Ngày nay dạy đạo đức cho học sinh trong giáo dục đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào chương trình
thành một bộ môn riêng, có tính hệ thống từ thấp đến cao, hợp lý từ Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở,
Trung học phổ thông. Trong nhà trường việc giáo dục đạo đức giao cho giáo viên chủ nhiệm, Đội thiếu niên
tiền phong, Đoàn thanh niên cộng sản là đúng, là hợp lý. Tôi xin phát biểu thêm về sự kết hợp giáo dục đạo
đức cho học sinh phải gắn liền giữa gia đình, nhà trường và xã hội :
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1583 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Góp ý về giáo dục đạo đức cho học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là đạo đức của người thầy.
Thầy cô giáo luôn vẫn phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Như nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng
nói " Thầy ra Thầy". Thầy cô phải thi đua dạy tốt như Bác Hồ đã nói. Thầy có trách nhiệm phát huy trí sáng
tạo, khả năng vận dụng thực hành của học sinh chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục
mở, học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên
tục liên thông giữa các môn học, bậc học, ngành học. Trước bước chuyển của thời kỳ mới với cuộc vận động
của Bộ Giáo dục - Đào tạo " nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" vai trò của
thầy cô giáo lại càng quang trọng. Phương pháp giảng dạy của thầy cô phải làm cho trò thấy hay say mê học
tập, mọi đối tượng học sinh, giỏi, khá, trung bình, yếu, kém gì cũng phải nắm được bài. Thầy cô phải biết
hướng dẫn học sinh học bài, làm bài tập cũng cố kiến thức thầy cung cấp. Thầy phải biết hệ thống hóa từng
bài, từng chương, từng học kỳ chỉ cần thầy dạy như vậy, học sinh học nghiêm túc thì chẳng cần phải học thêm
làm chi cho tốn tiền, mất thời giờ. Học sinh nào quá yếu kém thì phải có phương pháp dạy phụ đạo giúp học
sinh nắm kiến thức có hệ thống dần dần theo kịp trình độ chung. Như vậy mới là dạy tốt thật sự và như vậy
mới đúng "tất cả vì học sinh thân yêu".
Lối dạy chiếu lệ, lấy có, học sinh học sao cũng được để rồi lôi kéo học sinh về nhà dạy thêm thật đáng chê
trách, không đạo đức, không xứng đáng là người thầy. Cuộc vận động "kỷ cương, tình thương, trách nhiệm"
thực hiện chuẩn mực đạo đức. Thầy giáo muốn đạt hiệu quả cao trong giáo dục phải biết kết hợp với gia đình,
các bậc cha mẹ, hiểu thấu đáo học sinh để có phương pháp dạy dỗ thích hợp. Hiện tượng gian lận trong thi cử
mới dần khắc phục có hiệu quả.
Trang -3
b) Vai trò của học sinh trong trường:
Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám 1945, Bác Hồ nhắn nhủ "Non
sông Việt Nam có được vẻ vang hay không. Dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu
hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu" Bác Hồ xác định việc học tập của học sinh
ngoài quyền lợi của các cháu đây còn là nhiệm vụ của học sinh nữa " người nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của
mình". Học sinh đến trường là để được tiếp thu kiến thức mà nhà trường trang bị cho các em từ mẫu giáo lên
tiểu học, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, hệ thống kiến thức liên thông giữa các môn học, cấp hoc,
ngành học.
Trước yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Nhất là trong điều kiện đất nước ta đang có cơ hội mới, vận hội mới, xu hương hòa nhập khu và thế giới thì
vấn đề tinh thần thái độ học tập của học sinh cần phải đúng mức hơn tiếp thu kiến thức thầy truyền đạt rồi trả
lại cho thầy bằng các kiến thức y như giáo khoa trong bài thi, bài kiểm tra chừng ấy thì đúng nhưng chưa đủ.
