Đáp số: 12 chân. Bài toán này là bài toán “có một bước tính” (gồm câu trả lời “6 con gà có số chân là:” và phép tính tương ứng “2 x 6 = 12(chân)). Bài toán này cũng là bài toán đơn và là bài toán có 1 phép tính 9 ở đây là phép tính nhân). VD 2: Tấm vải xanh dài 15m, tấm vải đỏ dài hơn tấm vải xanh 5m. Hỏi cả hai tấm vải dài bao nhiêu mét? Bài giải: Tấm vải đỏ dài là: 15+ 5 =20 (m) Cả hai tấm vải dài là: 20+ 15 = 35(m) Đáp số: 35m Đối với bài toán này chưa học ở lớp 2. Bài toán này là bài toán có 2 bước giải ( sau này sẽ hiểu là toán hợp). Rõ ràng bài toán không phải là bài toán có “một bước tính” càng không phải là bài toán đơn (có 1 phép tính). *Câu 18: Trong SGK Toán 2, có một số bài toán có lời văn không thuộc dạng bài toán “nhiều hơn”, “ít hơn”, cũng không phải là bài toán dạng “thông thường”, chẳng hạn bài3(T154), bài 1(T175), bài 4 (T178). Xin cho biết yêu cầu nội dung giải các bài toán có dạng đặc biệt đó. Đúng là trong sách toán 2 có một số bài toán có dạng không “điển hình”, hoặc có cách giải “không quên thuộc” như đã học. Mục đích là giúp HS rèn luyện phương pháp giải toán có lời văn. Ở các bài toán này , HS được đặt trong “tình hưống có vấn đề” để tìm tòi, dự đoán, cách giải quyết(bài 4/ T178) hoặc làm quen với bài toán về bảng “thống kê số liệu” để so sánh, phân tích, lựa chọn trước định ra cách giải (bài 1/175) hoặc được tiếp cận với bài toán có tính chất “trắc nghiệm” (như bài 3/T154). Sau đây là yêu cầu và cách trình bày cụ thể từng bài: *Bài 1, trang 175: Bảng sau đây cho biết thời gian Hà dành cho một số hoạt đông trong ngày: HOẠT ĐỘNG THỜI GIAN học vui chơi giúp mẹ làm việc nhà xem ti vi 4 giờ 60 phút 30 phút 45 phút Trong các hoạt động trên Hà dành nhiều thời gian cho hoạt động nào? -Yêu cầu của bài toán này là: HS quan sát bảng thống kê số liệu về khoảng thời gian dành cho mỗi hoạt động tương ứng để thấy được: .Hà học trong khoảng thời gian bao lâu? (4 giờ) .Vui chơi trong khoảng thời gian bao lâu? (60 phút) .Giúp mẹ việc nhà trong khoảng thời gian bao lâu? (30 phút) .Xem ti vi trong khoảng thời gian bao lâu? (45 phút) Từ đó muốn biết Hà dành nhiều thời gian cho hoạt động nào thì cần so sánh các khoảng thời gian đó( so sánh 4 giờ, 60 phút, 30 phút, 45 phút với nhau) để tìm ra khoảng thời gian nào là nhiều nhất (lớn nhất). Gợi ý: Có thể so sánh bằng nhận xét: 60’, 30’ ,45’ đều không quá 1 giờ. Vậy 4 giờ là khoảng thời gian lớn nhất. Hoặc đổi 4 giờ thành 240 phút ( 60 x 4 =240’ hay 40’ + 40’ +40’ +40’ =240’) từ đó so sánh: 240’ > 60’ > 45’ > 30’. Kết luận: Hà dành nhiều thời gian nhất cho hoạt động học. -khi trình bày bài giải loại toán này không yêu cầu HS viết lại các ý giải thích trên, mà chỉ viết câu trả lời ngắn gọn như sau: “Trong các hoạt động trên,Hà dành nhiều thời gian nhất cho hoạt động học”.( phần hướng dẫn trả lời vì sao? chỉ trao đổi miệng và tuỳ vào đối tượng HS mà yêu cầu giải thích đến từng mức độ cho phù hợp). *Bài 4, trang 178: Thử đoán xem con kiến đi từ A đến C theo đường gấp khúcABC hoặc theo đường gấp khúc AMNOPQC thì đường nào nhanh hơn? Kiểm tra lại bằng cách tính độ dai 2 đường gấp khúc đó. B 1cm C P Q N O A M HS quan sát hình vẽ và bằng trực giác các em có thể đoán được độ dài 2 đường gấp khúc ABC và AMNOPQC bằng nhau (nếu có em nhìn thấy độ dài đường gấp khúc AMNOPQC “dài” hơn vì thấy nó gồm nhiều đoạn hơn thì ta cũng không sao, thì ta sẽ kiểm tra