Học vần bài 46: vần ôn - Ơn

Giúp HS sau bài học HS có thể:

- Nhận biết cấu tạo vần: ôn-ơn, con chồn, sơn ca.

- Đọc và viết đúng các vần,tiếng,từ: ôn, ơn, con chồn, sơn ca.

- Đọc đúng các từ ứng dụng: ôn bài, khôn lớn, cơn mưa, mơn mỡn, và câu ứng dụng:Sau cơn mưa, cả nhà cá bơi đi bơi lại bận rộn.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề:Mai sau khôn lớn

doc17 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Học vần bài 46: vần ôn - Ơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
muối) ? Những núi ở ngoài biển được gọi là gì ? trên ấy thường có những gì. ? Những người nào thường sinh sống ở biển. ? Em có thích biển không ? Em đã được bố, mẹ cho đi biển lần nào chưa? ở đấy em làm những gì. - GV quan sát giúp đỡ các cặp chưa hiểu rõ câu hỏi. - GV gọi 1 số cặp HS luyện nói trước lớp. Nhận xét khen ngợi những các cặp HS trả lời lưu loát. 3. Củng cố, dặn dò: - G/v chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc theo. (Chỉ theo và không theo thứ tự) ? Hãy tìm những tiếng có vần vừa học. - Dặn HS học lại bài và làm bài tập, xem trước bài 50. toán luyện tập I/ Mục tiêu: - Giúp HS củng cố về các phép tính cộng,trừ trong phạm vi 6. II/ Chuẩn bị - Gv: Bảng phụ viết bài tập 2, 3. - HS que tính bảng con, phấn. III/ Các hoạt động dạy học. 1. Bài cũ: - Gọi 3 HS TB đọc bảng trừ trong phạm vi 6. - GV nhận xét cho điểm. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài. (Trực tiếp) * HĐ1: HD HS làm lần lượt các bài tập trong VBT Bài tập 1: HD HS sử dụng các công thức cộng, trừ trong phạm vi 6, để làm bài. - HS làm lần lượt các bài vào bảng con. GV nhận xét chốt kết quả đúng lên bảng. Bài 2: GV treo bảng phụ. Gọi HS G nêu yêu cầu. Yêu cầu HS tính nhẩm rồi nối tiếp nêu kết quả, GV ghi bảng. - GV cho h/s quan sát: 1 + 3 + 2 = 6, 3 + 1 + 2 = 6. (HS K, G rút ra nhận xét: Nếu thay đổi vị trí các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi. HS:TB,Y nhắc lại). Bài 3: GV treo bảng phụ và HD HS thực hiện phép tính ở vế trái trước, rồi điền dấu thích hợp vào chổ trống. Gọi 3 HS TB,Y lên bảng làm bài. Cả lớp và GV nhận xét. Bài 4: Cho HS làm bài vào vở bài tập (HS TB,Y làm hai cột đầu. HS K, G làm cả ba cột. - GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y. Sau đó cho HS đổi chéo vở để kiẻm tra kết quả. Kết luận: củng cố về các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 6. Bài 5: GV hướng dẫn HS xem tranh rồi nêu bài toán, sau đó viết phép tính tương ứng với bài toán đã nêu. (HS có thể nêu ra các bài toán và các phép tính khác tương ứng). Gọi HS G lên bảng chửa bài. *HĐ2: Trò chơi. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “nêu đúng kết quả” như sau: - GV nói, chẳng hạn: “1cộng 5”,”1thêm 3” “5 trừ 3” “5 bớt đi 2”..., HS thi đua giơ các tấm bìa có ghi kết quả tương ứng (6; 4; 2; 3). GV khen ngợi những HS làm nhanh và đúng. 3. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về làm BT 1, 2 vào vở BT và xem trước bài” phép cộng trong phạm vi 9”. ÂM nhạc (Thầy Long soạn và dạy) Thứ 6 ngày.23 tháng 11 năm 2006 học vần bài 50: uôn - ươn I/ Mục đích,yêu cầu: * Giúp HS sau bài học HS có thể: - HS đọc và viết được: iên, uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai. - Đọc được câu ứng dụng: Mùa thu, bầu trời như cao hơn. Trên giàn thiên lí, lũ chuồn chuồn ngẩn ngơ bay lượn. