HDI - Chỉ số phát triển con người

Chỉ số phát triển con người (Human De-velopment Index), ngày nay là công cụ nhân văn có ý nghĩa thời đại để quản lý phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng. Chỉ số này dù chỉ được biểu diễn bởi một con số, nhưng nó phản ánh tổng hợp thành tựu kinh tế - xã hội, cả về số lượng và chất lượng.

Trong những năm qua, chỉ số HDI ở nước ta có tăng, nhưng các chỉ số thành phần vận động không đều. HDI do chương trình phát triển của Liên hiệp quốc đề xướng năm 1990 và đã được nhiều quốc gia, khu vực sử dụng để đo đạc mức độ phát triển con người ở các cấp cộng đồng (quốc gia; tỉnh, thành phố; quận, huyện). Đây là một thước đo tổng hợp thành tựu trung bình của mỗi cộng đồng về ba phương diện của sự phát triển con người: Sức khỏe, đo bằng tuổi thọ trung bình; kiến thức - đo bằng tỷ lệ biết chữ của người lớn và tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục tiểu học, trung học, đại học; mức sống đo bằng GDP bình quân đầu người.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3087 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu HDI - Chỉ số phát triển con người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HDI - chỉ số phát triển con người Chỉ số phát triển con người (Human De-velopment Index), ngày nay là công cụ nhân văn có ý nghĩa thời đại để quản lý phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng. Chỉ số này dù chỉ được biểu diễn bởi một con số, nhưng nó phản ánh tổng hợp thành tựu kinh tế - xã hội, cả về số lượng và chất lượng. Trong những năm qua, chỉ số HDI ở nước ta có tăng, nhưng các chỉ số thành phần vận động không đều. HDI do chương trình phát triển của Liên hiệp quốc đề xướng năm 1990 và đã được nhiều quốc gia, khu vực sử dụng để đo đạc mức độ phát triển con người ở các cấp cộng đồng (quốc gia; tỉnh, thành phố; quận, huyện). Đây là một thước đo tổng hợp thành tựu trung bình của mỗi cộng đồng về ba phương diện của sự phát triển con người: Sức khỏe, đo bằng tuổi thọ trung bình; kiến thức - đo bằng tỷ lệ biết chữ của người lớn và tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục tiểu học, trung học, đại học; mức sống đo bằng GDP bình quân đầu người. HDI có các giá trị từ 0 đến 1, trong đó 1 là cao nhất, là đích vươn tới, còn 0 là thấp nhất. Xếp hạng về HDI được thực hiện theo cách: Thứ hạng 1 là cao nhất, dành cho quốc gia, cộng đồng có giá trị HDI lớn nhất tại thời điểm xếp hạng. Đối với nước ta, theo Báo cáo phát triển con người các năm từ 2001 đến 2005 do chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) công bố, động thái HDI như sau: Năm 2001 giá trị HDI bằng 0,682, xếp thứ 101/162 nước; năm 2002 giá trị HDI bằng 0,688, xếp thứ 109/173 nước; năm 2003 giá trị HDI bằng 0,688, xếp thứ 109/175 nước; năm 2004 giá trị HDI bằng 0,691, xếp thứ 112/177 nước và năm 2005 giá trị HDI bằng 0,704, xếp thứ 108/177. Như vậy, trong 5 năm HDI của nước ta về giá trị đã tăng lên được 0,022 (tức 2,2%), song về thứ hạng, nước ta vẫn ở tốp các nước sau thứ 100, thuộc tốp sau của nhóm có HDI trung bình. Thực tế trên cho thấy, HDI của nước ta đang ở tình trạng có các chỉ số thành phần vận động không đều: Chỉ số tuổi thọ và chỉ số kinh tế có tăng lên, song trong giai đoạn 2001-2005, chỉ số giáo dục giảm đi bằng 3/5 mức tăng của chỉ số kinh tế. Lấy giá trị HDI mà ta đang đạt năm 2005, đem so sánh với một số nước gần ta cho thấy: Malaysia đạt giá trị này trước ta 17 năm, Philippines trước 17 năm, Thái Lan trước 14 năm, Trung Quốc trước 6 năm. Điều này cho thấy, trong khi ta cố gắng vươn lên thì các quốc gia khác cũng vươn lên với tốc độ không những không kém, mà còn có xu hướng nhanh hơn ta. Vấn đề đặt ra là cần nhận diện được động thái HDI giai đoạn vừa qua về giá trị và thứ hạng, về từng chỉ số kinh tế, giáo dục, y tế, tuổi thọ. Từ nay đến 2010, nếu giá trị HDI chỉ tăng với tốc độ đang có, thì HDI của nước ta sẽ chỉ tăng thêm 2,2%, tức là HDI của nước ta vào năm 2010 chỉ ở mức 0,726, mức này là bình thường và như vậy chưa thể nói là có nâng lên đáng kể giá trị HDI. Để nâng giá trị HDI của nước ta thời kỳ 2006-2010 với mức tối thiểu 1%/năm, là mức phải có nhiều nỗ lực, vì hiện nay mỗi năm ta mới chỉ tăng được 0,44%. Như vậy, phải phấn đấu gấp hơn 2 lần hiện nay, trong đó lưu ý: Chỉ số kinh tế có khả năng tăng nhanh nhất, song cần chú ý đến chất lượng tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển con người, đặc biệt là vấn đề việc làm và môi trường. Chỉ số giáo dục có thể tăng được với những nỗ lực lớn, song cần chú ý đến chất lượng giáo dục đang có chiều hướng suy giảm. Đặc biệt, cần cụ thể hóa hơn vai trò của giáo dục trong việc tạo nguồn nhân lực, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, CNH-HĐH. Để đạt được các mục tiêu nêu trên, cần cải thiện chỉ số tuổi thọ của người dân bằng các biện pháp cụ thể, như giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em, giảm tỷ lệ sinh, tăng cường sức khỏe bà mẹ, giảm tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS và các bệnh chủ yếu khác. Đẩy mạnh phong trào xây dựng làng, xã, ấp, gia đình văn hóa thành một chủ trương với nội dung rõ ràng, thiết thực, có ý nghĩa đối với sự phát triển cộng đồng bền vững. Cần có kế hoạch đưa HDI vào nội dung xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, trong đó có lồng ghép mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, mục tiêu phát triển của Việt Nam. Các quan điểm về HDI cần được truyền thông rộng rãi cho mọi người dân và cán bộ tại các địa phương và các ngành, đặc biệt là ngành dân số, gia đình và trẻ em, để họ có phương pháp triển khai thực hiện các biện pháp mà chiến lược dân số giai đoạn 2006- 2010 đã đề ra: Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống 15-20%, tăng tuổi thọ trung bình lên đạt 70 - 71 tuổi, chất lượng đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần nâng lên rõ rệt, củng cố thiết chế gia đình, bản sắc dân tộc trong một xã hội an toàn, lành mạnh với môi trường sinh thái được bảo vệ và cải thiện.  PHẠM TƯƠI

File đính kèm:

  • docHDI chi so phat trien con nguoi.doc