lại sau.). Sau đó kiểm tra lại bằng cách tính độ dài mỗi đường gấp khúc, chẳng hạn: Độ dài đường gấp khúc ABC là: 5 +6 = 11 (cm) Độ dài đường gấp khúc AMNOPQC là: 2 + 2 +2 +2 +2 +1 =11(cm) Vậy độ dài 2 đường gấp khúc dài bằng nhau. (hoặc có thể đếm mỗi đường gấp khúc gồm “11 ô” có cạnh 11 cm.Vậy chúng đều dài 11 cm). -Khi trình bày bài giải này thì ở phần “đoán nhận ước lượng” nên cho HS trả lời miệng. HS chỉ phải viết bài giải ở phần kiểm tra, tính độ dài cho mỗi đường gấp khúc như đã nêu ở trên là được. *Câu 19: Ở lớp 2 để hình thành “biểu tượng” về khối lượng, có thể thực hiện như thế nào? Để hình thành “biểu tượng” về khối lượng, ta thường thông qua các hoạt động so sánh vật này “nặng hơn” hay “nhẹ hơn” vật kia.Chẳng hạn cho HS, tay trái cầm 1 quyển sách còn tay phải cầm 1 quyển vở.Bằng “cảm giác” các em cảm thấy quyển sách “nặng”hơn quyển vở hay quyển vở “nhẹ” hơn quyển sách. Từ đó muốn biết một vật “nặng-nhẹ”thế nào ta phải cân vật đó, tức là so sánh sự nặng- nhẹ của vật với vật chuẩn là quả cân 1kg. Bằng thực hành cân, ta có thể so sánh một vật “nặng hơn” hay “nhẹ hơn” hoặc nặng bằng 1kg hoặc có thể biết vật này “nặng hơn” hay “nhẹ hơn” vật kia...Từ đó dần dần hình thành biểu tượng “khối lượng” và “đơn vị đo khối lượng” cho HS ( với mức độ phù hợp với lớp 2). *Câu 20: Ở lớp 2 để hình thành “biểu tượng” về dung tích, có thể thực hiện như thế nào? Để hình thành “biểu tượng” về dung tích, ta thường thông qua hoạt động so sánh “sức chứa” của vật này được nhiều hơn hay ít hơn “sức chứa” vật kia. Chẳng hạn, cho HS rót nước cho đầy một bình rồi đổ nước từ bình cho đầy một ca. Nếu trong bình cpnf nước thì ta nói “bình chứa được nhiều nước hơn ca” hay “ca chứa được ít nước hơn bình”. Từ đó muốn biết “sức chứa” của một vật nhiều hay ít , ta so sánh sức chứa của vật đó với “sức chứa của một vật với 1 lít (Ví dụ: bình chứa được nhiều hơn 1lít, chai chứa được ít hơn 1lít,...). HS dần dần có “biểu tượng” về “dung tích” và “đơn vị đo dung tích”. Lưu ý: Ở lớp 2 HS chưa sử dụng các thuật ngữ ‘khối lượng”, “dung tích” mà chỉ thông qua hoạt động thực hành , so sánh để có được “biểu tượng” về các đại lượng đó mà thôi. *Câu 21:Ở lớp 2, khi học về thời gian, đã yêu cầu hình thành ở HS khái niệm về thời gian chưa? Ở lớp 2, chưa yêu cầu hình thành ở HS khái niệm về thời gian, vả lại việc làm đó rất khó (nếu không muốn nói là không thể) đối với HS Tiểu học, chưa nói đến là HS lớp 2.Trong Toán 2(CTTH mới), chỉ mới cho HS bước đầu có “cảm nhận” về thời gian. Để thực hiện điều đó, có thể thông qua các sinh hoạt hàng ngày để các em có ý niệm về các buổi trong ngày (chẳng hạn: Em tập thể dục lúc mấy giờ sáng? Em đi học lúc mấy giờ sáng? Em vào học lúc mấy giờ sáng? Buổi trưa em ăn cơm lúc mấy giờ? Buổi trưa em ăn cơm, buổi chiều em tưới cây và đá bóng, buổi tối em đọc truyện, em đi ngủ lúc 10 giờ đêm..) hoặc có thể thông qua các hoạt động thực hành như: xem đồng hồ, xem lịch ngày- tháng, tuần lễ, thực hiện thời gian biểu hoạt động trong một ngày, thời khoá biểu học tập trong một tuần...Trong Toán 2, bước đầu có đề cập đến “thời điểm” (lúc mấy giờ) và “thời lượng” (khoảng thời gian), tuy không nhiều và thật đơn giản, nhưng cũng nhằm giúp các em”cảm nhận” được về thời gian, chuẩn bị cho việc học thời gian ở những lớp sau này được thuận lời hơn.

File đính kèm:

  • docHOI DAP VE DAY HOC TOAN 2.doc
Giáo án liên quan