Giúp học sinh lớp 5 củng cố kiến thức về: “ làm văn miểu tả ”

Như chúng ta đã biết phân môn Tập làm văn là nhiệm vụ then chốt của môn Tiếng Việt. Nó có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Việc dạy Tập làm văn ở Tiểu học là góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện cho các em giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày và học tốt các môn học khác. Thế nhưng đa số học sinh gặp rất nhiều khó khăn khi làm văn viết. Đặc biệt là trong văn miêu tả.

 Miêu tả không phải là đưa ra những lời nhận xét chung, những lời đánh giá trừu tượng về con người, sự vật, sự viêc,.Mà miêu tả dùng ngôn ngữ lời văn sống động để giúp người đọc nhìn rõ chúng tưởng như “ xem tận mắt, sờ tận tay”. Tuy nhiên hình ảnh một con sông, một cánh đồng, một con người không phải là bức ảnh chụp lại, sao chép vụng về. Nó là kết quả của những nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc mà người viết đã thu góp được khi quan sát. Và có lẽ vì văn miêu tả quá phù hợp với đặc điểm tâm lý tuổi thơ, góp phần nuôi dưỡng mối quan hệ của các em đối với thế giới xung quanh nên ở Tiểu học, văn miêu tả chiếm thời lượng lớn trong các thể loại khác, nhất là ở giai đoạn cuối cấp.

 

