Hiệu trưởng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tháng 12 năm 1996 khẳng định rằng “ Định hướng phát triển nhân cách con người Việt Nam thể hiện ở mục tiêu cơ bản của giáo dục và đào tạo là xây dựng con người và thế hệ trẻ thiết tha gắn bó với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá nhân loại ; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, tư duy sáng tạo, có kỷ luật, có sức khoẻ, là người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên”.

 Từ nhận thức về định hướng nhân cách con người Việt Nam, việc hình thành nhân cách, đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay là việc làm hết sức quan trọng và được toàn xã hội quan tâm.Trong các hoạt động giáo dục của nhà trường hiện nay, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hoàn thiện nhân cách, đạo đức của học sinh.Vì vậy trong nhà trường phổ thông, đặc biệt đối với bậc tiểu học tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giừo lên lớp là yếu tố cơ bản và cần thiết, nó là một bộ phận của quá trình giáo dục ( theo nghĩa rộng), vừa là yếu tố quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách theo mục tiêu đào tạo đáp ứng yêu cầu đa dạng của xã hội đối với thế hệ trẻ.

 

doc28 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2905 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiệu trưởng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thông qua ban chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. +Hiệu trưởng thông qua ban chỉ đạo phối hợp nhịp nhàng với các đoàn thể trong nhà trường như: Công đoàn, chi đoàn giáo viên, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tham gia vào các hoạt đọng giáo dục ngoài giờ lên lớp. +Hiệu trưởng thông qua ban chỉ đạo phối hợp với các lực lượng ngoài trường như: Hội cha mẹ học sinh, Trung tâm thể dục thể thao, Các lực lượng vũ trang, Quân đội ,;Tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương làm tốt công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp. Triển khai kế hoạch đến toàn bộ hội đồng sư phạm của nhà trường và ban đại diện hội cha mẹ học sinh, từ đó cụ thể hóa cho từng bộ phận, dựa trên kế hoạch của hiệu trưởng cần bảo đảm nguyên tắc giáo dục vì đây là điều kiện để đánh giá sự thành công của quá trình giáo dục. -Cụ thể tổ chức tốt các buổi chào cờ đầu tuần của từng tháng. Đánh giá chung kết quả hoạt động của chủ điểm tháng trước và đề ra kế hoạch hoạt động của chủ điểm tháng này trước toàn thể hội đồng sư phạm và học sinh để tất cả định hướng hoạt động của mình như sưu tầm tài liệu, tập luyện, phân công nhiệm vụ cho các thành viên,.. -Đối với các môn học có lồng ghép hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớpcần quán triệt, theo dõi việc tổ chức dạy lồng ghép nội dung này. Làm cho giáo viên thấy tác dụng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với sự giáo dục về truyền thống, đạo đức, hành vi cho các em để giáo viên thực hiện tốt việc lồng ghép nội dung này chứ không phải chỉ chú trọng vào việc dạy kiến thức cơ bản của tiết học đó. -Đối với các hoạt động của chủ điểm để thực hiện tốt như kế hoạch đề ra, hiệu trưởng chỉ đạo cho tổ chuyên môn, đội, công đoàn , và phối hợp các lực lượng ngoài nhà trường như cựu chiến binh, đoàn TN, cùng tổ chức thực hiện. VD: Để tổ chức buổi nói chuyện truyền thống (tháng 12) cần liên hệ với cựu chiến binh của xã để bố trí thời gian , địa điểm cho buổi gặp mặt nói chuyện giữa những cựu chiên binh lão thành cách mạng địa phương với tập thể sư phạm nhà trường cùng các em học sinh. Hay tổ chức trò chơi dân gian (tháng 1 + 2) cần liên hệ trao đổi với hội cha mẹ học sinh, thôn buôn trưởng để phối hợp thực hiện. Mỗi chủ điểm giáo dục chọn một ngày hoạt động cao điểm để học sinh thể hiện các kết quả hoạt động của chủ điểm, tạo cơ hội cho các em mở rộng giao tiếp trong và ngoài nhà trường, rèn cho các em kỹ năng cơ bản cần thiết. Cần thống nhất sự chỉ đạo nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho từng khối lớp. Chỉ đạo lồng ghép chương trình hoạt động của Đ ội với kế hoạch của nhà trường, xây dựng kế hoạch hoạt động Đội phù hợp với kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên lớp của trường. 