Hoạt động học thể dục: bật xa 20 – 25cm

1. Mục đích:

- Trẻ biết bật xa 20 – 25cm đúng tư thế không chạm vạch.

- Khả năng định hướng trong không gian.

- Phát triển tố chất thể lật: mạnh, bền.

- GD trẻ chú ý trong giờ học

2. Chuẩn bị:

- Kẻ 2 vạch có khoảng cách 20 – 25cm làm vạch mức.

- Trống rông

- Địa điểm: trong lớp.

- Đội hình: Hai hàng dọc

 

doc10 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 54368 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động học thể dục: bật xa 20 – 25cm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ô giới thiệu vận động: bật xa - Cô làm mẫu trẻ xem1 lần, 2 lần + giải thích TTCB: Chân đứng tự nhiên, tay thả xuôi, lấy đà chân hơi kiễng gót, tay đưa cao lăng xuống ra sau kết hợp khuỵu gối nhún chân và đạp mạnh đất bật người về phía trước, phối hợp tay từ sau đưa ra trước. Khi chân chạm đất hơi khuỵu gối, tay đưa ra trước để giữ thăng bằng. - Mời trẻ làm mẫu lần 3. - Trẻ thực hiện: + Mời 1- 2 trẻ làm thử sửa sai. + Lần lượt 4 trẻ ở 2 hàng thực hiện vận động. Trong quá trình trẻ thực hiện, cô bao quát, sửa sai, động viên trẻ kip thời. + Mời 3 - 4 trẻ thực hiện củng cố. * Trò chơi vận động: Cáo và thỏ - Cô giới thiệu tên trò chơi. “Cáo và thỏ” - Cho trẻ nhắc lại cách chơi và luật. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 3, 4 lần. Cô quan sát, động viên trẻ. - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. c. Hồi tĩnh: hít thở nhẹ nhàng *Đánh giá ngày: Thứ ba ngày 19 tháng 3 năm 2013 I. HOẠT ĐỘNG HỌC KPKH: CON VẬT BÉ YÊU 1. Mục đích: - Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm nổi bật (tiếng kêu, các bộ phận chính) và ích lợi, thức ăn, cách di chuyển của con gà trống, gà mái, gà con. - Nhận biết và bắt chước được tiếng kêu của con gà trống, gà mái, gà con. - Giáo dục trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ con vật gần gũi 2. Chuẩn bị: - Hình ảnh con gà trống - Clip gà trống vỗ cánh gáy - Hình ảnh gà mẹ - Clip gà mẹ ấp trứng nở thành con - Clip gà con kiếm ăn cùng mẹ - Bài hát đàn gà trong sân. 3. Tiến hành: * HĐ1: Nghe hát đàn gà trong sân. - Cô giới thiệu tên bài hát và khuyến khích trẻ hát cùng cô. - Bài hát có những con gà gì? - Các con đã nhìn thấy con gà chưa? - Các con có thích được nhìn thấy con gà không? - Cô dẫn dắt và chuyển hoạt động * HĐ2: Con vật bé yêu a. Khám phá con gà trống: - Cho trẻ nghe tiếng gà trống gáy. Yêu cầu trẻ lắng nghe và đoán đó là con gì? - Cô xuất hiện hình ảnh con gà trống cho trẻ quan sát và đàm thoại: + Con gà trống có đặc điểm gì? + Mình gà trống có đặc điểm gì? + Trên đầu gà trống có gì? + Yêu cầu trẻ cùng làm gà trống gáy. - Cô dẫn dắt và chuyển hoạt động