doc9 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 932 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giúp học sinh lớp 5 củng cố kiến thức về: “ làm văn miểu tả ”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể: Có tính hòa đồng, thích sống giản dị- một người hiền lành, khoan dung, rộng lượng, rộng rãi, hiền hòa. Một thanh niên khôn ngoan, tháo vát, từng trải,...Một người thật thà, chất phác. * Một người mẹ có thể: Hiền lành, dịu dàng. Một người mẹ bao dung. Một người mẹ có cáI nhìn âu yếm. Một người mẹ đảm đang,... Ngoài ra ở mức độ cao của văn tả người, thông qua hành động việc làm người viết cần bộc lộ suy nghĩ tình cảm của nhân vật. Ví dụ: Thanh đi, người thẳng mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình như những ngày còn nhỏ Khẳng định lại một lần nữa là muốn học sinh làm tốt một bài văn miêu tả thì giáo viên phải cung cấp vốn từ, ngữ các biện pháp tu từ cho các em thông qua nhiều hình thức. 4.2: Hướng dẫn học sinh sử dụng các phương pháp khác trong miêu tả để giúp học sinh khắc phục sự rập khuôn và máy móc. Muốn làm tốt điều này thì giáo viên cần củng cố thêm cho học sinh làm sao để khơi dậy cho học sinh một sự sáng tạo. * Hướng dẫn học sinh tìm một số nét riêng biệt để tả: Giáo viên cho học sinh thấy được tả người không cần thiết bao giờ cũng phải tả đẹp, tả những nét tốt, những nét tiêu biểu mà có thẻ chỉ tả một nét riêng biệt của người đó. VD: Tả cô giáo cũ . Hầu như bài làm nào của học sinh cũng đều tả một cô giáo có dáng người thon thả, mái tóc óng mượt buông xõa ngang vai, làn da trắng hồng như bôi một lớp phấn mỏng. Giọng cô trong trẻo, môi luôn tươi cười...như vậy nên khi chấm bài hầu hết giáo viên chúng ta thường gặp những cô giáo giống nhau, đều là những cô giáo có “ Khuôn mặt trái xoan” có “ hàm răng trắng ”,“ Giọng nói nhẹ nhàng ”... Với những bài văn như thế giáo viên cần hướng dẫn cho các em biết chọn một nét riêng biệt để tả. VD: Em có thể tả một cô giáo không đẹp về hình thức bên ngoài, nhưng lại có nhiều vẻ đẹp về tâm hồn bên trong. Cô không có dáng ngưới thon thả như bao cô giáo khác nhưng tấm lòng của cô dành cho các em thì rộng lớn, bao la... * Tả một nét đặc trưng: Cho học sinh thấy được: Miêu tả không cần thiết phải chú ý đến tất cả những đặc điểm về tầm vóc, khuôn mặt, dáng đi, giọng nói mà có khi chỉ cần chọn một nét đặc trưng để tả. VD: Cùng tả về người mẹ, một em học sinh viết: “ Mẹ của em phải làm lụng vất vả, các ngón tay của mẹ gầy gầy, xương xương. Mái tóc của mẹ đã điểm bạc và làn da đã có nhiều nếp nhăn”. - Một học sinh khác chỉ chon nét đặc trưng đó là “đôi vai” của mẹ và em viết: “ Đôi vai của mẹ thành chai từ bao giờ con không biết, chỉ thấy cái u chai đã dày cộm lên do suốt đời mẹ chỉ biết gánh và gồng. Mấy khi chiếc đòn gánh rời vai mẹ ? Mẹ gánh đá, gánh củi, gánh thóc, gánh gạo,...Đôi vai ấy con tin rằng suốt đời mẹ không bao giờ trở lại lành lặn như đôi vai người thường đâu mẹ ạ. Nhưng mẹ ơi chính đôi vai mỏng manh ấy lại gánh được bao nhiêu thứ mà người thường không thể gánh nổi”. Chỉ tả một đôi vai nhưng đối với đoạn thứ hai chúng ta thấy hiện lên hình ảnh một người mẹ vất vả, chịu thương, chịu khó. Dù không một lời nói yêu thương mẹ nhưng chúng ta lại thấy tác giả yêu mẹ đến nhường nào! * Hướng dẫn học sinh sử dụng biện pháp tu từ: - Biện pháp so sánh: Giáo viên cho học sinh thấy rõ muốn viết được những câu văn miêu tả chứa đầy hình ảnh và giàu cảm xúc chúng ta không thể không sử dụng các biện pháp như so sánh, tưởng tượng, điệp từ, điệp ngữ... Nhưng giáo viên cần hướng dẫn các em làm sao cách so sánh, tưởng tượng sao cho không trở thành công thức như những câu: “ Mái tóc của bà trắng như cước ” , “ Em bé có đôi mắt như hai hạt nhãn ”...Khi miêu tả cũng với biện pháp so sánh nhưng nếu viết: “ Cặp mắt đen của bà vẫn mờ mờ đục, hồi ức không làm cho cặp mắt ấy linh hoạt lên. Da bà chằng chịt những nếp nhăn như những nếp khứa. Mỗi khi bà lão cử động tôi tưởng như làn da khô héo ấy sẻ rách tả tơi, rơi xuống từng mảnh”. Qua cách viết trên ta thấy bài làm hiện rõ một bà lão già nua, tội nghiệp hơn là những cách viết khác. - Quan sát và tưởng tượng: Để giúp học sinh viết được những câu văn hay thì một lần nữa người giáo viên cần phải khắc sâu cho học sinh biết: Cần phải quan sát đối tượng miêu tả một cách tinh tế. Do vậy giáo viên luôn chú ý đến phương pháp tổ chức cho học sinh quan sát. Chỉ trên cơ sở có sự thu thập trực tiếp các nhận xét, các ấn tượng, các cảm xúc của mình các em mới làm baì tốt. Để thực hiện yêu cầu trên, giáo viên phải dạy tốt các tiết quan sát, ra các đề bài miêu tả người để học sinh có khả năng tiếp xúc chuẩn bị làm bài đồng thời giáo viên cần chú ý rèn luyện cho học sinh có kỹ năng quan sát cần thiết, biết lựa chọn các chi tiết tiêu biểu, những ấn tượng nổi bật để đưa vào bài văn. Có một điều cần chú ý nữa là khi hướng dẫn các em quan sát, luôn khéo léo khêu gợi để các em huy động vốn hiểu biết, khả năng liên tưởng, cảm xúc và vốn ngôn ngữ, giúp cho việc quan sát được tốt hơn. Song ở Lớp 5, tả bà, tả mẹ hay bất kỳ tả một người nào thì giáo viên cần cho các em biết phải sử dụng hồi ức, phải huy động hiểu biết, nhận xét, cảm xúc...