Quá trình học tập của học sinh là quá trình lao động thật sự. Kiến thức thầy truyền thụ cho học sinh, học sinh
phải nắm chắc qua quá trình khổ luyện những kiến thức đó phải trở thành kiến thức của bản thân học sinh phải
như con ong hút mật hoa đem về tổ. Có sự lao động của mình mà ong đã biến mật hoa thành mật ong chứ
không phải là thứ gạo mà loài kiến tha về xếp đầy tổ mà hạt gạo vẫn mãi mãi là hạt gạo và học sinh nắm chắc
kiến thức thì dù có thi chuyển cấp tốt nghiệp cũng không sợ, không cần tiêu cực cũng đậu. Học sinh học là
phải đi đôi với hành trong bối cảnh hội nhập và phát triển nền kinh tế thế giới, ngoại ngữ và tin học là kỷ năng
không thể thiếu của học sinh. Bên cạnh việc học hỏi kiến thức mới của học sinh việc tiếp nhận giáo dục đạo
đức trong nhà trường là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách trong học sinh. Nói
đạo đức bao gồm nhiều lĩnh vực, nói khái quát là học tập đạo đức Hồ Chủ Tịch. Nói cụ thể hơn là ý thức tổ
chức kỷ luật phải tốt, động cơ, thái độ học tập phải đúng, phải trung thực, đoàn kết, tu dưỡng phấn đấu theo lý
tưởng của người thanh thiếu niên tiến bộ, lễ độ. Tất cả những chuỗi đạo đức đó học sinh phải được tiếp thu
qua bài giảng của tất cả các bộ môn, các hoạt động nội khóa, ngoại khóa. Ngay trong các bài hát truyền thống
cũng dạy cho học sinh những đạo đức cần có "nung đúc tâm hồn để nuôi chí lớn. Đem sức thanh xuân sống vì
giống nòi". Người học sinh trong nhà trường ngày sau phải trở thành những người lao động Việt Nam có tài,
có đức, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có tác phong lao động chuyên nghiệp, lao động vì dân, vì nước, là những
con người trưởng thành từ nền giáo dục Việt Nam tiên tiến, hiện đại, khoa học. Học sinh phải học tập tốt, vì
học tập chưa tốt nên hiện tượng tiêu cực trong thi cử thời gian qua đã làm cho xã hội mất lòng tin đối với giáo
dục đào tạo
c) Những điều kiện cần có trong các nhà trường để giáo dục đạo đức có hiệu quả :
- Trường phải ra trường, khang trang sạch sẽ, có nhà vệ sinh, có các phòng bộ môn, có sân chơi, vườn hoa,
cây, cảnh. Tóm lại có tiện nghi để dạy và học, rèn luyện.
- Ngoài cổng trường có khẩu hiệu " Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người"
- Sân trường có khẩu hiệu "Thi đua dạy thật tốt, học thật tốt"
- Trong lớp, trên bảng đen mỗi tuần một câu cách ngôn. Ví dụ : Uống nươc nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng
cây.
- Trên tường các lớp tiểu học nên có năm điều Bác Hồ dạy.
- Nội dung dạy đạo đức ngoài chương trình của của Bộ Giáo dục - Đào tạo, bám sát đạo đức của Hồ Chí Minh,
các em mà thấm nhuần đạo đức này thì sau lớn lên thành người lao động xây dựng đất nước thì tình trạng
tham ô, tham nhũng lan tràn tệ hại như ngày nay chắc khắc phục được phần lớn.
III. Nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội.
1. Ngày nay có một số bộ phận nhỏ của học sinh chưa tốt không thể đổ lỗi tất cả cho nhà trường. Muốn
giáo dục đạo đức cho học sinh cần có sự kết hợp chặt chẽ của nhà trường, gia đình và xã hội.
Trong nhà trường cũng phải có sự kết hợp của các thầy cô dạy các bộ môn, thầy chủ nhiệm, đội thiếu niên,
đoàn thanh niên cộng sản. Người có trách nhiệm cao nhất trong trường về giáo dục đạo đức cho học sinh là
hiệu trưởng. Hiệu trưởng phải biết lãnh đạo mọi thầy cô, mọi tổ chức để giáo dục truyền thống bằng tham
Trang -4
quan, báo cáo người thật việc thật của các anh hùng liệt sĩ. Đưa học sinh đi làm từ thiện. Qua thực tế cuộc
sống các em sẽ tự tiếp thu được nhiều điều cho đạo đức lối sống của mình.
Nhà trường, gia đình và xã hội phải được kết hợp chặt chẽ trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh. Thế
hệ trẻ ngày nay các em chịu giáo dục từ nhà trường rất sớm. Ngay từ một tuổi có em đã đến trường rồi, từ nhà
trẻ, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Tính ưu việt của giáo dục - đào tạo ngày nay
trong ngành học mầm non rất rõ nét. Con cháu mình ở nhà dạy có khi ưng thì làm, không ưng thì thôi nhưng
đến trường cô bảo nhất nhất nghe theo. Dù các cháu rất nhỏ nhưng ngành học mầm non đã chú ý giáo dục đạo
đức cho trẻ rõ rệt "Khi đi em hỏi, khi về em chào" "Ba thương con vì con giống mẹ". Có một lần tôi đi chung
xe với mấy đứa cháu gọi bằng bà. Cháu Bằng 4 tuổi học lớp chồi tại trường mầm non 19/5 hỏi mẹ : “Mẹ ơi !