b. Khám phá con gà mái: - Cô đọc câu đố về con gà mái: “Con gì cục tác, cục te Nó đẻ ra trứng, nó khoe trứng tròn” Là con gì? (Gà mái) - Cho trẻ xem hình ảnh gà mái và trò chuyện + Trên đầu gà mái có đặc điểm gì khác gà trống? + Khi nào thì gà mái kêu cục tác, cục te? + Các con đã được nhìn thấy trứng gà chưa? + Nhờ đâu mà trứng gà nở thành gà con? c. Khám phá gà con - Xem clip gà ấp trứng và nở thành con và trò chuyện + Thế nhờ đâu mà trứng nở thành gà con? + Những chú gà con như thế nào? - Cô có đoạn phim gà mẹ chăm sóc những chú gà con này như thế nào nhé. Cô cho trẻ xem đoạn phim gà mẹ dẫn gà con đi ăn và trò chuyện: + Gà mẹ chăm sóc những chú gà con như thế nào? + Gà mẹ bới đất để tìm gì? + Gà con kêu như thế nào? + Các con cùng làm gà con kêu chíp chíp đi nào. - Ai giỏi cho cô biết gà trống, gà mái, gà con là những con vật nuôi ở đâu? Ngoài ra trong gia đình còn nuôi các con vật nào nữa? - Con đã làm gì để chăm sóc và bảo vệ chúng? * HĐ 3: Chơi nghe tiếng kêu, đoán tên con vật. - Cô giới thiệu tên trò chơi: “Nghe tiếng kêu, đoán tên nhân vật” - Cô giới thiệu cách chơi: Cô sẽ mở âm thanh tiếng kêu con vật, các con sẽ lắng tai nghe và đoán xem đó là tiếng kêu của con vật nuôi đó nhé. + Cô lần lược cho trẻ nghe tiếng kêu của gà trống, gà mái, gà con và yêu cầu trẻ đoán. Sau khi trẻ đoán xong, cô clik chuột để xuất hiện hình ảnh con vật nuôi đó để trẻ kiểm tra kết quả. Cuối cùng cho trẻ giả bắt chước tiếng kêu, hành động mô phỏng của con vật đó. - Trẻ chơi, cô bao quát động viên và kết thúc hoạt động. *Đánh giá ngày: Thứ tư ngày 20 tháng 3 năm 2013 I. HOẠT ĐỘNG HỌC LQVH: THƠ ĐÀN GÀ CON 1. Mục đích: - Trẻ thuộc thơ, hiểu nội dung và tên bài thơ “Đàn gà con”, tác giã Phạm Hổ nói về vẽ đẹp của chú gà con. - Trẻ biết đọc thơ đàn gà con qua tranh - Trẻ cảm nhận được vẽ đẹp của chú gà con - Hứng thú nghe hát “Đàn gà con” - Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ chú gà con. 2. Chuẩn bị: - Tranh minh họa bài thơ Đàn gà con - Cô thuộc thơ, đọc diễn cảm bài thơ “Đàn gà con”. - Hình ảnh minh họa bài thơ được thiết kế trên phần mềm powerpoint. 3. Tiến hành: * HĐ1: Nghe hát đàn gà trong sân. - Cô tập trung trẻ ngồi xung quanh cô. Cô mở nhạc và giới thiệu nhạc phẩm “Đàn gà con” sáng tác Việt Anh và trò chuyện: + Bài hát nói về con gì? + Con đã được nhìn thấy chú gà con chưa? + Gà con có đặc điểm gì? - Cô dẫn dắc và chuyển hoạt động. * HĐ2: Đọc thơ “Đạn gà con” - Cô giới thiệu tác phẩm tác giả và đọc cho trẻ nghe bài thơ 1 lần. + Cô vừa đọc bài thơ gì? + Bài thơ do ai sáng tác - Cô giới thiệu nội dung bài thơ:Bài thơ “Đàn gà con” vẽ đẹp của chú gà con. - Đọc thơ lần 2 kết hợp xem hình ảnh minh