đã có trong quá khứ về đối tượng miêu tả để làm bài. Hồi ức tưởng tượng là cách nhìn gián tiếp của con người, phục hồi sự nhìn nhận bằng cách gợi nhớ là “ Nhìn thầm ”. Bài miêu tả sẽ tốt khi hình ảnh một người nào đó được hiện lên trong tâm trí các em khá hoàn chỉnh cho nên khi dạy giáo viên cần sử dụng thêm những hệ thống câu hỏi. Đặc biệt hơn là thông qua các đề bài để luyện cho các em. VD: Tả cô giáo. H:- Cô giáo em có dáng người như thế nào ? - Nên dùng từ ngữ nào để miêu tả cho sát thực ? - Dáng người cô có giống dáng người bà không ? Khi miêu tả một em bé ngủ. Một nhà văn đã dùng biện pháp tưởng tượng viết lên hình ảnh hàng mi và nụ cười em bé như sau: “ Giấc ngủ chập chờn trên hàng mi em bé. Ai biết giấc ngủ từ đâu đến ? Nghe nói giấc ngủ từ trong bóng cây rừng có đom đóm lập lòe dìu dịu, có hai nụ hoa thần kỳ níu cánh e lệ, giấc ngủ từ nơi ấy dâng lên hàng mi em bé! Nụ cười sẽ rung lên đôi môi bé ngủ, ai biết được nụ cười từ đâu đến...Trong giấc ngủ dầm sương ấy, nụ cười khẽ rung đôi môi em bé ngủ”. Muốn bài viết các em ngày một hoàn thiện hơn nữa thì trong những tiết tăng buổi tiếp theo giáo viên ra một số đề cho các em tự chọn và làm bài. Tiết tiếp theo giáo viên trả bài và một lần nữa không chỉ củng cố các kiến thức lý thuyết cơ bản đã học mà cần sửa chữa những lỗi mà học sinh đã mắc. Đồng thời cho các em biết được những ưu điểm trong bài viết của mình, của bạn để những bài viết sau sẽ hoàn thiện hơn. III- Kết quả thu được: Sau một thời gian vận dụng những phương pháp trên để củng cố lại kiến thức làm văn miêu tả cho học sinh qua các tiết học tăng buổi, tôi thấy có nhiều kết quả khả quan, đặc biệt đã có nhiều học sinh hứng thú làm văn hơn trước, không còn bỡ ngỡ, lúng túng khi làm văn như trước nữa. Do vậy kết quả thu được cũng cao hơn. Điều đó thể hiện qua bảng so sánh sau: 1- Kết quả học sinh làm bài kiểm tra về tả người khi chưa được củng cố theo cách trên. tshs Lớp Kết quả thu được giỏi Khá trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 32 5B 1 3 5 16 19 59 7 22 2- Sau khi củng cố kiến thức như trên thì đã thu được kết quả sau: tshs Lớp Kết quả thu được giỏi Khá trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 32 5B 8 25 15 47 9 28 0 0 IV- Kết luận: Năm học 2008- 2009 mặc dầu đã là năm thứ 3 thực hiện chương trình sách giáo khoa Lớp 5 mới nhưng việc đúc rút kinh nghiệm, tìm các giải pháp để khắc phục còn gặp rất nhiều bỡ ngỡ và khó khăn, thậm chí nhiều lúc còn lúng túng. Đặc biệt là với môn Tiếng việt có nhiều mới mẻ và khá khó, các tiết Tập làm văn phân chia chưa được hợp lý, điều đó lại càng khó đối với học sinh, trong đó không thể không nói đến văn miêu tả , đặc biệt miêu tả người lại càng khó hơn bởi chúng ta phải làm cho nhân vật như đang sống, đang trò chuyện với người đọc. Vẫn biết rằng giúp học sinh một lần nữa củng cố lại kiến thức về văn miêu tả phải là cả một quá trình không chỉ có một, hai tiết học mà thấy hiệu quả ngay được. Thế nhưng tôi thấy cách sắp xếp các tiết học của phân môn Tập làm văn chưa thực sự hợp lý nên việc dành thời gian tăng buổi để củng cố thêm nội dung kiến thức này cho học sinh là rất cần thiết, bổ ích. Và thực sự qua việc củng cố kiến thức cho học sinh như trên đã đem lại kết quả không nhỏ đó là: - Học sinh đã cảm thấy không ngại, không sợ học tiết Tập làm văn như trước. - Các em tích cực, chủ động và rất hứng thú khi làm bài. - Không còn tình trạng chép bài văn mẫu. - Học sinh đã biết sử dụng các từ láy khi miêu tả. Sử dụng các biện pháp tu từ rất phù hợp. - Bài văn không mang tính rập khuôn như trước. Nhiều bài văn rất sinh động và giàu hình ảnh. Tất nhiên không phải học sinh nào cũng đạt được kết quả như trên, nhưng nhìn chung là việc củng cố đã có hiệu quả, chắc chắn với một số tiết tiếp theo thì kết quả sẻ vững vàng hơn. V- kiến nghị: Mặc dù đã định hướng được cách củng cố kiến thức cho học sinh khi làm văn miêu tả, nhưng thực chất đây vẫn là một vấn đề khó và rất nhiều giáo viên muốn được tìm hiểu để nâng cao, mở rộng vốn hiểu biết của mình nhằm dạy học sinh đạt kết quả cao hơn. Vì vậy tôi xin được kiến nghị: - Các thư viện trường Tiểu học cần cung cấp thêm tài liệu, phương pháp và cách thức tổ chức dạy học tiết Tập làm văn cho giáo viên Tiểu học. - Giáo viên được nghe thêm, học hỏi thêm về môn Tiếng việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng thông qua các tiết chuyên đề, học bồi dưỡng thường xuyên. - Dạy chuyên đề thể nghiệm nhiều về phân môn Tập làm văn để giáo viên có điều kiện học tập, rút kinh nghiệm. Với những suy nghĩ và phương pháp trên dù là rất nhỏ bé và vẫn còn rất khiêm tốn về kết quả nhưng đã có nhiều khả quan hơn trong việc giúp học sinh làm văn miêu tả và chắc chắn những suy nghĩ của tôi vẫn còn nhiều thiếu sót. Tuy vậy tôi muốn viết lên đây để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo. Rất mong sự góp ý của đồng nghiệp và ban giám khảo để tôi có điều kiện tốt hơn khi dạy văn miêu tả cho các em. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Người viết sáng kiến: Nguyễn Thị Loan Đơn vị: Trường Tiểu học Hộ Độ

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem.doc