Tại sao ai cũng yêu thương Bác Hồ ? Con cũng yêu Bác Hồ và nhớ Bác Hồ lắm !:”. Tất cả chúng tôi cười ồ
lên. Cháu Chương anh nó học tiểu học trả lời : “Vì Bác Hồ là người đi tìm đường cứu nước”. Những gì các
cháu học được hình thành được từ mầm non đến tiểu học phải biết duy trì, cũng cố, phát huy để đạo đức các
em ngày càng tốt đẹp hơn. Hiện nay cháu mầm non rất ngoan đến tiểu học có một số biểu hiện không được
bằng. Đến phổ thông cơ sở các em không còn nhỏ nhưng chưa đủ lớn nên số học sinh chưa ngoan nhiều hơn.
Trường phổ thông cơ sở phải biết tâm sinh lý học sinh, giáo dục, uốn nắn kịp thời giữ gìn đạo đức vốn có từ
cấp dưới mới hiệu quả.
Thời đại ngày nay mở cửa hội nhập nhiều cái hay cũng lắm cái dở. Học cái hay khó, làm theo cái dở lại quá
dể. Phim ảnh sách báo đồi trụy nhảm nhí bây giờ quá nhiều, ở đâu cũng có. Học sinh chưa lớn nên việc lựa
chọn quá khó, ảnh hưởng đến tính cách, đạo đức rất nhiều. Do đó những người có trách nhiệm về sách báo,
phim ảnh, truyền thanh, truyền hình phải có ý thức. Phim kịch ngày nay mở ra đều thấy phụ nữ Việt Nam
không biết nói, chỉ biết la hét nhăn nhó làm méo mó hình ảnh đáng yêu của người phụ nữ. Trẻ con tưởng như
vậy là hay. Tôi chê trách phim "Dốc tình" xây dựng vai một nữ sinh mà ngỗ ngáo, lưu manh chịu không xem
nổi, dù cảnh vật Đà Lạt quá đẹp, quá quyến rũ.
Để đào tạo cho xã hội một thế hệ trẻ hoàn thiện về đạo đức, trí tuệ, tinh thần và thể chất chuẩn bị cho các em
trở thành người chủ nhân của đất nước. Nhà trường, gia đình, xã hội phải được phối hợp chặt chẻ, nghiêm
ngặt, không thể thiếu một trong ba lĩnh vực đó. Giáo dục học tập văn hóa với vui chơi lành mạnh bổ ích,
quang tâm bảo vệ chăm sóc trẻ em về thể chất cả tinh thần. Có như vậy mới ngăn ngừa được tệ nạn xã hội
đang xảy ra đối với thanh thiếu niên học sinh đang báo động, đây là điều bức xúc mà toàn xã hội phải quan
tâm ngăn chặn mới có kết quả.
2. Hội Cựu giáo chức thành phố muốn tham gia giáo dục đạo đức học sinh.
- Ban Giám đốc cần chỉ đạo các trường tổ chức các buổi ngoại khóa nghe báo cáo của giáo viên Nội Đô, giáo
viên đi B, giáo viên đi bộ đội, thanh niên xung phong, truyền thống của Hội Cựu giáo chức. Báo cáo viên là
người thật, việc thật đã từng nhiều năm đứng trên bục giảng, làm quản lý chắc rằng sẽ cung cấp cho học sinh
nhiều kiến thức cuộc sống mà bài giảng chưa đủ.
Tóm lại trong công cuộc đổi mới hiện nay Giáo dục và Đào tạo phải cung cấp cho xã hội một đội ngũ trí thức
mới có tài có đức biết xây dựng đất nước cũng như bảo vệ đất nước. Để thế hệ này không bán đứng xương
máu của cha ông. Biết phát triển đất nước đi đúng đường, xây dựng nước Việt Nam giàu đẹp, dân chủ văn
minh, công bằng bác ái.
File đính kèm:
- Giao Duc Dao Duc Cho HS.pdf