4.4.Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra đánh giá: +Hiệu trưởng chỉ đạo Ban kiểm tra hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: -Xây dựng tiêu chí kiểm tra: Đối chiếu với kế hoạch, so sánh với mục đích yêu cầu của hoạt động. -Xây dựng phương pháp, lực lượng kiểm tra : Xác định cách thức kiểm tra cụ thể ứng với từng nội dung, thành lập Ban kiểm tra phù hợp với phương pháp đề ra. -Xác định nội dung kiểm tra và thực hiện kiểm tra: Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch như thời gian, nội dung thực hiện, kiểm tra hoạt động cụ thể của giáo viên và học sinh, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục thông qua nhận thức của học sinh.Kiểm tra, lập hồ sơ kiểm tra hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường.tiến hành kiểm tra theo định kỳ, đột xuất, lập hồ sơ kiểm tra. +Hiệu trưởng tổng hợp đánh giá, điều chỉnh sau khi kiểm tra: -Tổng hợp kết qur kiểm tra: Kết quả cụ thể: Tháng 9: 100% các lớp khối 3,4,5 tham gia viết bài tìm hiểu truyền thống nhà trường; 100% các em biết tự giác tham gia làm vệ sinh trường lớp sạch, đẹp. Tháng 10: Thi kể chuyện theo sách, 100% các lớp tham gia, trong đó: Giải nhất: Lớp 4D. Giải nhì: Lớp 5A. Giải ba: Lớp 5B Giải khuyến khích: Lớp 4+5 Tháng 11: *Hội diễn văn nghệ toàn trường diễn ra sôi nổi: Giải nhất: Lớp 5B. Giải nhì: Lớp 3B, lớp 4D. Giải ba: Lớp 4C Giải khuyến khích: 1+2, 4+5. *Làm báo ảnh khối 4 đạt giải nhất. Khối 3 + 5:đạt giải nhì. Tháng 12: *Mời cựu chiến binh nói chuyện truyền thống của QĐND VN và truyền thống đấu tranh của Quân và Dân Cưmgar. *Đội phối hợp Đoàn địa phương tổ chức viếng nghĩa trang liệt sĩ tại huyện Cưmgar Tháng 1+2: *Tổ chức trò chơi dân gian được các em tham gia hào hứng, nhiệt tình. *Giáo dục ý thức về an toàn giao thông. Tháng 3: Tổ chức “Hội vui học tập”, qua đó giúp các em tích cực học tập. C.PHẦN KẾT LUẬN I.BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Từ việc phân tích thực trạng biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của tôi, đối chiếu các lý luận đã học nói chung và chuyên đề quản lý các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nói riêng của trường Phạm Hồng Thái, bản thân tôi rút ra một số kinh ghiệm như sau: -Hiệu trưởng phải coi trong công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vì đó là một trong hai hoạt động cơ bản của nhà trường; -Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp một cách cụ thể, khả thi, tránh chồng chéo và bị động về thời gian; -Hiệu trưởng phải tổ chức thực hiện kế hoạch , chỉ đạo thực hiện kế hoạch một các nghiêm túc; -Hiệu trưởng kiếm tra đánh giá đúng thực chất theo tiêu chí đã đã ra, đảm bảo công bằng, khách quan đối với giáo viên và học sinh, góp phần tích cực cho đội ngũ giáo viên nâng cao tay nghề, biết vận dụng những kiến thức đã học và kinh nghiệm thực tiễn áp dụng có hiệu quả vào công tác tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; -Hiệu trưởng luôn xem trọng công tác bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện kĩ năng tư vấn, thúc đẩy cho Ban kiểm tra, bổ sung vào Ban kiểm tra những giáo viên có năng lực, có uy tín tạo cho giáo viên niềm tin và lòng nhiệt tình tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường; -Hiệu trưởng phải biết vận dụng uyển chuyển, đúng lúc, đúng việc, đúng người; -Hiệu trưởng thực hện tốt chế dộ khen thưởng để khuyến khích động viên các tổ chức, cá nhân liên tục tiến bộ. Mọi người ai cũng thấy mình đang làm việc thực sự, đang góp phần tích cực vào sự vận hành của tổ chức một cách tốt đẹp; -Hiệu trưởng phối hợp với các trường tiểu