họa và giảng từ khó, đàm thoại + Cô vừa đọc bài thơ gì? + Của tác giả nào? + Trong bài thơ được nhắc đến bao nhiêu quả trứng? + Mẹ gà đã làm gì với nhứng quả trứng? + Cái mỏ và chân của gà con như thế nào? + Lông gà con có màu gì? + Mắt gà con như thế nào? + Các con có yêu chú gà con không? - GD: Qua bài thơ này cô mong rằng các con sẽ biết chăm sóc và bảo vệ các chú gà con vì chú mới nở rất non yếu và dễ thương. + Thế con sẽ làm gì để chăm sóc và bảo vệ chúng? - Dạy trẻ đọc thơ + Trẻ đọc theo cô từng câu cho đến hết bài 2 – 3 lần. + Lớp đọc theo cô cả bài 2 – 3 lần. + Mời tổ, nhóm, cá nhân luân phiên đọc. Cô chú ý sửa sai + Lớp đọc thơ 1 – 2 lần. - Kết thúc: cô nhận xét, dẩn dắt và chuyển hoạt động * HĐ3: Chơi đọc thơ qua tranh. - Cô giới tên trò chơi “Đọc thơ qua trinh - Cô giới thiệu cách chơi: Phía trên màn hình cô có các ô số, dưới mỗi ô số là nhình ảnh minh họa nội dung đoạn thơ “Đàn gà con”. Nhiệm vụ của các con sẽ đọc đoạn thơ phù hợp vơi hình ảnh minh họa của đội mình. Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội cùng chơi. Lần lược mỗi đội xẽ lên chọ ô số để xuất hiện hình ảnh minh họa đoạn thơ. Các bạn trong đội sẽ suy nghỉ và cùng đọc cho cô và các bạn cùng nghe đoạn thơ đó. Thời gian cho mỗi đội là 5 giây, khi đồng hồ trở về số 0 thì phải đọc đoạn thơ. Đội nào đọc đúng sẽ được tặng 1 bông hoa. Kết thúc lượt chơi, đội nào có nhiều hoa hơn sẽ chiến thắng. - Lớp chơi 1- 2 lần, sau mỗi lần chơi cô nhận xét tuyên dương trẻ. - Cô nhận xét, kết thúc tiết học. *Đánh giá ngày: Thứ năm ngày 21 tháng 3 năm 2013 I. HOẠT ĐỘNG HỌC TẠO HÌNH: NẶN CHÚ GÀ CON 1. Mục đích: - Trẻ biết dùng kỹ năng xoay tròn, gắn nối, vuốt nhọn để tạo thành chú gà con. - Phát triển khả năng khéo léo của đôi tay, sự phối hợp giữa tay và mắt. - Củng cố kỹ năng xoay tròn, vuốt nhọn. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình và bạn. 2. Chuẩn bị: - Mẫu nặn chú gà con: 5- 6 con. - Hình ảnh chú gà con có lông vàng. - Đĩa đựng sản phẩm, bản con đủ số cháu. - Tăm tre được cắt ngắn để trẻ gắn nối phần đầu và mình. - Nhạc không lời có giai điệu êm diệu. 3. Tiến hành: * HĐ1: Xem hình ảnh và trò chuyện về chú gà con: - Cô cho trẻ nghe tiếng kêu của chú gà con và yêu cầu trẻ đoán đó là tiếng kêu của con gì? - Cho trẻ xem hình ảnh chú gà con và trò chuyện: + Gà con có đặc điểm gì? + Mỏ của nó như thế nào? + Gà con có đẹp không các con? - Cô dẫn dắc và chuyển hoạt động. * HĐ2: Nặn chú gà con - Xem vật mẫu và đàm thoại. + Con có nhận xét gì chú gà con này? Nó có đặc điểm gì? + Đầu và mình gà có dạng gì? + Con sẽ dùng kỹ năng gì để nặn mình và đầu của chú gà con? + Phần mình có kích thước như thế nào so với phần