I.MỤC TIÊU:
- Thông qua trò chơi, HS được rèn luyện sức khỏe, rèn khả năng nhanh nhạy, khéo léo.
- GDHS ý thức tập thể.
II. CHUẨN BỊ: 2 quả bóng, 4 chậu, dây đeo có số thứ tự của người chơi, còi, .
III. LÊN LỚP:
1. ổn định tổ chức: 1 phút.
2. Lên lớp:
a) GV phổ biến nội dung giờ sinh hoạt tập thể: Giờ sinh hoạt tập thể hôm nay các em được hướng dẫn chơi một trò chơi vui, khỏe. Trò chơi mang tên: “ Trao bóng”. Đây là trò chơi đòi hỏi người chơi phải nhanh nhẹn, khéo léo, bình tĩnh mới dành được chiến thắng.
b) Đối tượng chơi: Cả lớp.
c) GV HD cách chơi:
- Chia đôi sân chơi thành 2 bên, đặt tên cho từng sân chơi là A và B.
- Mỗi đội chơi chia đôi số người đứng về 2 phía đầu của sân. Người chơi của các đội đeo biển số thứ tự từ 1- 8. Những người đeo số từ 1-4 của mỗi đội đứng về sân A ở vị trí xuất phát đã vạch sẵn. Những người đeo số từ 5-8 của mỗi đội đứng về sân B ở vị trí xuất phát đã vạch sẵn.
- Mỗi đội sẽ có 1 quả bóng và 2 cái chậu. Cuộc chơi sẽ tiến hành 2 vòng.
- Nghe lệnh xuất phát của trọng tài (VD: Mỗi đội 8 người):
+ Các số 1 của sân A đầu đội chậu đặt quả bóng, bước(hoặc chạy) nhanh theo con đường đã được kẻ trong cự li quy định, tiến về sân B trao cho số 5.
+ Các số 5 chạy nhanh đặt bóng vào chậu cho số 2.
+ Số 2 đội bóng trao cho số 6.
+ Số 6 chạy, đặt bóng vào chậu cho số 3.
+ Số 3 đội bóng trao cho số 7.
+ Số 7 chạy, đặt bóng vào chậu cho số 4.
28 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 4268 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoạt động ngoài giờ lên lớp trò chơi: “trao bóng”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o và các bạn gái trong lớp.
- Liên hoan văn nghệ: Các em nam lên hát, đọc thơ, kể chuyện, trình diễn tiểu phẩm về chủ đề 8-3. Các HS nữ và cô giáo cùng tham gia các tiết mục với HS nam.
- Cả lớp đồng thanh hát bài: “ Lớp chúng ta đoàn kết”.
3. Nhận xét- Dặn dò:
- Nhận xét về sự chuẩn bị và ý thức tham gia goạt động của HS.
- Dặn: Sưu tầm chuyện về phụ nữ VN tiêu biểu
Thứ năm ngày ..... tháng ..... năm 2012
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Kể chuyện về những người phụ nữ việt nam tiêu biểu
I. Mục tiêu: - HS biết một số tấm gương phụ nữ Việt Nam tiêu biểu.
- HS có thái độ kính trọng, biết ơn đối với cô giáo, quí mến các bạn gái trong lớp, trong trường.
II. Chuẩn bị: HS chuẩn bị khăn bàn, lọ hoa truyện, tranh, ảnh.
III. Các hoạt động dạy- học:
1.ổn định tổ chức: 1 phút.
2.Lên lớp:
- GV tập chung HS phổ biến nội dung buổi học: Kể về những người phụ nữ VN tiêu biểu trên các lĩnh vực: Chính trị, văn hoá, khoa học, kinh tế.
- Có thể kể theo nhóm, hoặc cá nhân.
- Lần lượt từng cá nhân lên kể
- Sau mỗi câu chuyện HS thảo luận các câu hỏi:
? Em có nhận xét gì về người phụ nữ trong câu chuyện vừa nghe?
? Ngoài thông tin vừa nghe, em còn biết gì về người phụ nữ đó?
? Qua câu chuyện trên, em có rút ra được điều gì?