học, trung học cơ sở trong xã, cụm tổ chức một số hoạt động giáo dục hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao, cắm trại,Học hỏi và chia sẽ kinh nghiệm quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; -Hiệu trưởng mạnh dạn giao việc cho cấp dưới nhưng phải kiểm tra, đánh gía, tư vấn thúc đẩy kịp thời giúp họ thực hiện kế hoạch mềm dẻo, linh hoạt và sáng tạo; -Hiệu trưởng không ngừng bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, năng lực quản lý, năng lực chuyên môn và hiệu trưởng phải thực sự vừa là thủ trưởng, vừa là thủ lĩnh. Hiệu trưởng phải là tấm gương sáng cho toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên , học sinh và nhân dân noi theo. II.KIẾN NGHỊ: Đối với phòng giáo dục: Cần đưa công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, xem công tác giáo dục hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một tiêu chí đánh giá xếp loại thi đua của các trường trong năm học. Mở các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ quản lý và kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Đối với trường cần thành lập ban kiểm tra đủ về số lượng và chất lượng, tiến hành xây dựng kế hoạch và thực hiện nghiêm túc kế hoạch đề ra, kiểm tra đúng quy trình, đánh giá công bằng, khách quan, tạo bầu không khí thi đua sôi nổi và phải nhẹ nhàng, thoải mái, cần dự trù kinh phí phù hợp từ đầu năm đến cuối năm. Mở các chuyên đề chuyên môn nghiên cứu về tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Phối hợp các trường tiểu học, trung học cơ sở trong xã, cụm tổ chức một số hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và chia sẽ kinh nghiêm quản lý hoạt động này để mang lại hiệu quả giáo dục một cách tốt nhất. III.KẾT LUẬN: Từ lý luận và thực tiễn ta thấy rằng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có vị trí rất quan trọng trong toàn bộ hệ thống quản lý nhà trường, có quản lý tốt thì mới thúc đẩy nhà trường phát triển, nếu cán bộ quản lý lơ là hoặc xem nhẹ thì hậu quả sẽ thật khó lường. Bởi thế cho nên hơn lúc nào hết chúng ta cần nhận thấy rõ tầm quan trọng của công tác này để quản lý và tổ chức các động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của các em học sinh thân yêu và sự đòi hỏi của nhu cầu xã hội, xứng đáng là những kỹ sư tâm hồn để “ươm mầm xanh cuộc sống”. Việc tổ chức và quản lý động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực sự là cần thiết, là một bộ phận không thể thiếu của quá trình sư phạm tổng thể ở trường tiểu học nói riêng và ở trường phổ thông nói chung. Trường nào thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có nội dung, kế hoạch, biện pháp và các phương pháp đa dạng phong phú, trường đó sẽ đạt hiệu quả giáo dục cao. Những chủ nhân trương lai sẽ là tinh thần dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước, hội nhập được với sự phát triển kinh tế, văn hóa trong khu vực và quốc tế. Cư suê, ngày 28 tháng 3 năm 2010 Người viết Trần Thị hải TÀI LỆU THAM KHẢO 1.Điều lệ trường tiểu học 2007. 2.Đặng Vũ Hoạt “Giáo dục ngoài giờ lên lớp” – NXB GD 2001. 3.Nguyễn Thị Thu Hương – Chuyên đề quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 4.Trần Công Khanh – Chuyên đề xây dựng kế hoạch trong nhà trường phổ thông. 5. Hồ sơ, sổ sách kế hoạch nhà trường, công tác Đội. MỤC LỤC A.Phần mở đầu Trang 3 B.Phần nội dung Trang 6 Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý Trang 6 I/Khái niệm về HĐGDNGLL Trang 6 II/Quản lý HĐGDNGLL Trang 10 Chương II:Thực trạng và đề xuất biện pháp cải tiến QL HĐGDNGLL Trang 11 1.Đặc điểm tình hình QL HĐGDNGLL Trang 11 2.Thực trạng QL HĐGDNGLL Trang 12 3.Nguyên nhân của thực trạng QL HĐGDNGLL Trang 12 4.Biện pháp cải tiến QL HĐGDNGLL Trang 13 C.Phần kết luận Trang 22 I/Bài học kinh nghiệm Trang 22 II/ Kiến nghị Trang 22 III/Kết luận Trang 23 Tài liệu tham khảo Trang 24

File đính kèm:

  • docSKKN NGOAI GIO LL.doc
Giáo án liên quan