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đè: Chuồn chuồn, châu chấu, cào cào. II/ Đồ dùng dạy học: - G/v:bộ ghép chữ tiếng việt 1(HĐ1 - 2; T1). Tranh minh họa từ khóa (HĐ1 -2;T1).Tranh minh họa câu ứng dụng(HĐ1- T 2). Phần luyện nói (HĐ3 - T 2) - HS: Bộ ghép chữ, bảng con, phấn. III/ Các hoạt động dạy học: 1/ Bài củ: - Gọi 2 - 4 HS đọc và viết được: nhà in, xin lỗi. - Giáo viên nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới: tiết 1. * Giới thiệu bài. *HĐ1: Nhận diện vần uôn. - HS đọc đồng thanh vần: uôn ? Phân tích vần uôn. (HS: K, TB phân tích, Y nhắc lại). ? Hãy so sánh vần uôn với iên (HS K, G so sánh, HS TB, Y nhắc lại). ? Hãy ghép vần uôn cho cô. ( HS: cả lớp ghép, 1HS G lên bảng ghép) - GV quan sát nhận xét. *HĐ 2: Đánh vần. ? Ai đánh vần được giúp cô vần uôn. (HS: K, TB, Yđánh vần lại) ? Muốn có tiếng chuồn ta phải thêm âm và đấu gì.(HS: TB trả lời) ? Hãy phân tích tiếng chuồn cho cô.( HS:K,G phân tích) - HS dùng bộ ghép chữ để ghép. Một HS K lên bảng ghép. GV nhận xét. ? Ai đánh vần được tiếng chuồn. (HS TB, Y đánh vần). - GV cho HS quan sát tranh và rút ra từ khóa: chuồn chuồn. - HS ghép từ chuồn chuồn, GV nhận xét. - HS đánh vần và đọc trơn từ khóa, cá nhân, nhóm, lớp. GV chỉnh sửa nhịp đọc cho HS. * HĐ3: Hướng dẫn viết. - GV viết mẫu vần: uôn, chuồn chuồn vừa viết vừa hướng dẫn cách viết (lưu ý nét nối giữa các con chữ). - Đối với HS yếu cần viết vần: uôn, chuồn. - HS viết bảng con. GV nhận xét và sửa lỗi cho HS. * ươn (quy trình tương tự) * HĐ 4: Đọc từ ngữ ứng dụng. - HS K, G đọc trước. HS TB Y đọc lại. ? Hãy gạch chân những tiếng chứa vần vừa học. 2HS K lên bảng gạch. - GV có thể giải thích một số từ ngữ. - GV đọc mẫu. - HS đọc nhóm, lớp, cá nhân. tiết 2 * HĐ1: Luyện đọc. - HS luyện đọc lại các vần, từ khóa, từ ứng dụng mới học ở tiết 1. (HS đọc lần lượt theo nhóm, lớp, cá nhân) - Chủ yếu gọi HS TB, Y luyện đọc, HS K, G theo dỏi nhận xét. Đọc câu ứng dụng. - HS quan sát và nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng. - HS K, G đọc trước, HS TB, Y đọc lại. Đọc theo nhóm , cả lớp. - GV chỉnh sửa lỗi cho HS. ? Gạch chân những tiếng chứa vần vừa học. (HS: G lên bảng gạch) - GV đọc mẫu câu ứng dụng. 2 - 3 HS đọc lại. * HĐ2: Luyện víêt. - HS viết vào vở tập viết vần: uôn,ươn,chuồn chuồn,vươn vai. - GS quan sát giúp đỡ HS Y. GV nhận xét và chấm một số bài. *HĐ3: Luyện nói. - HS đọc tên bài luyện nói: chuồn chuồn, châu chấu, cào cào. (HS K, G đọc, HS TB,Y nhắc lại). - GV cho HS quan sát tranh và trao đổi từng cặp theo các câu hỏi gợi ý sau: ? Trong tranh vẽ những con gì.( HS: chuồn chuồn, châu chấu, cào cào) ? Em biết những loại chuồn chuồn nào. (HS: trả lời) ? Em đã trông thấy những loại cào cào, châu chấu nào. (HS: trả lời) ? Em đã làm nhà cho cào cào ,châu chấu bao giờ chưa? Bằng gì. (HS: rồi , bằng cỏ may…) ? Em bắt chuồn chuồn, châu chấu, cào cào như thế nào. ? Bắt được chuồn chuồn em làm gì. (HS: cho chúng cắn nhau…) ? Ra giữa trời nắng bắt chuồn chuồn, cào cào, châu chấu tối về sụt sịt, mai không đi học được, có tốt không. (HS: không) - GV gọi HS luyện nói trước lớp. Nhận xét khen ngợi những h/s trả lời lưu loát. 3. Củng cố, dặn dò: * Trò chơi: “Tìm tiếng chứa vần vừa học”. - GV chia lớp thành ba tổ thi tìm những tiếng chứa vần vừa học (TG 3 phút). Sau đó gọi lần lượt các thành viên trong tổ nêu. GV ghi bảng. Cả lớp và GV nhận xét tổ nào tìm được nhiều tiếng chứa vần vừa học thì tổ đó thắng cuộc. - Dặn HS học lại bài và làm bài tập,xem trước bài 51. tự nhiên xã hội bài 12: nhà ở I/ Mục tiêu: Giúp HS biết: - Nhà ở là nơi sống của mọi người trong gia đình. - Nhà ở có nhiều loại khác nhau và có địa chỉ cụ thể. Biết được địa chỉ nhà ở của mình. - Kể về ngôi nhà của em với các bạn trong lớp. - Yêu quý ngôi nhà và các đồ dùng. II/ Chuẩn bị: - GV: sưu tầm một số tranh