Sưu tầm thêm những bài thơ, bài hát ca ngợi người phụ nữ đó?
3. Nhận xét- Đánh giá:
- Nhận xét và bình chọn người kể chuyện hay.
- Dặn chuẩn bị giờ sau: “ Thi học sinh thanh lịch”
Thứ năm ngày ..... tháng ..... năm 2012
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Thi học sinh thanh lịch
I. Mục tiêu: Thông qua cuộc thi nhằm giáo dục cho HS:
Thái độ mạnh dạn, tự tin, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng xác định giá trị của HS tiểu học.
- ý thức giữ gìn danh dự, phẩm giá của người HS và truyền thống nhà trường.
II. Chuẩn bị: Sân khấu, phông màn thiết bị, âm thanh;
Vương miện, ba dải lụa màu đỏ hoặc xanh lam có ghi hàng chữ: “Giải nhất cuộc thi HS thanh lịch, năm học” “Giải nhì cuộc thi HS thanh lịch, năm học” “Giải ba cuộc thi HS thanh lịch, năm học”; Hoa, phần thưởng để tặng cho các danh hiệu;
III. Các hoạt động dạy- học:
1.ổn định tổ chức: 1 phút.
2.Lên lớp: - GV tập chung HS phổ biến nội dung buổi học:
+ Nội dung thi gồm: Thi tài năng (có thể là hát, vẽ, đọc thơ, kể chuyện, giải toán nhanh);
+ Các giải thưởng chính: Giải nhất, giải nhì, giải ba;
Các lớp cử HS tham gia cuộc thi.
Các thí sinh luyện tập chuẩn bị dự thi.
Ban tổ chức chuẩn bị các phương tiện, kinh phí cần thiết cho cuộc thi.
Hình thức thi theo tổ hoặc cá nhân.
HS tiến hành thi tự chọn một trong các nội dung trên.
Ban giám khảo đánh giá xép loại thi đua.
Công bố kết quả thi.
Trao giải thưởng cho các em đạt giải.
3. Nhận xét- Dặn dò:
- Nhận xét sự chuẩn bị của HS.
- NHận xét ý thức tham gia cuộc thi.
- Dặn chuẩn bị: Sưu tầm tranh ảnh của các nước trên thế giới.
T4 hoà bình và hưu nghị
Thứ năm ngày ..... tháng ..... năm 2012
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Viết thư kết bạn với thiếu nhi quốc tế
I. Mục tiêu: - HS biết bày tỏ tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế qua hình thức viết thư kết bạn.
- GDHS lòng yêu hoà bình, tình cảm đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
II. Chuẩn bị: sưu tầm tranh ảnh về cuộc sống và học tập của thiếu nhi một nước.
III. Các hoạt động dạy- học:
1.ổn định tổ chức: 1 phút.
2.Lên lớp: - GV tập chung HS phổ biến nội dung buổi học: Đất nước ta mở cửa, hội nhập với thế giới. Dân tộc VN rất yêu chuộng hoà bình và mong muốn làm bạn với nhân dân toàn thế giới. Hôm nay chúng ta viết thư bày tỏ tình đoàn kết hữu nghị với các bè bạn thiếu nhi quốc tế.
- GV giới thiệu cho cả lớp địa chỉ của thiếu nhi quốc tế mà các em có thể gửi thư.
- HD HS cách viết thư:
+ Có thể viết thư theo cá nhân hoặc theo nhóm, theo lớp.
+ Có thể viết thư cho một hoặc nhiều bạn thiếu nhi quốc tế khác nhau.
+ Có thể viết thư gửi qua đường bưu điện hoặc gửi Email.
+ Nội dung thư có thể giới thiệu sơ lược về bản thân, về nhóm, lớp mình. Kể về cuộc sống, học tập của các em, về con người và cảnh vật quê hương, đất nước mình. Hỏi thăm về cuộc sống và học tập của các bạn thiếu nhi quốc tế, bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với các bạn quốc tế. Chúc các bạn học tập và rèn luyện tốt
+ Có thể kèm thư là ảnh của cá nhân mình hoặc của cả nhóm, hoặc tranh ảnh phong cảnh về đất nước Việt Nam.