mình? + Làm cách nào để phần mình và đầu dính lại với nhau? - Cô làm mẫu: Cô chia đất làm 3 phần, phần lớn nhất làm mình, phần nhỏ hơn để làm đầu và phần nhỏ nhất để làm mỏ và cánh. Cô chọn phần đất to nhất đặc lên bẳng, 1 tay vịn bảng, úp bàn tay còn lại trên viên đất và xoay tròn cho viên đất tròn, cô tiếp tục chọn phần đất nhỏ hơn để làm đầu cách nặn tương tự như làm mình. Xong cô dùng tăm tre gắn nối giữa phần đầu vào phần mình. Cuối cùng cô vê đất thành từng phần nhỏ để nặn mỏ, cánh cho gà cọn để mỏ gà nhọn cô dùng ngón trỏ và ngón cái của tay vuốt nhọn 1 đầu và gắn nối vào phần đầu. - Hôm nay cô muốn các con nặn chú gà con giống mẫu cô để tặng cho các bạn chơi góc xây dựng nhé. - Trẻ thực hiện: Trẻ về vị trí ngồi lấy đất nặn và nặn. Trong quá trình trẻ nặn, cô mở nhạc không lời cho trẻ nghe, động viên, gợi ý giúp trẻ hoàn thành sản phẩm. - Nhận xét sản phẩm: + Mời 3 – 4 trẻ giới thiệu, nhận xét sản phẩm mình và bạn. + Cô nhận xét lại, bổ xung sản phẩm chưa hoàn chỉnh - Kết thú: Cho trẻ thu dọn đồ dùng, vệ sinh tay. *Đánh giá ngày: Thứ sáu ngày 22 tháng 3 năm 2013 I. HOẠT ĐỘNG HỌC ÂM NHẠC: HỌC HÁT ĐÀN GÀ CON 1. Mục đích: - Cháu biết nhớ tên bài hát và hát cùng cô cả bài “Đàn gà con”, tác giả Việt Anh - Biết thể hiện cảm xúc khi hát - Rèn luyện kỹ năng biết bắt đầu cùng nhau và kết thúc cùng nhau - Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ con vật nuôi. 2. Chuẩn bị: - clip đàn gà con kiếm ăn cùng mẹ - Cô hát tốt bài hát đàn gà con, gà gáy le te - Nhạc đệm bài hát đàn gà con, gà gáy le te. 3. Tiến hành: * HĐ1: xem phim và trò chuyện về gà con - Cô tập trung trẻ trước màng hình và mở phim đàn gà con cho trẻ xem và trò chuyện + Những chú gà con đang làm gì? + Gà con kêu như thế nào. + Chúng ta cùng làm gà con kêu đi nào. - Cô dẫn dắt và chuyển hoạt động * HĐ2: Học hát đàn gà con - Cô giới thiệu và hát đàn gà con, tác giả Việt Anh và hát cho trẻ nghe 1 – 2 lần. - Giới thiệu nội dung bài hát: Bài hát nói về sự sinh động của đàn gà con đi kiếm ăn cùng mẹ. - Cô hát lần 2 kết hợp đệm nhạc. Bài hát này hát theo nhịp 2/4 nên khi hát con chú ý hát to rõ lời, dứt khoát thể hiện sự vui tươi. - Lớp hát cùng cô 2-3 lần. Cô chú ý sửa sai. - Các con vừa hát bài gì? - Mời tổ, nhóm, cá nhân luân phiên hát. Cô chú ý sửa sai (nếu lớp hát tốt, có thể cho trẻ hát có nhạc đệm) - Lớp hát 1 lần. * HĐ3: Nghe hát “Gà gáy le te” dân ca Cúng Khao Lai Châu. - Cô giới thiệu nhạc phẩm “Gà gáy le te” dân ca Cúng Khao Lai Châu - Cô dẫn dắt, giới thiệu và hát cho trẻ nghe bài Gà gáy le te kết hợp nhạc đệm 1 – 2 lần. - Kết thúc cô nhận xét tuyên dương trẻ. *Đánh giá ngày:

File đính kèm:

  • docKHGD - T1. ĐV.doc