ảnh về nhà ở của g/đ miền núi, đồng bằng, thành phố. - Vở BT. Tranh vẻ ngôi nhà do các em tự vẻ. III/ Các hoạt động dạy học: 1. Bài củ: 2. Bài mới: * Giới thiệu bài. * HĐ1: Quan sát hình. Mục tiêu: Nhận biết các loại nhà khác nhau ở các vùng miền khác nhau. Cách tiến hành: Bước 1: GV hướng dẫn học sinh quan sát các hình trong bài 12SGK. GV gợi ý các câu hỏi: ? Ngôi nhà này ở đâu. (HS: G trả lời, tB, Y nhắc lại) ? Em thích ngôi nhà nào? tại sao. (HS: trả lời) - HS theo cặp hỏi và trả lời nhau theo gợi ý của GV. - GV theo dỏi và giúp đỡ cặp HS trung bình,yếu. Bước 2: - GV cho HS quan sát tranh đã chuẩn bị và giải thích cho các em hiểu về các dạng nhà. - Gọi học sinh K, G nêu KL: nhà ở là nơi sống và làm việc của mọi người trong gia đình. (HS TB, Y nhắc lại). * HĐ 2: Quan sát theo nhóm nhỏ.( 4 HS) Mục tiêu: Kể được tên những đò dùng phổ biến trong nhà. Cách TH: Bước 1: GV chia mỗi nhóm 4 em giao nhiệm vụ cho các nhóm: Mỗi nhóm q/s một hình ở trang 27 SGK và nói tên các đồ dùng được vẻ trong hình. - Các nhóm làm việc theo HD của GV. - GV giúp HS nêu đồ dùng nào các em chưa biết. - Các nhóm thảo luận. Bước 2: Goi đại diện các nhóm kể tên các đồ dùng vẻ trong hình. - GV gợi ý h/s liên hệ và nói tên đồ dùng có trong g/đ em . GV kết luân :Mỗi g/đ đều có những đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt và việc mua sắm đồ dùng phụ thuộc vào điều kiện k/t của mỗi g/đ.Gọi HS nhắc lại. - GV gọi HS giới thiệu ngôi nhà mình vẻ với các bạn trong lớp. - GV nhận xét tranh vẻ ngôi nhà của các em. 3. Củng cố,dặn dò: - GV gọi HS nêu nọi dung của bài học . - Dặn HS về nhà học bài và xem trước bài 13. thủ công bài 12: ôn tập chương i kỷ thuật xé, dán giấy I/ Mục tiêu: Giúp HS biết: - HS nắm được kĩ thuật xé, dán giấy. Chọn được giấy màu phù hợp, xé, dán được các hình và biết cách ghép, dán, trình bày bức tranh tương đối hoàn chỉnh. II/ Chuẩn bị: -GV: Các hình mẫu đã cb ở các bài: 2, 3, 4, 5, 6, 7 để cho HS xem lại. - HS giấy thủ công các mầu bút chì, vở thực hành thủ công, hồ dán, khăn lau tay. III/ Các hoạt động dạy học: 1. Bài củ: Kiểm tra đồ dùng của HS. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài. * HĐ1: Ôn lại các bài đã học từ bài 2 đến bài 6. GV treo các hình mẫu đã cb để học sinh quan sát. - GV nêu câu hỏi HS đàm thoại. ? Hảy nêu các bước xé, dán hình chử nhật,hình tam giác, hình vuông, hình tròn. ? Hảy nêu các bước xé, dán hình quả cam, hình cây đơn giản. ? Nêu quy trình xé, dán hình ngôi nhà,hình con gà con. - GV gọi HS trả lời. Cả lớp và GV nhận xét. * HĐ 2: HS thực hành. - Em hãy chọn màu giấy và xé, dán một trong những nội dung của chương 1 đã học. - Yêu cầu: xé xong em hãy xắp xếp , dán lên trong tờ giấy nền và trình bày sao cho thật đẹp. * Trước khi làm bài, GV có thể cho HS xem lại hình mẫu các bài và nhắc HS chọn mầu cho phù hợp với nội dung. Chú ý: Kỷ thuật xé sao cho đều,đẹp,xắp xếp hình dán và trình bày cân đối, đẹp. Nhắc HS khi dán bôi hồ vừa phải tránh dây hồ ra bài, sách vở, quần áo. - Thu dọn giấy thừa và rưa tay sạch sẻ khi hoàn thành bài. - GV thu bài và đánh gía sản phẩm. 3. Củng cố,dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị đầy đủ đồ dùng thủ công tiết sau học bài (Kỷ thuật gấp hình). sinh hoạt tập thể Sinh hoạt lớp: - Gọi lần lượt các tổ trưởng nhận xét về nề nếp học tập trong tuần qua của tổ. - GV đánh giá,nhận xét về nề nếp học tập, VS trường lớp, VS cá nhân. - Bình xét,xếp loại các tổ trong tuần. - Tổ chức trò chơi: Nhảy đúng nhảy nhanh. - Phổ biến nội dung tuần tới.

File đính kèm:

  • docGA CHAT T 12.doc
Giáo án liên quan