HS tiến hành viết thư.
Có thể đọc thử bức thư cho cả lớp nghe.
HD HS cách gửi thư qua Email.
3. Nhận xét- Dặn dò:
- Nhận xét về tinh thần chuẩn bị của HS.
- Nhận xét thái độ tham gia của HS trong tiết học.
- Chuẩn bị: sưu tầm trò chơi của một số nước trên thế giới.
Thứ năm ngày ..... tháng ..... năm 2012
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Trò chơI du lịch vòng quanh thế giới
I. Mục tiêu: thông qua trò chơi, HS có thêm hiểu biết về đất nước, con người và văn hoá của một số quốc gia trên thế giới.
- Phát triển HS kĩ năng giao tiếp, khả năng ứng phó nhanh nhạy, chính xác.
II. Chuẩn bị: sưu tầm trò chơi của một số nước trên thế giới.
III. Các hoạt động dạy- học:
1.ổn định tổ chức: 1 phút.
2.Lên lớp:
- GV tập chung HS phổ biến nội dung buổi học: Xác định vị trí của các quốc gia trên bản đồ thế giới, nêu được thủ đô của quốc gia đó, kể tên được một vài danh lam thắng cảnh, hay di tích lịch sử của quốc gia đó.
- Hình thức chơi: Lên bảng bắt thăm vào tên quốc gia nào thì nêu những nội dung trên về những quốc gia đó. Nêu đúng mỗi nội dung 10 điểm. Tổng cộng đội nào nhiều điểm đội đó thắng cuộc.
- GV phổ biến kế hoạch hoạt động, và thể lệ cuộc chơi.
- Mỗi tổ củ ra một đội chơi từ 3 người.
- Các tổ thảo luận 5 phút.
- Lần lượt từng đội chơi trình bày.
- Ban giám khảo cho điểm từng nội dung của từng đội.
- Công bố kết quả cuộc chơi.
3. Nhận xét – Dặn dò:
- Nhận xét sự chuẩn bị của HS.
- NX thái độ ý thức tham gia trò chơi.
- Dặn chuẩn bị giờ sau: bóng bay, giấy màu, hồ dán, chỉ.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Những cánh chim hoà bình, hữu nghị
I .Mục tiêu
HS biết yêu hoà bình và thể hiện tinh thần đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi và nhân dân các dân tộc qua các thông điệp cụ thể.
II. Chuẩn bị: -Một quả bóng bay các màu;
-Giấy màu, kéo, hồ dán, chỉ/ dây để làm diều;
-Giấy,bút dạ để viết các thông điệp hoà bình, hữu nghị;
-Bài hát” Liên hoan thiếu nhi thế giới” hoặc” Trái Đất màu xanh”.
III. Các hoạt động dạy- học
-GV phổ biến kế hoạch hoạt động, hướng dẫn HS những công việc cần chuẩn bị.
-Mỗi HS/ nhóm HS chuẩn bị:
+1 quả bóng bay hoặc 1 chiếc diều( diều các em có thể mua hoặc tự làm).
Lưu ý: bóng bay và diều đều phải đủ lớn để có thể mang đuợc các băng giấy có ghi các thông điệp hoà bình hữu nghị.
+Viết thông điệp hoà bình, hữu nghị lên 1 băng giấy dài vào bóng bay hoặc chiếc diều của mình.
Lưu ý: GV cần gợi ý, hướng dẫn HS viết các thông điệp hoà bình, hữu nghị sao cho ngắn gọn, thể hiện được tình cảm và mong muốn các em đối với hoà bình, hữu nghị.
Bước 2: Gửi thông điệp hoà bình qua bóng bay hoặc diều.
Có thể tổ chức quả bóng bay hoặc thả diều mà HS đã chuẩn bị ở sân trường hoặc ở một nơi có không gian rộng như: quảng trường , sân nhà văn hoá,Cần tránh tổ chức ở nơi có nhiều cây to hoặc dây điện vì bóng và diều có thể bị mắc lại.
-Mở đầu, GV một đại diện HS sẽ nói ngắn gọn về mục đích, ý nghĩa của hoạt động là muốn gửi thông điệp hoà bình, hữu nghị tới tất cả mọi người.
-Tiếp theo, mỗi HS, nhóm HS sẽ đọc to nội dung thông điệp hoà bình, hữu nghị của mình và phát biểu ngắn gọn về mong ước của các em.
-Sau đó sẽ hô to 1,2,3 và đồng loạt thả bóng diều, trong khi các thông điệp hoà bình của HS đang từ từ được những quả bóng và những cánh diều đưa lên không trung, các em sẽ vừa vỗ tay, vừa cùng hát vang lên bài hát” Liên hoan thiếu nhi thế giới” hoặc “ Trái Đất màu xanh”.
-Hoạt động sẽ kết thúc khi những thông điệp hoà bình, hữu nghị của HS đã được đưa lên rất cao, Trước khi kết thúc, GV sẽ cảm ơn HS và nói rằng việc làm của các em ngày hôm nay sẽ co ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ hoà bình tren Trái Đất.
- GV gợi ý cho HS một số thông điệp hoà bình:
1) Nội dung các thông điệp có thể như sau:
- Chúng em yêu hoà bình
- Thiếu nhi thế giới đều là anh em một nhà.
- Trái Đất là ngôi nhà chung.
- Hãy để thế giới tràn đầy tình yêu thương và tiếng cười !
- Hãy ngăn chặn chiến tranh !
-
Lưu ý: Thông điệp cũng có thể diễn đạt dưới hình thức vẽ tranh hoặc một câu thơ ngắn.
2) Bài hát” Thiếu nhi thế giới liên hoan”
3)Bài hát” Trái Đất này là của chúng mình”, Sáng tác: Trương Quang Lục
Thứ năm ngày ..... tháng ..... năm 2012
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Tìm hiểu về chiến thắng 30- 4
I. Mục tiêu: HS có hiểu biết về chiến thắng 30-4 , giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- HS tự hào về lòng dũng cảm, truyền thống đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam.
II. Chuẩn bị: sưu tầm tranh ảnh, tài liệu, báo về chiến thắng 30-4. Phần thưởng, câu hỏi và đáp án.
III. Các hoạt động dạy- học:
1.ổn định tổ chức: 1 phút.
2.Lên lớp: - GV tập chung HS phổ biến nội dung buổi học: Thi hái hoa dân chủ tìm hiểu về chiến thắng 30-4, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.
- Kê bàn ghế theo hình chữ U.
- GV tuyên bố lí do và nội dung thi, hình thức tổ chức.
- GV tổ chức cho HS tiến hành cuộc thi.
- Cá nhân HS xung phong lên hái hoa dân chủ và trả lời câu hỏi.
- Mỗi câu hỏi đúng hoàn toàn được tính 10 điểm.- Bình chọn người xuất sắc để trao phần thưởng.
Nội dung câu hỏi như sau:
Chiến thắng giải phóng Sài Gòn được mang tên là gì?(Chiến dịch Hồ Chí Minh)
Vị tướng chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh là ai?(Đại tướng Văn Tấn Dũng)
Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu từ ngày nào?(17 giờ ngày 26 tháng 4 năm 1975)
Có bao nhiêu quân đoàn của ta đã tham gia chiến dịch này?(5)
Quân đội ta đã tiến vào giải phóng Sài Gòn theo mấy hướng?(5)
Chiếc xe tăng húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập trong ngày 30/4/1975 mang số hiệu gì?(xe tăng mang số hiệu 930)
Ai là người hạ lá cờ trên của nguỵ quyền Sài Gòn trên nóc Dinh Độc Lập xuống và kéo lá cờ của mặt trận dân tộc giải phóng lên?(Trung uý Bùi Quang Thận)
Chiến dịch Hồ Chí Minh đã dành toàn thắng vào thời điểm nào?(Khoảng 12 giờ chưa ngày 30/4/1975).
File đính kèm:
- GIAO AN HDNG LOP 4.doc